Leader talk

Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy: Tôi đã kế nghiệp mà chưa chuẩn bị gì cả

Hà Yên Chủ nhật, 17/09/2017 - 05:33

“Ở doanh nghiệp, để chuyển giao quyền lực, trách nhiệm cho thế hệ kế cận sẽ có sự sắp xếp, tập sự. Với tôi khi gánh vác nhiệm vụ tại ACB, tôi không có sự chuẩn bị nào hết”, Chủ tịch ACB kể.

Chủ tịch Ngân hàng Á Châu ACB nói rằng mình thiệt thòi hơn khi nhận chuyển giao không được tập sự. (Nguồn: ACB)

Chia sẻ về câu chuyện nhận chuyển giao quyền lực, trách nhiệm điều hành doanh nghiệp, các F2 của nhà đại gia Việt đều cho rằng họ cần được thử sức, được cho cơ hội sai và sửa sai.

Nếu doanh nhân Trung Tín, chồng hoa hậu Thu Thảo, ước mình được quay lại để có thể “tư vấn” kỹ hơn cho ba mẹ việc chuyển giao quyền điều hành doanh nghiệp cho chính mình, thì Chủ tịch Ngân hàng Á Châu (ACB) nói mình bất ngờ phải gánh vác nhiệm vụ, không có thời gian tập sự nào cả, nên phải học mọi lúc, mọi nơi.

‘Không có đam mê, làm mà không sướng thì không nên nhận’

Khi được yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm để có thể nhận chuyển giao quyền điều hành từ thế hệ trước, nhất là từ chính những người thân đã gây dựng doanh nghiệp, Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy nói mình chưa có kinh nghiệm chuẩn bị gì hết, mà trong tình cảnh bắt buộc anh được phân công đứng ra gánh vác nhiệm vụ.

“Nếu các F2 khác nhận chuyển giao có kế hoạch trước, được chuẩn bị thì trường hợp của tôi thiệt thòi hơn. Tôi không hề có một kế hoạch gì hết. Với ACB thời điểm đó, tôi chỉ được phân công và phải nhận nhiệm vụ.

Sự chuyển giao này thành công hay không, tôi và những người tiền nhiệm cũng không dám khẳng định mà phải chờ thời gian đánh giá. Nhưng cũng may là tôi đam mê, tôi đã ‘lăn’ ra vừa học vừa làm suốt 5 năm qua. Đã chấp nhận thì phải đương đầu thôi”, người đứng đầu ACB nói.

Anh cũng cho rằng điều cần thiết với thế hệ nhận chuyển giao là phải tôn trọng giá trị tạo lập, tôn trọng nền tảng doanh nghiệp, xây dựng doanh nghiệp phát triển trên nền tảng đã có.

Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là đam mê. Theo Chủ tịch ACB, làm bất cứ việc gì, ở vị trí nào cũng phải có đam mê thì mới thành công.

“Cứ thử nghĩ xem, với trách nhiệm người đứng đầu, có nhiều ngày chúng ta phải làm việc 14-16 giờ. Nếu không đam mê thì không làm nổi. Làm mà không sướng, không vui vẻ, thoải mái thì không thể sáng tạo, phát triển được”, Trần Hùng Huy nói thêm .

Bàn về quyết định chuyển giao của những người đứng đầu doanh nghiệp Việt hiện nay, Trần Hùng Huy cho rằng dù giao quyền cho người kế cận là con cái trong gia đình hay người ngoài, thì phải nhìn nhận các thế hệ đi trước đang rất tin tưởng, tự hào vào thế hệ tiếp nối. Thế nên, khi những người trẻ bắt đầu làm việc, nếu có nảy sinh mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, giữa những suy nghĩ khác biệt, rất cần người trẻ nhìn vào khía cạnh tích cực hơn của thế hệ đi trước.

"Được giao quyền điều hành nhưng nếu cha mẹ vẫn giám sát thì tôi cũng không thấy có vấn đề gì cả. Tôi cần họ và xem họ như quân sư của mình”, anh cho biết.

Nguyễn Trung Tín, CEO Trung Thủy Group: Tôi ước được quay lại để 'tư vấn'

Sinh năm 1987, Nguyễn Trung Tín tự cho mình may mắn khi được giao trọng trách tiếp quản doanh nghiệp gia đình từ rất sớm, khi mới 28 tuổi.

Chồng sắp cưới của hoa hậu Thu Thảo chia sẻ anh cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn với người tiền nhiệm, vốn là ba mẹ mình. Thậm chí có những mâu thuẫn khó giải quyết, bởi anh nhất quyết bảo vệ quan điểm của mình, trong khi ba mẹ vẫn có những cách điều hành riêng.

CEO Nguyễn Trung Tín tiếp quản vị trí điều hành doanh nghiệp gia đình khi mới 28 tuổi. Ảnh: FBNC.

“Nhưng sau những bất đồng tôi thường nhìn lại: Vì sao ba mẹ không giao quyền điều hành cho người khác mà lại là mình. Tức là họ kỳ vọng, mong muốn mình đưa cơ nghiệp mà họ cả đời gây dựng phát triển, chứ không phải người khác”, Tín chia sẻ.

Theo CEO trẻ này, khi đã chấp nhận chuyển giao quyền lực và nhận chuyển giao thì cả 2 thế hệ phải đồng ý với nhau một mục tiêu chung. Với riêng doanh nghiệp của mình, Tín tự coi tài sản mà ba mẹ gây dựng nên là di sản, và trân trọng di sản đó.

