Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam buộc phải thay đổi nếu muốn tận dụng cơ hội

An Chi Thứ ba, 15/01/2019 - 09:48

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang đặt Việt Nam trước cơ hội lớn, hiếm hoi của xu hướng rời bỏ Trung Quốc của chuỗi cung ứng sản xuất. Tuy nhiên, Việt Nam buộc phải cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nếu không muốn đánh mất cơ hội.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang đặt Việt Nam trước một cơ hội lớn

Tác động tích cực của chiến tranh thương mại

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung được kích hoạt đã thay đổi hoàn toàn bức tranh của nền kinh tế toàn cầu. Năm 2018 chứng kiến sự phục hồi cả thiếu đồng đều lẫn chắc chắn của kinh tế thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã liên tục điều chỉnh các dự báo của mình theo chiều hướng kém tích cực hơn. 

Những ước tính mới nhất cho thấy tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2018 là vào khoảng 3,7%. Song, sự tăng trưởng này diễn ra không đều giữa các nhóm và thậm chí giữa các nước trong cùng nhóm.

Đáng lưu ý, những quan ngại về kinh tế Trung Quốc ngày một cao hơn khi tăng trưởng thương mại và đầu tư của nước này được dự kiến tiếp tục sụt giảm do căng thẳng thương mại với Mỹ. Chỉ số PMI của Trung Quốc đã giảm xuống dưới mốc 50. Ngân hàng trung ương nước này đã bắt đầu phải thực hiện nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế trong nước.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lại đang tạo những tác động tích cực tới nền kinh tế Việt Nam. Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2018 với kim ngạch 47,5 tỷ USD, tăng tới 14,2% so với cùng kỳ 2017. 

Kinh tế thế giới sẽ ra sao trong năm 2019?

Trong đó, một phần nguyên nhân có thể tới từ việc Việt Nam được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khi có thêm các đơn hàng từ phía Mỹ chuyển dịch sang. 

Mặt khác, Hàn Quốc đã trở lại thay thế Trung Quốc thành đối tác tạo ra nhập siêu lớn nhất với Việt Nam với mức nhập siêu 29,6 tỷ USD, theo sau là Trung Quốc với 23,9 tỷ USD. Nhập siêu cao với Hàn Quốc chủ yếu tới từ thực tế các doanh nghiệp FDI lớn như Samsung nhập khẩu tư liệu sản xuất từ quốc gia này. 

Trong tương lai gần, ông Thành cho rằng, căng thẳng Mỹ - Trung có thể mang lại nhiều cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Trước mắt, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có thể tìm được một chút ưu thế so với hàng hóa từ Trung Quốc. 

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc có thể gặp khó khăn. Tổng hợp của hai yếu tố này có thể gây ra những tác động mang tính cấu trúc đến các nhà xuất khẩu Việt Nam. 

Thêm vào đó, việc đón nhận làn sóng đầu tư và chuỗi cung ứng sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc có thể giúp Việt Nam cải thiện cán cân thương mại nhiều hơn nữa trong tương lai.

Việt Nam buộc phải thay đổi nếu muốn tận dụng tốt cơ hội 

Theo ông Nguyễn Đức Thành, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang đặt Việt Nam trước một cơ hội lớn, hiếm hoi của xu hướng rời bỏ Trung Quốc của chuỗi cung ứng sản xuất. Tuy nhiên, để cơ hội trở thành hiện thực đòi hỏi rất nhiều ở việc cải thiện môi trường thể chế, kinh doanh và chất lượng lao động trong nước để đón đầu cơ hội này.

Trước tiến trình “bình thường hóa” chính sách tiền tệ từ các nước phát triển và nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang trong năm 2019, Việt Nam một mặt nên tiếp tục tiến trình cải thiện điều kiện thể chế - kinh tế trong nước, cải cách tài khóa và thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, mặt khác nên tập trung chuẩn bị các điều kiện về tài khóa, tiền tệ và tỷ giá để sẵn sàng đối mặt với những bất ổn từ kinh tế thế giới.

