Chủ tịch 4 tỉnh vùng Đông Nam Bộ gặp nhau thúc đẩy các dự án kết nối vùng

Hứa Phương Thứ bảy, 04/03/2023 - 16:11

Chủ tịch 4 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ đã có buổi làm việc ngoài giờ hành chính để bàn cách thúc đẩy các dự án giao thông kết nối vùng.

Tối ngày 3/3, chủ tịch UBND 4 tỉnh Đông Nam Bộ gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đã có buổi làm việc để triển khai Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị và thúc đẩy các dự án giao thông kết nối vùng.

Đáng chú ý, buổi làm việc bắt đầu lúc17h và kết thúc tối muộn cùng ngày, tức ngoài giờ hành chính.

Vùng Đông Nam Bộ được Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị xác định mục tiêu trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực.

Đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại.

Đi tìm cơ hội mới cho Đông Nam Bộ

Hiện tại vùng Đông Nam Bộ đang triển khai các dự án giao thông trọng điểm như Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Vành đai 3; Vành đai 4; cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu…nên đòi hỏi cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các tỉnh.

Thực tế hiện nay TP.HCM đã phát triển gần lấp đầy đến đường Vành đai 2. Do đó, khoảng giữa Vành đai 3 và Vành đai 4 là khu vực phù hợp nhất để phát triển công nghiệp, các cơ sở hạ tầng quốc gia và của vùng.

Còn với Bình Dương, đô thị công nghiệp đã lấp đầy đến đường Vành đai 3, không gian đang phát triển nhanh đến Vành đai 4 và hiện theo nghiên cứu, đề xuất của đơn vị tư vấn lập quy hoạch tỉnh Bình Dương thì cần thêm đường Vành đai 5 để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Bên cạnh đó, cần kéo giãn hành lang vận tải lên phía bắc, theo đường Vành đai 4, vòng qua Tân Uyên, Biên Hòa để đấu nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Luồng vận tải công nghiệp sẽ theo các cao tốc, quốc lộ rẽ vào Vành đai 4 thay đi theo Vành đai 2 và Vành đai 3 như hiện nay.

Từ đó tạo tiền đề cho TP Thuận An, Dĩ An có khoảng không để tái thiết, chuyển dịch cơ cấu theo hướng đô thị thương mại, dịch vụ, tài chính, tri thức.

Các địa phương cũng đề xuất cụ thể đến các nút kết nối giao thông trong vùng như: Cầu kết nối thành phố Thủ Đức, TP.HCM với huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; cầu Hiếu Liêm 2, cầu Tân An - An Lạc, cầu Tân Hiền - Thường Tân nối tỉnh Đồng Nai với Bình Dương…

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị các đề án, dự án của từng địa phương được giao có tác động đến phát triển vùng thì cần trao đổi, xin ý kiến nhau. Với TP.HCM, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là vật liệu cung cấp cho các dự án giao thông. Ông Mãi đề xuất Bình Dương, Đồng Nai phối hợp với TP.HCM thực hiện khảo sát nguồn vật liệu cho dự án, đảm bảo nguồn và điều phối nguồn vật liệu.

Bốn địa phương thống nhất cùng nhau phối hợp chặt chẽ triển khai các tuyến giao thông kết nối liên vùng và các tuyến giao thông của mỗi địa phương nhưng có tác động vùng. Giao thông phát triển đi đầu, thông suốt sẽ tạo động lực thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phát triển.

Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Năm 2020, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của vùng Đông Nam bộ tăng gấp 4,9 lần so với năm 2005 và 2,6 lần so với năm 2010, vượt mục tiêu đề ra. Vùng Đông Nam bộ đã đóng góp 32% GDP của cả nước, 44,7% tổng thu ngân sách nhà nước. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 cao nhất cả nước.

Đi tìm cơ hội mới cho Đông Nam Bộ

Đi tìm cơ hội mới cho Đông Nam Bộ

Tiêu điểm -  1 năm
Theo mục tiêu của Nghị quyết số 24-NQ/TW, Đông Nam Bộ sẽ trở thành vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó, TP.HCM sẽ trở thành trung tâm tài chính quốc tế, phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong châu Á.
Đi tìm cơ hội mới cho Đông Nam Bộ

Đi tìm cơ hội mới cho Đông Nam Bộ

Tiêu điểm -  1 năm
Theo mục tiêu của Nghị quyết số 24-NQ/TW, Đông Nam Bộ sẽ trở thành vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó, TP.HCM sẽ trở thành trung tâm tài chính quốc tế, phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong châu Á.
Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  14 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  14 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  16 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  17 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  19 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  19 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".