Diễn đàn quản trị
Chủ tịch FPT, PNJ vẫn lo đổi mới ở tuổi xưa nay hiếm
"Ở cái tuổi 66, các bạn có tưởng tượng được, tôi vẫn phải nghĩ về việc làm sao để có tư duy mới mỗi ngày, vì là người đứng đầu doanh nghiệp", bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch PNJ bộc bạch.
Dù đã ở rất gần "cái tuổi xưa nay hiếm", nhưng mỗi ngày trôi qua với bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch PNJ và ông Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT đều gắn liền với sự đổi mới sáng tạo, cũng như tư duy và cách làm mới.
"Ở cái tuổi 66, các bạn có tưởng tượng được, tôi vẫn phải nghĩ về việc làm sao để có tư duy mới mỗi ngày, vì là người đứng đầu doanh nghiệp", bà Dung nói.
Với Chủ tịch PNJ, tư duy mới bắt đầu từ việc học tập liên tục không ngừng nghỉ. Càng ở vị trí cao, người lãnh đạo càng phải biết dũng cảm đập bỏ cái cũ, đứng trước đội ngũ nhận ra mình sai, thì đội ngũ kế cận sẽ thấu hiểu và truyền thông xuống bên dưới.
Nhớ lại thời điểm trước năm 2010, bà Cao Thị Ngọc Dung cho biết, công ty khi ấy có 142 cửa hàng, là hệ thống bán lẻ trang sức lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên PNJ lại chưa có khái niệm về bán lẻ chuyên nghiệp.
Nhận ra những yếu kém khi đối mặt với các hệ thống bán lẻ liên tục mở rộng và nỗi sợ "tụt hậu" trong một tầm nhìn vươn ra khu vực, PNJ đã phải thay đổi tư duy, bắt đầu từ chính người lãnh đạo.
"Lúc đó yêu cầu đặt ra là thay đổi hay là chết. Mặt khác, thời gian trước chúng tôi đã thay đổi liên tục nhưng vẫn không hiệu quả. Tôi nhận ra rằng nếu không thay đổi tư duy thì có làm bao nhiêu việc cũng không hiệu quả", bà Dung nói.
Người đứng đầu PNJ sau đó đã quyết định bỏ ra 1 năm để làm một cuộc cách mạng tư duy cho toàn công ty.

Sau khi thống nhất về tư tưởng, PNJ thuê tư vấn nước ngoài để chuẩn hóa hệ thống quản trị theo chuẩn quốc tế. Từ đây, mọi thứ mới thực sự "chạy" thông suốt và mang đến một PNJ với diện mạo hoàn toàn mới như hiện nay.
Đồng thời, bà Cao Thị Ngọc Dung cũng không quên giữ thói quen đổi mới cho toàn công ty. Cứ 5 năm, PNJ lại thực hiện tái cấu trúc một lần.
Tất nhiên, việc liên tục đổi mới cũng đặt ra bài toán cho doanh nghiệp, là làm sao để đổi mới mà vẫn giữ được "nhịp của đoàn tàu". Một bên là thế hệ trẻ với rất nhiều ý tưởng mới mẻ, mang những bài học thực tế. Một bên là công thức thành công của 20, 30 năm.
Với vai trò đầu tàu lãnh đạo, bà Dung cho rằng trách nhiệm của bản thân là ở sự lắng nghe, chia sẻ và tạo điều kiện để hai bên cùng ngồi với nhau, phân tích nguyên nhân và tìm ra điểm chung để cùng đi tới mục tiêu cao hơn.
Lớn hơn bà Dung 1 tuổi, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT khẳng định: "Hiện tại, tôi vẫn trực tiếp đi bán hàng". Ông cho biết bản thân rất thích làm việc và chưa từng nghĩ tới chuyện nghỉ ngơi ở tuổi 67.
Một trong những bí quyết giúp ông Bình vẫn say mê với công việc đó là luôn giữ tư duy đổi mới, sáng tạo và biến đó thành văn hóa của toàn tập đoàn.
Ông Trương Gia Bình khẳng định, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải làm cái mới. Lãnh đạo doanh nghiệp phải thường xuyên trả lời ba câu hỏi: "Thời gian tới, thị trường thay đổi như thế nào? Đối thủ có hành động gì? Khách hàng mong muốn gì?".
Từ đó, tiếp tục suy nghĩ, "Doanh nghiệp có vị thế ra sao? Công nghệ phải khác như thế nào? Con người thay đổi như thế nào?".

Theo Chủ tịch FPT, người đứng đầu doanh nghiệp phải luôn đau đáu về chiến lược, tư duy đổi mới và làm gương. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo đổi mới phải có tư duy, hành động mới cũng như khát khao đưa doanh nghiệp hóa hổ, hóa rồng. Từ đó, doanh nghiệp góp phần xây dựng đất nước hùng mạnh.
Trong đó, văn hóa của công ty phụ thuộc vào văn hóa của người đứng đầu. Văn hóa đó nếu được gìn giữ và phát triển thì doanh nghiệp sẽ từng bước thay đổi.
"Tất nhiên, mỗi người lãnh đạo thường chỉ làm tốt một việc, hoặc là chiến lược hoặc là quản trị, hiếm có người làm tốt cả hai. Đó là lý do cần người đồng hành, có thể tranh luận để ra chiến lược tốt", ông Bình nói.
Bên cạnh đó, Chủ tịch FPT cũng nhấn mạnh, lãnh đạo doanh nghiệp cần chú trọng áp dụng công nghệ mới với trí tuệ nhân tạo, dữ liệu… vào quản trị, điều hành.
Trong câu chuyện của ông Trương Gia Bình, FPT từng xuất phát điểm không vốn, không kinh nghiệm, chỉ có nhiệt huyết của đội ngũ sáng lập đã từng bước đi lên.
"Không phải tự nhiên FPT thành công. Ước mơ nào cũng phải trả giá. Chúng tôi làm việc chục năm không có ngày nghỉ. Bạn có sẵn sàng trả giá không? Có sẵn sàng đứng đầu sóng, ngọn gió cùng nhân viên để đưa doanh nghiệp vươn tầm quốc tế không? Đất nước chờ đợi doanh nghiệp Việt Nam phải vươn lên toàn cầu, thị trường thế giới mênh mông và tất cả nằm trong tay những người lãnh đạo mới", ông Bình khẳng định.
Lãnh đạo theo phong cách 'đi cày' hay rảnh tay là đánh golf?
Biến cố Mixue và cuộc chiến khốc liệt trên thị trường đồ uống
Chủ các cửa hàng nhận nhượng quyền từ nhãn hàng Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ chính những "người anh em" và đối thủ bên ngoài.
Hai bài toán doanh nghiệp gia đình lơ mơ và lúng túng
Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương nhìn nhận, bên cạnh việc quản trị lỏng lẻo, nhiều doanh nghiệp gia đình ở Việt Nam không có chiến lược kế thừa phù hợp mà đặt nặng vấn đề "cha truyền con nối".
Lãnh đạo theo phong cách 'đi cày' hay rảnh tay là đánh golf?
Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm việc theo phong cách "đi cày" - làm ngày làm đêm, hay làm việc theo phong cách "rảnh tay" - giao việc cho nhân viên, càng ít can thiệp vào công ty càng tốt?
Truyền thông 'may đo' giữa khủng hoảng
Yếu tố quyết định thành công của một chiến dịch truyền thông không nằm ở ngân sách hay thời gian thực hiện mà ở việc các nhà cung cấp phải có khả năng đầu tư đi tìm lời giải để thấu hiểu khách hàng, doanh nghiệp và sản phẩm.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.