Mỹ - Trung tay không ra về sau cuộc đàm phán thương mại được kì vọng
Trung Quốc và Mỹ mới đây đã kết thúc vòng đàm phán thương mại nhưng không kì có bất kì sự đột phá nào được tạo ra.
Trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới liên tiếp phản công về thuế, Apple là cái tên đứng đầu danh sách bị ảnh hưởng.
Nếu để ý vào những con số gần đây, dự đoán trên hoàn toàn dễ hiểu. Năm 2017, khoảng 20% doanh thu của Apple đến từ Trung Quốc, tương đương 44,7 tỷ USD. Theo dữ liệu từ IDC, 41 triệu điện thoại iPhone đã được tiêu thụ tại Trung Quốc và đây hiện là thương hiệu lớn thứ 5 tại thị trường này.
Apple hiện có khoảng 40 cửa hàng tại Trung Quốc, vận hành nhiều dịch vụ như App Store hay Apple Music. Mảng dịch vụ đang trở thành một phần kinh doanh gia tăng cho Apple trong bối cảnh thị trường di động đi xuống. Năm ngoái, mảng này đã chiếm khoảng 13% tổng doanh thu thuần, tăng từ con số 11% của năm trước đó.
Không chỉ vậy, Apple đang phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp của châu Á. Chiếc iPhone hiện được lắp ráp tại Trung Quốc bởi công ty Foxconn Đài Loan.
Đây có thể được đánh giá là công ty công nghệ Mỹ thành công nhất Trung Quốc nhưng điều này đồng nghĩa với việc càng dễ bị tổn thương.
Trong khi Giám đốc điều hành Apple Tim Cook được Tổng thống Mỹ Donald Trump đảm bảo việc iPhone lắp ráp tại Trung Quốc không phải chịu thuế quan, Apple vẫn đứng trước nguy cơ lớn trong bối cảnh cuộc chiến thương mại leo thang.
Một rủi ro có thể nhìn thấy ngay là việc Bắc Kinh có khả năng gây ảnh hưởng lên các nhà cung cấp cho Apple, tạo ra sự chậm trễ trong các sản phẩm của hãng này. Theo thông tin từ New York Times, đây sẽ là mối quan tâm hàng đầu của Apple khi viễn cảnh trên có thể xảy ra dưới vỏ bọc an ninh quốc gia.
Các nhà chức trách Trung Quốc hoàn toàn có thể cấm các dịch vụ của Apple như họ đã từng làm trước đây. Năm 2016, iBooks Store và iTunes Movies đã bị đóng cửa tại Trung Quốc.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng có thể thúc đẩy doanh nghiệp điện thoại thông minh nội địa như Xiaomi hay Huawei. Trước đó, Huawei phải đối mặt với sự giám sát của Mỹ khi quốc gia này khuyến cáo người tiêu dùng không nên mua điện thoại Huawei vì khả năng bị theo dõi. Về lý thuyết, Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng đòn tương tự, tuyên bố iPhone là mối nguy hiểm với an ninh quốc gia.
Lượng hàng tồn kho của Apple, bao gồm sản phẩm hoàn thành và các phần trong thiết bị, đã gia tăng, từ con số 4,4 tỷ USD quý cuối/2017 lên 7,6 tỷ USD trong quý vừa qua. Đây là bằng chứng cho thấy Apple đang tiến hành dự trữ trong trường hợp gián đoạn xảy ra.
Số phận của những ông lớn khác
Trong số các công ty công nghệ lớn khác, công ty mẹ của Google Alphabet có lẽ sẽ là cái tên bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Google hiện đang cung cấp hệ điều hành di động Android cho 77% số điện thoại tại Trung Quốc và gã này cũng kiếm tiền từ các dịch vụ cung cấp thông qua Android như lưu trữ đám mây.
Nếu căng thẳng thương mại leo thang, hiện chưa rõ liệu Google có ngừng cung cấp Android cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh ở Trung Quốc hay không nhưng đây là một nguy cơ rất đáng xem xét.
Công cụ tìm kiếm của Google đã bị chặn tại Trung Quốc kể từ năm 2010 và nhiều dịch vụ khác của doanh nghiệp này cũng bị hạn chế hoặc không khả dụng, đồng nghĩa với việc doanh thu từ thị trường Trung Quốc gần như rất ít.
Tương tự, những thương hiệu dựa trên dịch vụ khác như Facebook hay Netflix không có hoạt động tại Trung Quốc, do đó sẽ không bị ảnh hưởng gì trong bối cảnh căng thẳng thương mại.
Còn các công ty Trung Quốc thì sao?
Các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc chắc chắn sẽ phải đấu tranh.
Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, hiện dựa nhiều vào nhà cung cấp Mỹ như Qualcomm và Intel đối với các thành phần trong phần cứng. Hãng này đã phải đối mặt với sự giám sát tại Mỹ và không thể thâm nhập hoàn toàn vào thị trường.
ZTE cũng không khá hơn là bao khi phải nhận lệnh trừng phạt từ Mỹ và thậm chí đứng trước nguy cơ sụp đổ. Dù những tín hiệu cứu vớt được đưa ra gần đây, sự thay đổi vẫn chưa thể tìm thấy.
Trung Quốc và Mỹ mới đây đã kết thúc vòng đàm phán thương mại nhưng không kì có bất kì sự đột phá nào được tạo ra.
Nhật Bản và Trung Quốc mới đây đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế cấp cao đầu tiên trong gần 8 năm tại Tokyo giữa bối cảnh nguy cơ chiến tranh thương mại từ Mỹ.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.