Khởi nghiệp
Chính thức: Startup công nghệ Việt Nam được miễn thuế 4 năm và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo
Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ vừa được Chính phủ ban hành, nêu rõ nhiều chính sách ưu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi tín dụng...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trong đó có nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi tín dụng...
Đối tượng áp dụng bao gồm các doanh nghiệp được thành lập, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ kết quả khoa học & công nghệ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2019.
Miễn, giảm thuế và ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp, startup công nghệ
Cụ thể, Nghị định mới nêu rõ sẽ miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập của doanh nghiệp khoa học và công nghệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.
Nghị định mới cũng sẽ ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh theo quy định.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tài trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay và bảo lãnh để vay vốn.
Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ có tài sản dùng để thế chấp theo quy định của pháp luật được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay vốn tại ngân hàng thương mại thực hiện cho vay.
Đối với doanh nghiệp có dự án khoa học và công nghệ khả thi được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc bảo lãnh để vay vốn tại các ngân hàng thương mại.
Các Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quy định quy chế cho vay, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, bảo đảm thuận lợi cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiếp cận; doanh nghiệp khoa học và công nghệ đáp ứng tiêu chí hỗ trợ của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ xem xét, cấp bảo lãnh tín dụng để vay vốn tại các tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật.
Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KHCN
Nghị định mới của Chính phủ cũng quy định cụ thể về hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ. Theo đó, doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được ưu tiên, không thu phí dịch vụ khi sử dụng máy móc, trang thiết bị tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trong trường hợp phát sinh chi phí mua nguyên vật liệu để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí phát sinh cho các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác để thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ; doanh nghiệp khoa học và công nghệ được ưu tiên tham gia các dự án hỗ trợ thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ, tài sản trí tuệ của Nhà nước. Nội dung và mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo quy định của Nhà nước về dự án hỗ trợ thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ, tài sản trí tuệ; doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.
Hàng triệu USD được rót vào các startup Việt trong ngày đầu năm 2019
'Uber xe tải' - Logivan của Việt Nam nhận vốn 5,5 triệu USD
Nguồn vốn mới sẽ được Logivan đầu tư vào phân tích dữ liệu, đồng thời tăng hiệu quả chuỗi cung ứng đã kết nối hơn 22.000 đối tác vận tải, đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho gần 11.000 chủ hàng trên toàn quốc.
Chuyện chưa kể về 30Shine - chuỗi cắt tóc nam lớn nhất Việt Nam
Được truyền cảm hứng rất nhiều từ câu chuyện lập nghiệp của Charlie Tôn Quý - “vua ngành nail” trên đất Mỹ, nhóm sáng lập 30Shine mong muốn chuyên nghiệp hóa ngành cắt tóc nam, đồng thời đưa thợ cắt tóc Việt Nam đi chinh phục thị trường thế giới.
Startup giáo dục trực tuyến KYNA tăng tốc với vòng gọi vốn mới
Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến (e-learning) gần 5 năm, KYNA thu hút hơn 600.000 học viên ở mọi độ tuổi với các giải pháp giáo dục trực tuyến đa dạng.
GrabFood và chiến lược của người đến sau
Theo công ty nghiên cứu thị trường GCOMM, GrabFood hiện nhỉnh hơn các đối thủ ở yếu tố: tốc độ, trải nghiệm, chất lượng, độ đa dạng món ăn, giá cả, khuyến mãi, hình thức thanh toán, hay thái độ của người giao hàng - đặc biệt ở thị trường Hà Nội.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.