Doanh nhân Bùi Hải An: Khi nào cần ”thay máu” nhân sự?
Mô hình tuyển dụng nhân sự với các loại hình doanh nghiệp, tập đoàn theo cách nào là phù hợp, như thế nào để tạo được động lực phát triển và giúp doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững?
Các doanh nghiệp Việt cần phải chuẩn bị cho tổ chức của mình văn hóa đổi mới sáng tạo, chấp nhận sự thay đổi ngay từ ban đầu và ở tầm chiến lược chứ không đợi đến khi bị áp lực cao mới chịu thay đổi.
LTS: Chủ đề nhân sự trong doanh nghiệp nói riêng và trong tổ chức nói chung luôn nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng, là vấn đề cốt lõi quyết định thành bại của một doanh nghiệp.
Quan điểm và thực tế quản lý của Thế Giới Di Động được CEO Nguyễn Đức Tài chia sẻ gần đây "không dung nạp được người mới từ ngoài vào các vị trí quản lý của công ty" đã thu hút nhiều sự chú ý và cũng xuất hiện những ý kiến khác nhau.
Câu hỏi lớn đặt ra là: Mô hình tuyển dụng nhân sự với các loại hình doanh nghiệp, tập đoàn theo cách nào là phù hợp, như thế nào thì tạo được động lực phát triển và giúp doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững?
Báo điện tử TheLEADER thực hiện chương trình Cafe Quản trị có chủ đề: "NHÂN SỰ QUẢN LÝ: Dùng nội lực hay ngoại lực?" với sự tham gia phân tích, phản biện và chia sẻ kinh nghiệm của các CEO, nhà đầu tư, chuyên gia nhân sự. Ban biên tập TheLEADER.vn trân trọng giới thiệu toàn bộ nội dung này đến bạn đọc.
Bài 4: Ở tầm chiến lược, doanh nghiệp phải chấp nhận sự thay đổi ngay từ ban đầu
(Ông Phạm Phú Trường - CEO Công ty Tư vấn hội nhập kinh doanh toàn cầu (GIBC)
Thế Giới Di Động (TGDĐ), với tổng số hơn 1.500 cửa hàng, số lượng nhân viên lên đến 30.000 người trên toàn quốc trong vòng 13 năm, đây là một thành công lớn về quy mô và tốc độ phát triển trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm điện thoại di động, kim khí điện máy tại Việt Nam.
Có thể sắp tới TGDĐ còn thực hiện thêm các thương vụ M&A để phục vụ cho mục tiêu giữ tốc độ phát triển nhằm tăng giá trị đầu tư cho các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán.
Với mô hình đặc thù là phân phối hàng hoá và nhu cầu tốc độ tăng trưởng cơ học nhanh như vậy buộc TGDĐ phải chọn các thứ tự ưu tiên chiến lược, từ đó sẽ có sự ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong quá trình quản lý điều hành.
Trong đó có thể kể đến:
1. Quản lý, điều hành dựa trên sự thuận tiện nhiều hơn theo hệ thống.2. Việc chú trọng yếu tố chất lượng con người sẽ bị giảm.3. Các yếu tố bền vững sẽ ít quan tâm.4. Yếu tố hiệu quả, năng suất chỉ được quan tâm ở mức tương đối.5. Đổi mới sáng tạo và chấp nhận thay đổi ít được chú trọng.6. Tâm lý tự mãn trong tổ chức sẽ hình thành từ cấp lãnh đạo đến nhân viên.Với các lý do kể trên, tuyên bố của của anh Tài là không có gì là ngạc nhiên và dễ hiểu. Đây cũng là một ví dụ điển hình của đa số doanh nghiệp thành công của Việt Nam trong thời kỳ còn nhiều "đại dương xanh".
Tôi cho rằng, khi lực cạnh tranh ngày càng tăng, sự tăng trưởng cơ học buộc phải nhường cho tăng trưởng về chất lượng, phải đổi mới sáng tạo nhằm tạo thêm giá trị cho người tiêu dùng vốn sẽ khắt khe hơn; phải quản lý theo hệ thống nhằm đảm bảo tính hiệu quả, bền vững và khi nhu cầu phát triển kinh doanh phát sinh yếu tố đa văn hoá, đa quốc gia...
Lúc đó sự thay đổi là bắt buộc và tỷ lệ người mới tham gia vai trò quản lý chắn chắn sẽ tăng lên nếu tổ chức thiếu đi văn hoá đổi mới sáng tạo và sẵn sàng cho sự thay đổi.
Cần phải lưu ý là nếu tỷ lệ này tăng lên nhanh trong thời điểm ngắn sẽ tạo khủng hoảng về tổ chức ảnh hưởng kết quả kinh doanh, cổ phiếu rớt giá khiến các nhà đầu tư chán nản.
Theo tôi, đây là điểm yếu thường thấy của các công ty Việt Nam nói riêng và các thị trường mới nổi nói chung khiến các doanh nghiệp này mất khả năng và cơ hội trở thành các tập đoàn đa quốc gia (đa phần buộc phải bán cho các tập đoàn đa quốc gia) và đặc biệt là khả năng phát triển bền vững. Hay nói cách khác các doanh nghiệp này tuy trẻ nhưng văn hoá già.
Với mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam ra biển lớn và phát triển bền vững hơn, cụ thể là TGDĐ sẽ vươn ra các nước lân cận như Lào, Myanmar..., tôi cho rằng các doanh nghiệp Việt cần phải chuẩn bị cho tổ chức của mình văn hóa đổi mới sáng tạo, chấp nhận sự thay đổi ngay từ ban đầu và ở tầm chiến lược chứ không đợi đến khi bị áp lực cao mới chịu thay đổi. Và trong tiến trình thay đổi đó, yếu tố con người phải là mối quan tâm hàng đầu!
Mô hình tuyển dụng nhân sự với các loại hình doanh nghiệp, tập đoàn theo cách nào là phù hợp, như thế nào để tạo được động lực phát triển và giúp doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững?
Từ kinh nghiệm thực tiễn chúng ta thấy rằng tầm nhìn, chiến lược, văn hóa công ty chính là gương phản chiếu tầm nhìn, chiến lược và thậm chí cả cá tính của người đứng đầu. Chính sách nhân sự đương nhiên nằm trong số đó.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.