Khởi nghiệp

GrabFood và chiến lược của người đến sau

Việt Hưng Thứ ba, 29/01/2019 - 16:23

Theo công ty nghiên cứu thị trường GCOMM, GrabFood hiện nhỉnh hơn các đối thủ ở yếu tố: tốc độ, trải nghiệm, chất lượng, độ đa dạng món ăn, giá cả, khuyến mãi, hình thức thanh toán, hay thái độ của người giao hàng - đặc biệt ở thị trường Hà Nội.

Sau 7 tháng bước chân vào cuộc đua giao nhận thức ăn trực tuyến, dấu ấn mà GrabFood để lại không đơn thuần chỉ là ứng dụng với tốc độ giao hàng nhanh nhất mà còn là thành tích ấn tượng của dịch vụ giao nhận thức ăn phát triển nhanh nhất Việt Nam. 

Báo cáo mới đây của công ty nghiên cứu thị trường GCOMM dựa trên các khách hàng tại Hà Nội và TP. HCM trong tháng 12/2018 đã chỉ ra, trong các dịch vụ giao thức ăn hiện tại, GrabFood được đánh giá cao nhất về tốc độ với khoảng 80% khách hàng.

Xét chỉ số hài lòng được khảo sát, GrabFood nhỉnh hơn các đối thủ ở yếu tố: tốc độ, trải nghiệm ứng dụng, chất lượng, độ đa dạng món ăn, giá cả, khuyến mãi, hình thức thanh toán hay thái độ của người giao hàng - đặc biệt ở thị trường Hà Nội.

Sở dĩ GrabFood có được thành tích đáng nể này là nhờ một chiến lược tổng thể, được tích lũy kinh nghiệm triển khai mảng giao đồ ăn ở thị trường như Indonesia, hay Thái Lan, dù bị coi là "người đến sau" so với các đối thủ như Now, hay Go-Food.

Now được biết tới là tay chơi lâu đời nhất tại thị trường này. Theo sau Now là Go-Food của Go-Viet. Là người đến sau cùng trên thị trường giao nhận đồ ăn hiện tại, nhưng Grab hiện sở hữu lượng người dùng rất lớn từ thị trường đặt ô tô và xe máy.

Giám đốc Grab tại Việt Nam - Jerry Lim cho biết, khi đặt chân vào thị trường đã có các đối thủ kinh nghiệm, thử thách với Grab là không hề nhỏ. Nhưng phía Grab cũng có những thế mạnh như: dữ liệu, công nghệ...

Theo thời gian, khi số lượng các đơn đặt món tăng lên, GrabFood có thể định hình được khẩu vị của người Việt, từ đó đưa ra các gợi ý phù hợp hơn các công ty đối thủ. Mục tiêu cuối cùng mà Grab hướng đến là chất lượng dịch vụ vượt trội.

GrabFood và chiến lược của người đến sau
Dịch vụ GrabFood hưởng lợi từ 175 nghìn đối tác tài xế Grab tại Việt Nam

Cũng theo ông Jerry Lim, một phần thế mạnh của GrabFood còn từ số lượng tài xế đông đảo số một thị trường. Theo con số 175 nghìn đối tác - mà Grab từng công bố trước đây, đội ngũ tài xế áo xanh Grab phủ khắp các tỉnh có lẽ là lí do giúp lãnh đạo tự tin về lợi thế của GrabFood.

Bên cạnh đội ngũ tài xế, hàng ngàn đối tác là các nhà hàng, quán ăn cũng hợp tác với GrabFood, mang tới cho người tiêu dùng trải nghiệm đặt món trực tuyến với đầy đủ các món ăn được yêu thích nhất. Đặc biệt, một số đối tác như GongCha, Meet Fresh đã tin tưởng và đồng sáng tạo những thức uống chỉ có trên nền tảng GrabFood.

Chưa dừng lại ở đó, mới đây, Grab Việt Nam còn tuyên bố tiếp tục mở rộng dịch vụ giao nhận thức ăn GrabFood ra thêm 12 tỉnh, thành phố, bao gồm: Cần Thơ, Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế (Thừa Thiên - Huế), Nha Trang (Khánh Hòa), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bình Dương, Đồng Nai, Đà Lạt (Lâm Đồng), Phan Thiết (Bình Thuận), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và Hội An (Quảng Nam).