“Tôi luôn đặt mình vào vị trí ba mẹ. Mình cứ thử ví doanh nghiệp như đứa con thì sẽ biết nó quan trọng đến chừng nào với những người sinh ra nó. Ba mẹ tôi mỗi ngày không phải dành 8 tiếng mà là 14, 16 tiếng để xây dựng công ty, tất nhiên phải rất yêu thương, lo lắng cho công ty, như yêu thương tôi và em trai tôi vậy.

Bởi vậy mà bỗng một ngày, họ thấy có một 'vú em' mới vào chăm đứa con mình với một hướng đi khác, dù là tích cực, thì họ cũng lo lắng. Sự cẩn trọng này là cần thiết và dễ hiểu", Nguyễn Trung Tín nói.

Khẳng định mình không có nhiều mâu thuẫn khi nhận chuyển giao quyền điều hành doanh nghiệp, CEO Trung Thủy Group vẫn nói nếu được cho quay lại, anh sẽ tư vấn nghiêm túc cho thế hệ chuyển giao.

Theo CEO này, thế hệ đi trước phải xác định rõ vì sao lại chuyển giao, vì đơn giản những người lãnh đạo doanh nghiệp muốn về hưu, hay họ thấy những người họ định trao quyền có khả năng đưa doanh nghiệp đi xa hơn.

Và khi đã xác định muốn chuyển giao thì xem sẽ chuyển giao cho con cái trong nhà, hay người bên ngoài nhưng có khả năng phát triển công ty.

Bước này, theo Tín là phải chuẩn bị tốt. Nếu muốn chuyển giao cho con cái thì phải xác định xem họ có đam mê, có phù hợp không. Bởi người nhận chuyển giao có thể có năng lực nhưng không đam mê thì sẽ thất bại.

Ngoài ra, CEO này còn khẳng định việc chuyển giao phải có kế hoạch rõ ràng. “Khi đã trao quyền rồi thì 'làm ơn' cho chúng tôi cơ hội để thử thách, cho chúng tôi phạm sai lầm trong công việc, và được cơ hội sửa sai”, Tín nói.

Chuyển giao quyền lực như chạy tiếp sức
Ông Phạm Hồng Hải, CEO HSBC Việt Nam, cho rằng các thế hệ phải xác định trong việc chuyển giao quyền lực thì sự tồn tại của doanh nghiệp là quan trọng nhất. Chuyển giao quyền lực giống như một cuộc chạy tiếp sức, người đi trước có giai đoạn phải đi chậm lại, nhường dần cho người đi sau, cuối cùng mới nhường hoàn toàn.
Ở Việt Nam vẫn có tình trạng thế hệ xây dựng doanh nghiệp sẽ có tiếng nói quyết định nhất, dù không còn điều hành, nên sự sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và trí tuệ của người gây dựng doanh nghiệp. Theo ông Hải, các thế hệ nên hiểu có hay không có sự tham gia điều hành của người sáng lập thì doanh nghiệp vẫn phát triển tốt, miễn là đi đúng hướng.
Riêng chuyện chuẩn bị thế hệ kế nghiệp, CEO HSBC nói rằng bản thân người lãnh đạo muốn chuyển giao cho bất kỳ ai thì cũng phải nhận biết được người đó có muốn tiếp nhận hay không.
“Cha mẹ muốn mà con cái, người nhận chuyển giao không muốn thì coi như thất bại”, ông Hải nói.


Đại diện IFC: Sẽ dành gói tín dụng lớn cho đối tượng là doanh nhân nữ

Đại diện IFC: Sẽ dành gói tín dụng lớn cho đối tượng là doanh nhân nữ

Leader talk -  7 năm

IFC rất chú ý đến doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, và họ sẽ được ưu tiên trong những gói danh mục cụ thể.

Ông Lê Quốc Ân: 'Zara, H&M đưa ra những bài học tốt cho thời trang Việt Nam'

Ông Lê Quốc Ân: 'Zara, H&M đưa ra những bài học tốt cho thời trang Việt Nam'

Leader talk -  7 năm

Sự xuất hiện của ZARA, H&M hay ASOS… đưa đến những bài học tốt cho các nhà sản xuất thời trang trong nước, về lâu dài là có lợi cho ngành thời trang Việt Nam.

Trưởng đại diện JICA Nhật Bản: 'Hiệu quả BRT còn phụ thuộc người đi xe buýt có chấp nhận sử dụng hay không'

Trưởng đại diện JICA Nhật Bản: 'Hiệu quả BRT còn phụ thuộc người đi xe buýt có chấp nhận sử dụng hay không'

Leader talk -  7 năm

Để mô hình xe buýt BRT hoạt động có hiệu quả, không phải chỉ phụ thuộc vào tình trạng giao thông hiện tại, luật hiện hành mà còn do người đi xe buýt có chấp nhận và sử dụng không.

Chuyên gia Ngân hàng thế giới: 'Tăng lương tối thiểu có tác động tiêu cực đến các khu vực kinh tế'

Chuyên gia Ngân hàng thế giới: 'Tăng lương tối thiểu có tác động tiêu cực đến các khu vực kinh tế'

Leader talk -  7 năm

Theo nhiều chuyên gia nhận định, việc điều chỉnh tăng lương cần phù hợp với các điều kiện về năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, không thể coi lương như một công cụ bảo trợ xã hội.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  2 phút

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  14 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  14 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  17 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  18 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  19 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.