"Cuộc chiến thương mại đang dẫn đến sự dịch chuyển của chuỗi sản xuất toàn cầu, trong đó, Việt Nam cũng là một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng ta phải có sự cải cách mạnh mẽ về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh, thay đổi theo hướng thị trường, nếu không cơ hội sẽ qua đi, Việt Nam sẽ mất rất nhiều cơ hội lớn", ông Thành nhận định.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, việc hàng hóa Trung Quốc gặp khó khăn trong tiêu thụ ở Mỹ, có thể sẽ khiến quốc gia này tìm kiếm thị trường mới và thị trường ngay gần Trung Quốc chính là Việt Nam. Vì thế, bên cạnh việc doanh nghiệp trong nước phải tăng cường sức cạnh tranh đề cạnh tranh, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần kiểm soát chặt chẽ thị trường, tránh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái. 

Còn theo TS. Võ Trí Thành, những bất định và rủi ro của nền kinh tế thế giới đang gia tăng, xoay quanh các vấn đề chính là địa chính trị; giá cả; hàng hóa và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có những cơ hội trong ngắn hạn từ việc chuyển hướng đầu tư của các doanh nghiệp do tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. 

Tuy nhiên, xét về mặt lâu dài, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ đem lại nhiều tác động tiêu cực hơn là tích cực do sự suy giảm của kinh tế thế giới. Trước bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động, bên cạnh việc mở ra cho Việt Nam những cơ hội phát triển mới cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. 

Chính phủ cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển. Qua đó, giúp tăng sức mạnh nội tại của nền kinh tế để đối mặt với những bất ổn từ kinh tế thế giới, ông Thành nhận định.

TS. Nguyễn Đức Thành: 'Khu vực FDI cũng chính là điểm yếu của nền kinh tế'

TS. Nguyễn Đức Thành: 'Khu vực FDI cũng chính là điểm yếu của nền kinh tế'

Tiêu điểm -  5 năm
TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào FDI, kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
TS. Nguyễn Đức Thành: 'Khu vực FDI cũng chính là điểm yếu của nền kinh tế'

TS. Nguyễn Đức Thành: 'Khu vực FDI cũng chính là điểm yếu của nền kinh tế'

Tiêu điểm -  5 năm
TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào FDI, kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Cớ chiến tranh thương mại của ông Trump ‘mắc cạn’ vì Apple

Cớ chiến tranh thương mại của ông Trump ‘mắc cạn’ vì Apple

Quốc tế -  5 năm

Thúc đẩy chiến tranh thương mại nhằm mang lại ích cho nước Mỹ, ông Trump giờ đây đang phải nỗ lực bảo vệ lập luận của mình khi những kết quả không vui liên tiếp diễn ra và mới nhất là từ Apple.

2019 sẽ đón chờ gì từ chiến tranh thương mại?

2019 sẽ đón chờ gì từ chiến tranh thương mại?

Quốc tế -  5 năm

2019 sẽ là năm quan trọng đối với thương mại thế giới khi cuộc đối đầu Mỹ - Trung bắt đầu tạo ra những tác động rõ nét hơn và những thời hạn quan trọng đang dần tiến đến.

AmCham bật mí cách thức Việt Nam tận dụng triệt để chiến tranh thương mại Mỹ -  Trung

AmCham bật mí cách thức Việt Nam tận dụng triệt để chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Tiêu điểm -  5 năm

Giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) nhấn mạnh, để tận dụng triệt để cơ hội từ căng thẳng thương mại, Chính phủ cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Chiến tranh thương mại là cơ hội để sửa lại mô hình kinh doanh với Trung Quốc

Chiến tranh thương mại là cơ hội để sửa lại mô hình kinh doanh với Trung Quốc

Leader talk -  5 năm

GS.TS Bùi Xuân Tùng cho rằng, Việt Nam cần uyển chuyển hơn trong việc đưa ra các chiến lược để có thể tận dụng tốt nhất cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  59 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.