Diễn đàn quản trị
Truyền thông 'may đo' giữa khủng hoảng
Yếu tố quyết định thành công của một chiến dịch truyền thông không nằm ở ngân sách hay thời gian thực hiện mà ở việc các nhà cung cấp phải có khả năng đầu tư đi tìm lời giải để thấu hiểu khách hàng, doanh nghiệp và sản phẩm.
Làm truyền thông nhiều năm, ông Đinh Đức Hoàng, một trong những người sáng lập dự án Scan cho rằng, dấu ấn cảm xúc mạnh mẽ nhất để lại cho khách hàng sau sự kiện giới thiệu sản phẩm thường không phải thứ diễn ra trên sân khấu mà lại là thư cảm ơn trong giỏ quà lúc ra về.
Hay đôi khi chỉ một cành hoa Bạch Trinh, loài hoa được trồng rất nhiều tại các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, từ một miền biển xa xôi, vượt qua hàng nghìn kilometre để đến trên bài tiệc của buổi lễ giới thiệu dự án.
Những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt, nhưng theo ông Hoàng, lại là sự quan tâm, thấu hiểu khách hàng, thấu hiểu dự án và sản phẩm truyền thông. Nhờ đó, chiến lược truyền thông có thể chạm tới cảm xúc của khách hàng, dẫn dắt họ đến quyết định trải nghiệm, mua sản phẩm.
Và theo ông Hoàng, kế hoạch kinh doanh của cả dự án thành công hay thất bại, chính là phụ thuộc vào yếu tố này.

Tuy nhiên, ông Hoàng cũng chỉ ra rằng, đây là điều không dễ thực hiện và nguyên nhân chủ yếu nằm ở khâu thực thi. Chiến lược truyền thông của doanh nghiệp thường được thực hiện phân mảnh, qua nhiều chiến dịch, bởi nhiều nhà thầu, trên nhiều nền tảng nên không nhất quán.
Các nhà thầu thực hiện có thể rất chuyên nghiệp về lĩnh vực của họ nhưng lại thiếu sự quan tâm đến sản phẩm, ngành hàng, danh tính công ty mà họ truyền thông.
Các chương trình sự kiện, chiến dịch tiếp thị nội dung được tổ chức rập khuôn. Đó chỉ là "phần cứng" trong khi lại thiếu quan tâm đến "phần mềm", thiếu đầu tư để thấu hiểu khách hàng và sản phẩm.
Bản thân mô hình ý tưởng của nhà cung cấp cũng theo một quy trình có sẵn để tối ưu nguồn lực, trong khi nếu đầu tư để "thấu hiểu", chi phí cả về thời gian, tiền bạc sẽ cao hơn rất nhiều.
Đơn cử như muốn cắm hoa Bạch Trinh lên bàn tiệc tại lễ mở bán dự án bất động sản nghỉ dưỡng diễn ra tại Hà Nội, người làm truyền thông phải bay hàng nghìn km để đến tìm hiểu về dự án, sản phẩm mà mình muốn truyền thông và thông điệp muốn gửi đến khách hàng.
Trong khi đó, việc sử dụng những mẫu cắm hoa có sẵn của khách sạn sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian, chi phí hơn nhiều.
Bên cạnh đó, một loạt rào cản khác trên hành trình của sự thấu hiểu được ông Hoàng chỉ ra như thiếu người lãnh đạo công ty truyền thông đủ tâm, đủ tầm và nhiệt huyết để "giữ lửa" cho toàn bộ đội ngũ nhân viên thực thi. Hay những khó khăn trong việc tìm nhà thầu thi công các hạng mục công việc đặc biệt, đặc thù.
Nhớ lại lần làm truyền thông cho một sự kiện trong lĩnh vực quế hồi, ông Hoàng và các cộng sự đã quyết định thay tất cả hoa trên bàn tiệc bằng "hoa hồi quế" nhằm tạo ấn tượng cho khách hàng.
Vốn là thứ được dùng nhiều trong các dự kiến giới thiệu dự án bất động sản, sa bàn cũng được sử dụng để kể câu chuyện về các vùng đất trồng quế hồi tại Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, những hạng mục như hoa sự kiện hay sa bàn quá đặc thù, số lượng lại nhỏ nên không có nhà cung cấp nào nhận thực thi. Thay vì thuê ngoài, ông Hoàng đành phải tự lấy số liệu để vẽ sa bàn và đặt hàng một kiến trúc sư thực hiện.
Kết quả đạt được sau bao vất vả, sáng tạo là sự ấn tượng rất lớn đối với khách hàng trong sự kiện và thành công cho doanh nghiệp đặt hàng làm truyền thông.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất quyết định hiệu quả của một chiến dịch không nằm ở ngân sách hay thời gian thực hiện, mà ờ việc các nhà cung cấp phải có khả năng đầu tư đi tìm lời giải để thấu hiểu khách hàng, thấu hiểu sản phẩm.
Lựa chọn truyền thông bền vững
Với tư cách là người làm sáng tạo, ông Hoàng luôn băn khoăn với câu hỏi "có lên tiếp tục những dự án như hoa Bạch Trinh hay sa bàn quế hồi hay không".
Ở góc độ nhà cung cấp, việc thực thi các chiến dịch truyền thông thấu hiểu sản phẩm, thấu hiểu khách hàng, thường ít mang lại lợi nhuận bởi ngốn quá nhiều các khoản chi phí, thời gian, nhân lực.
Vì thế, việc thấu hiểu khách hàng, thấu hiểu sản phẩm đang dần trở nên xa xỉ, chỉ dành cho các công ty tư vấn lớn có khả năng điều tra nghiên cứu kéo dài nhiều tháng về doanh nghiệp và sản phẩm doanh nghiệp đó cung cấp để xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp.
Theo ông Hoàng, mẫu thuẫn giữa cách làm truyền thông "may đo" với "sản xuất hàng loạt" sẽ vẫn ở đó và ngày càng được khắc sâu hơn, nhất là trong bối cảnh hiện tại, khi nền kinh tế đang gặp khó khăn, ngân sách của các doanh nghiệp hạn chế và có nhiều xu hướng mới xuất hiện.
Tương lai mới của các phương tiện truyền thông xã hội
Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên nền tảng số
Bộ Thông tin và truyền thông cần quản lý chặt chẽ thông tin trên báo chí, mạng xã hội, đảm bảo những thông tin chính thống, tích cực về đời sống xã hội trên báo chí phải là dòng chảy chính.
Kinh nghiệm truyền thông chính sách của Quảng Ninh
Hoàn thiện bộ máy làm công tác tuyền thông, củng cố đội ngũ làm công tác truyền thông cơ sở, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tổ chức thực hiện là bốn nhóm giải pháp đã được tỉnh Quảng Ninh triển khai.
Nhầm lẫn trong truyền thông chính sách
Từ trước đến nay vẫn có sự nhầm lẫn là báo chí làm công tác truyền thông nên chính quyền các cấp không làm công việc này, không cung cấp thông tin cho báo chí, cũng thiếu cả việc đặt hàng từ nhà nước cho báo chí.
Truyền thông hiệu quả thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Hàng loạt nội dung về pháp lý và chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, hạn chế rác thải đã và đang được xây dựng, ban hành. Để những chính sách và khung pháp lý này đi vào đời sống, vai trò của truyền thông, báo chí là đặc biệt quan trọng.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.