Quốc tế

Cớ chiến tranh thương mại của ông Trump ‘mắc cạn’ vì Apple

Mỹ Mỹ Thứ năm, 03/01/2019 - 12:09

Thúc đẩy chiến tranh thương mại nhằm mang lại ích cho nước Mỹ, ông Trump giờ đây đang phải nỗ lực bảo vệ lập luận của mình khi những kết quả không vui liên tiếp diễn ra và mới nhất là từ Apple.

iPhone dần mất sức hấp dẫn tại thị trường Trung Quốc. Ảnh: CNBC

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhấn mạnh rằng, lợi ích dài lâu từ chiến tranh thương mại với Trung Quốc sẽ khỏa lấp tổn thương trong ngắn hạn đối với người tiêu dùng và nhà đầu tư. Nhưng có lẽ, sự lý giải này đang ngày càng trở nên khó bảo vệ hơn khi một trong những thương hiệu mang tính biểu tượng của nước Mỹ - Apple bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Năm ngoái, người đứng đầu Nhà Trắng từng ca ngợi "chiến tranh thương mại là tốt và sẽ dễ dàng chiến thắng". Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cũng ví cuộc xung đột với Trung Quốc là hành trình bắt đầu chế độ ăn kiêng đau đớn nhưng cuối cùng mang lại kết quả hạnh phúc. Thế nhưng mọi thứ có vẻ không dễ dàng như vậy.

Từng là "gà đẻ trứng vàng" của Apple, iPhone giờ đây lại đang trở thành một trong những cơn đau đầu lớn nhất của hãng này. Thương hiệu quả táo cắn dở mới đây đã cắt giảm dự báo doanh số quý vừa qua do tình trạng chậm lại của thị trường Trung Quốc giữa bối cảnh chiến tranh thương mại, theo thông tin đưa bởi CNN Money.

Theo đó, Apple dự kiến mức doanh thu quý kết thúc vào tháng 12 vừa qua đạt khoảng 84 tỷ USD, thấp hơn mức kỳ vọng 89-93 tỷ USD trước đó. iPhone tiếp tục trở thành sản phẩm mang lại lợi nhuận chính cho Apple trong nhiều năm, chiếm khoảng 60% doanh thu của hãng trong quý III năm nay.

Cổ phiếu của Apple đã tạm dừng giao dịch khoảng vài giờ đồng hồ trước khi bức thư của Tim Cook được công khai và giảm 8% sau khi giao dịch được nối lại. Điều này đồng nghĩa với việc 55 tỷ USD giá trị thị trường đã "không cánh mà bay".

"Trong khi chúng tôi lường trước một số thách thức tại các thị trường mới nổi quan trọng, chúng tôi đã không dự báo việc giảm tốc của kinh tế, đặc biệt tại Trung Quốc", CNN dẫn bức thư Tim Cook gửi các nhà đầu tư.

Sau nhiều thập kỷ mở rộng, Trung Quốc đã bắt đầu chậm lại khi mức tăng trưởng năm nay rơi đáy kể từ năm 1990 và tốc độ năm 2019 được dự báo thậm chí còn tồi tệ hơn. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc dường như đang cảm nhận các tác động từ triển vọng thương mại đen tối cũng như nỗ lực kìm chế cho vay rủi ro của chính phủ nước này.

Việc cắt giảm doanh thu lần này của Apple cũng đặt ra câu hỏi về việc liệu rằng một thương hiệu mang bộ mặt của nước Mỹ có đang bị trừng phạt bởi các nhà cầm quyền của Trung Quốc cũng như người tiêu dùng địa phương khi ủng hộ các nhà sản xuất nội địa "mắc cạn" tại Washington như Huawei.