Với sự mở rộng này, GrabFood hiện có mặt tại 15 tỉnh thành và trở thành dịch vụ giao nhận thức ăn phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Kể từ khi ra mắt tại Việt Nam vào tháng 6/2018, số lượng đơn hàng GrabFood đã tăng trưởng 25 lần, số lượng đối tác kinh doanh GrabFood tăng gấp 10 lần.

Hiện Việt Nam là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của GrabFood ngoài Indonesia. Bên cạnh đó, thế mạnh của một công ty công nghệ giúp Grab am hiểu nhu cầu, sở thích ẩm thực của người Việt.

Theo báo cáo của Euromonitor, thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam trong năm 2018 sẽ đạt khoảng 33 triệu USD và đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng trung bình 11%/năm.

Thị trường này tuy nhỏ so với mảng F&B nói chung, nhưng lại thu hút các doanh nghiệp theo đuổi bởi tính trung thành của loại hình dịch vụ này khá cao. Các chuyên gia trong lĩnh vực nhận định, dư địa thị trường còn nhiều, tốc độ tăng trưởng hàng tháng nhanh là lý do Grab quyết định tham gia vào lĩnh vực đặt món trực tuyến.

Go-Viet bắt đầu giao đồ ăn trực tuyến ở Hà Nội

Go-Viet bắt đầu giao đồ ăn trực tuyến ở Hà Nội

Khởi nghiệp -  5 năm
Tính đến tháng 7/2018, Go-Viet, ứng dụng gọi xe được hậu thuẫn từ "kỳ lân" Go-Jek của Indonesia đã thu hút hơn 25.000 tài xế và đạt hơn 1,5 triệu lượt tải ở Việt Nam.
Go-Viet bắt đầu giao đồ ăn trực tuyến ở Hà Nội

Go-Viet bắt đầu giao đồ ăn trực tuyến ở Hà Nội

Khởi nghiệp -  5 năm
Tính đến tháng 7/2018, Go-Viet, ứng dụng gọi xe được hậu thuẫn từ "kỳ lân" Go-Jek của Indonesia đã thu hút hơn 25.000 tài xế và đạt hơn 1,5 triệu lượt tải ở Việt Nam.
Chiến lược giúp Giao Hàng Nhanh đấu tay đôi với Grab

Chiến lược giúp Giao Hàng Nhanh đấu tay đôi với Grab

Tiêu điểm -  5 năm

Ngay khi thành lập, Giao Hàng Nhanh đã xác định cho mình 2 chiến lược cốt lõi: công nghệ chính là ADN và phải liên tục xây dựng mô hình công nghệ mới.

Liên minh 12.000 xe taxi truyền thống bắt tay nhau đối đầu Grab

Liên minh 12.000 xe taxi truyền thống bắt tay nhau đối đầu Grab

Doanh nghiệp -  5 năm

Liên minh taxi Việt sẽ hoạt động trên nền tảng công nghệ Emddi - như một ứng dụng gọi xe, do các nhà khoa học của Đại học quốc gia Hà Nội nghiên cứu và phát triển.

Grab, Go-Viet và FastGo đang giành nhau miếng bánh 500 triệu USD

Grab, Go-Viet và FastGo đang giành nhau miếng bánh 500 triệu USD

Doanh nghiệp -  5 năm

Thị trường gọi xe của Việt Nam có tổng giá trị khoảng 500 triệu USD và được dự báo, tới năm 2025 sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD nhờ tốc độ tăng trưởng 29%/năm.

Hậu Uber và Grab, dịch vụ chia sẻ chỗ ở tại Việt Nam lên ngôi

Hậu Uber và Grab, dịch vụ chia sẻ chỗ ở tại Việt Nam lên ngôi

Doanh nghiệp -  5 năm

Kinh tế chia sẻ (sharing economy) là mô hình đã phát triển từ rất lâu trên thế giới, tại Việt Nam hình thức này mới chỉ phát triển trong vòng 5 năm trở lại đây nhưng đã mang lại những dấu ấn đáng nể. Phát triển mạnh mẽ nhất phải kể đến loại hình “ride sharing” với những cái tên máu mặt như Grab, Uber, manh nha gần đây có một thuật ngữ đang chuẩn bị “dậy sóng thị trường” đó chính là “home sharing” với gương mặt đại diện là Luxstay.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  7 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  11 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  11 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  12 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  15 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Đọc nhiều