Tiêu điểm
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2022
Từ tháng 7/2022, nhiều chính sách sẽ chính thức có hiệu lực, nổi bật trong đó là các quy định liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp và quyền lợi của người lao động.
Nhà thầu xây dựng phải mua bảo hiểm cho bên thứ ba
Nghị định 20/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/3/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Theo đó, từ 1/7/2022, ngoài việc phải mua bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường, nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.
Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
Đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 100 tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động
Có hiệu lực từ ngày 1/7/2022, Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng tăng bình quân 6% (tương ứng tăng 180.000 - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Mức lương thấp nhất được lấy làm cơ sở để các bên thỏa thuận và trả lương cho người lao động. Mức lương tối thiểu giờ vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.
Đây là lần đầu tiên Chính phủ chính thức quy định mức lương tối thiểu giờ làm cơ sở để trả lương cho người lao động làm việc theo giờ.
Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần, theo ngày, theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc lương tối thiểu giờ.
Dừng hỗ trợ mức đóng vào quỹ tai nạn lao động
Theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng.
Đến ngày 1/7, chính sách hỗ trợ này kết thúc, doanh nghiệp phải tiến hành đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mức cũ.
Theo điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với doanh nghiệp đủ điều kiện là 0,3%, doanh nghiệp còn lại đóng 0,5%.
Tương tự, Thông tư 120/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về mức thu của một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong vòng 12 tháng từ 1/7/2021.
Trong đó, có một số các khoản được giảm từ 10 - 50% như: lệ phí cấp thẻ căn cước công dân gắn chip, lệ phí cấp hộ chiếu, phí sử dụng đường bộ, phí cấp giấy đăng kiểm,…
Tuy nhiên, đến ngày 1/7/2022, các khoản phí, lệ phí này sẽ trở lại mức thu theo quy định.
Bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử từ 1/7/2022
Nghị định 123/2020 quy định về hoá đơn, chứng từ sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/7. Theo đó, hoá đơn giấy truyền thống chỉ được sử dụng đến hết ngày 30/6. Từ 1/7, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc đối tượng ngừng sử dụng hóa đơn thì đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử.
Trường hợp sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ thì có thể đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử thông qua hai phương thức. Một là đăng ký qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Hai là đăng ký qua tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử được Tổng cục Thuế ủy thác cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ.
Trường hợp doanh nghiệp là tổ chức kết nối chuyển dữ liệu hoá đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế thì đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Cấp hộ chiếu phổ thông gắn chip
Từ ngày 1/7/2022, cơ quan chức năng sẽ cấp hộ chiếu phổ thông mẫu mới cho người dân, trong đó có mẫu hộ chiếu gắn chip.
Mặt ngoài mẫu hộ chiếu mới in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu. Các trang trong hộ chiếu có hình cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, họa tiết trống đồng. Hộ chiếu sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt.
Bìa sau của hộ chiếu có gắn chip điện tử giúp đáp ứng nhu cầu số hóa, giảm thiểu nguy cơ bị làm giả.
Những thách thức chính sách với phục hồi kinh tế
Tạo dấu ấn khi khởi nghiệp ngành F&B sau đại dịch
Để có định hướng chính xác nhất khi bắt đầu kinh doanh ngành ẩm thực và đồ uống, người làm chủ phải nắm rõ chân dung khách hàng và giá trị sẽ mang tới cho họ.
Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi về sở hữu trí tuệ của Mỹ
Sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề được Việt Nam rất quan tâm trong những năm gần đây. Tuy vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi của Hoa Kỳ về công tác bảo hộ và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ trên một số lĩnh vực.
Ngành sản xuất trở lại mạnh mẽ sau nửa năm
Ngành sản xuất của Việt Nam kết thúc nửa đầu năm 2022 trong xu hướng tăng trưởng chắc chắn, khi nhu cầu và sản lượng được hỗ trợ trong bối cảnh không bị gián đoạn do đại dịch Covid-19.
Nhà thầu xây dựng kêu cứu giữa bão giá
Các doanh nghiệp xây dựng đang rơi vào tình trạng "sống dở, chết dở" do giá cả vật liệu tăng cao, thủ tục pháp lý dự án bất động sản bế tắc và khó khăn trong quyết toán tài chính.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.