Phát biểu với CNBC, Tim Cook cho rằng các sản phẩm của Apple không phải là mục tiêu của chính phủ Trung Quốc dù một số người tiêu dùng không chọn mua iPhone hay các thiết bị khác vì đến từ một doanh nghiệp Mỹ. "Một vấn đề lớn hơn nhiều là sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc và sau đó, căng thẳng thương mại gia tăng áp lực", Reuters dẫn lời.

Đây là bằng chứng mới nhất cho thấy căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tác động trở lại Mỹ dù trước đó, quốc gia này được ông Trump đảm bảo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng bất chấp sự xung đột. Cùng lúc, sự chậm lại của Trung Quốc nhanh hơn dự kiến cũng đang khiến ngày càng ít người chiến thắng ở cả hai bên trong cuộc chiến này.

Thông báo của Apple vào thời điểm này có thể là cú níu vị thế đàm phán của Washington đi xuống, vài ngày trước khi cuộc gặp mặt với Bắc Kinh diễn ra. Dự kiến, đoàn quan chức cấp trung của Mỹ sẽ tới Trung Quốc đầu tuần tới với các cuộc họp hướng tới việc ngăn chặn leo thang tranh chấp khi thời hạn 1/3 qua đi.

Không chỉ Apple, rất nhiều doanh nghiệp tên tuổi trên thế giới cũng cho thấy sự không đồng tình với những động thái thương mại thiếu tích cực và theo đó là hàng loạt hành động cắt giảm sản xuất lẫn nhân sự.

Hồi tháng trước, CEO của FedEx cho biết "hầu hết các vấn đề chúng tôi đang phải giải quyết hiện nay đều xuất phát từ những lựa chọn chính trị tồi tệ" và liệt kê Trung Quốc là một trong những mối quan tâm toàn cầu của doanh nghiệp này, CNBC dẫn tin.

Nhà sáng lập Alibaba Jack Ma trước đây từng cho rằng những cuộc xung đột có thể kéo dài khoảng 2 thập kỷ, tạo ra một đống lộn xộn cho tất cả các bên liên quan.

Ông Michael Dell , CEO Dell từng nhận định với CNBC rằng cả Mỹ và Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự hủy diệt lẫn nhau nếu quan hệ thương mại đổ vỡ và thêm vào đó, sẽ không có bất cứ ai chiến thắng trong cuộc chiến thương mại này.

2019 sẽ đón chờ gì từ chiến tranh thương mại?

2019 sẽ đón chờ gì từ chiến tranh thương mại?

Quốc tế -  6 năm
2019 sẽ là năm quan trọng đối với thương mại thế giới khi cuộc đối đầu Mỹ - Trung bắt đầu tạo ra những tác động rõ nét hơn và những thời hạn quan trọng đang dần tiến đến.
2019 sẽ đón chờ gì từ chiến tranh thương mại?

2019 sẽ đón chờ gì từ chiến tranh thương mại?

Quốc tế -  6 năm
2019 sẽ là năm quan trọng đối với thương mại thế giới khi cuộc đối đầu Mỹ - Trung bắt đầu tạo ra những tác động rõ nét hơn và những thời hạn quan trọng đang dần tiến đến.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Những ‘chiêu thức’ ứng phó của Bắc Kinh

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Những ‘chiêu thức’ ứng phó của Bắc Kinh

Quốc tế -  6 năm

Mặc dù chính người Trung Quốc thừa nhận nền kinh tế của mình đang tăng trưởng chậm lại do tác động từ môi trường bên ngoài, nhưng họ đã và đang cho thấy sự bình tĩnh và nỗ lực triển khai ứng phó mạnh mẽ.

Ông Trump ‘xoay người’, thiện chí giải quyết chiến tranh thương mại

Ông Trump ‘xoay người’, thiện chí giải quyết chiến tranh thương mại

Quốc tế -  6 năm

Sau nhiều căng thẳng leo thang và đàm phán bế tắc, phía Mỹ mới đây đã cho thấy dấu hiệu thiện chí đối với giải quyết đối đầu thương mại.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  37 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.