Chủ tịch Happy Mart Trần Cẩm Nhung và mô hình cửa hàng “Vì hàng Việt”

Kim Yến Thứ bảy, 11/11/2017 - 14:32

Thành công với thương hiệu thang máy Titan, chị đã quyết định khởi nghiệp lần hai với Happy Mart, mô hình cửa hàng “Vì hàng Việt” với phương châm “Nếu chạm được vào trái tim người khác sẽ giúp được nhiều người”.

Chủ tịch Happy Mart Trần Cẩm Nhung. Ảnh: K.Y

Đến với Happy Mart vào một buổi chiều nắng cháy, tự nhiên thấy lòng mình dịu hẳn bởi nụ cười tươi rói của Trần Cẩm Nhung. Chăm chút từng gian hàng của bạn bè với tất cả đam mê, chị đã truyền ngọn lửa xả thân vào tất cả nhân viên nơi đây, biến Happy Mart thành nơi giới thiệu và quảng bá vô vị lợi cho những thương hiệu Việt nhỏ bé, chưa ai biết tới, nhưng chứa đựng các giá trị tài nguyên bản địa quý giá.

Thành công với thương hiệu thang máy Titan, chị đã quyết định khởi nghiệp lần hai với Happy Mart, mô hình cửa hàng “Vì hàng Việt” với phương châm “Nếu chạm được vào trái tim người khác sẽ giúp được nhiều người”.

Vì sao đang ăn nên làm ra với thương hiệu thang máy Titan, chị lại quyết định khởi nghiệp lần hai với Happy Mart, mô hình cửa hàng dành riêng cho thương hiệu Việt chưa ai biết tới mà con đường lợi nhuận còn đầy chông gai?

Chị Trần Cẩm Nhung: Ban đầu, vợ chồng tôi cũng chỉ nghĩ mình có mặt bằng tốt, làm thế nào để giúp đỡ bạn bè đang làm doanh nghiệp. Mở Happy Mart để biến nơi đây thành chỗ bán hàng và có chỗ giao lưu vui vẻ, nhưng khi bắt tay vào làm thấy đường đi lại khác. Từ từ tiếp xúc với các bạn, hiểu được hoài bão, ước mơ mỗi người, giống như mình nhìn thấy con đường phía trước vậy đó.

Tất cả hàng hóa ở đây đều chỉ là thương hiệu Việt thôi. Mình hiểu cái khó của doanh nghiệp khởi nghiệp, có sản phẩm tốt rồi nhưng làm sao quảng bá, làm sao thuê mặt bằng, rồi phải thuê nhân viên, kênh phân phối tốn rất nhiều tiền. Muốn đưa hàng vào siêu thị cũng khó khăn ghê lắm, tốn cả đống tiền đó nhưng nếu không bán được thì hai tháng sau cũng bị đẩy ra.

Chính vì vậy Happy Mart muốn giúp các doanh nghiệp Việt nhỏ, là một cửa hàng thật đẹp, sẵn cả quầy kệ để họ chưng hàng, giúp mọi người làm thương hiệu và bán hàng.

Niềm cảm hứng nào đã truyền cho chị để quyết định theo con đường mới này của mình?

Chị Trần Cẩm Nhung: Trong một lần lên đỉnh Mẫu Sơn cùng người bạn thân để thăm cơ sở làm rượu truyền thống của chị ở đây. Bạn dẫn tôi qua 10 làng người Dao trên đỉnh Mẫu Sơn, thử rượu từ 7 giờ sáng đến 3 giờ đêm hôm sau. Mẫu Sơn Đỉnh được nấu bằng nồi đất, dùng nước trên đỉnh Mẫu Sơn và được tính theo tuổi ủ rượu trong thùng gỗ sồi với men lá của người Dao, gồm 30 loại lá mọc trên đỉnh Mẫu Sơn. Tôi hỏi bạn là làm sao phân biệt được nhiều loại rượu như vậy? Bạn nói: “Mình sinh ra để làm chuyện đó mà”.

Rồi bạn kể có lần có người dùng nồi inox nấu rượu cho nhanh nhưng khi mang ra cho bạn thử. Thử xong bạn tôi đã hỏi ngay “Nấu bằng nồi gì?”, rồi lập tức loại ra liền. Từ đó về sau đã không còn ai nghĩ đến chuyện “thử tài” bạn tôi nữa.

Khi nếm rượu của bạn, tôi mới vỡ òa. Trời ơi! Rượu của bạn toàn hương vị độc đáo, bạn có biệt tài phối các loại rượu với nhau để cho ra hương vị đặc biệt. Trong đầu tôi ngay lúc đó đã bật lên ý nghĩ: Làm sao giúp những sản phẩm này thành thương hiệu quốc gia?

Thế là tôi quyết định mang hàng về đây giới thiệu, và mời chuyên gia về giúp làm thương hiệu, bao bì mẫu mã mới cho Mẫu Sơn Đỉnh.

Dù không lo chi phí mặt bằng, nhưng làm thế nào để giải quyết được lương cho nhân viên, rồi dòng tiền, dòng hàng cho doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện kho hàng không lớn?

Chị Trần Cẩm Nhung: Doanh nghiệp thường chết ở dòng tiền, mình không muốn chiếm dụng vốn của nhau, chỉ lấy một ít hàng, bán xong chuyển tiền liền rồi mới lấy hàng tiếp. Từ đó bạn và mình cùng tạo ra dòng tiền thường xuyên… Nhiệm vụ của mình là lan tỏa được ra nhiều doanh nghiệp, mình không lấy tiền thuê, chỉ sống trên hoa hồng tự nguyện chiết khấu, không đòi hỏi bạn bè gì cả.

Các bạn nhân viên ở đây đều rất giỏi. Nhiều người dù làm việc khác nhiều tiền hơn nhưng lại sẵn sàng bỏ hết về đây phụ mình với tinh thần tự nguyện là chính vì lương ở đây không cao. Mình nhìn thấy con đường, nếu làm tốt sau này có lợi nhuận nhiều sẽ chia đều cho anh em. Mọi người đều hiểu và chia sẻ, gắn bó.

Chi phí ban đầu trung bình cho một cửa hàng này chỉ tầm 200 triệu đồng, do được làm theo những cách thức khá đặc biệt; như khi xây dựng trang web của cửa hàng, người bạn sau khi nghe mình trình bày đã quyết định làm cho với chi phí bằng... giá vốn. Về truyền thông, chúng tôi chỉ làm trên Facebook, nhân viên cửa hàng tự viết bài, tự sắp xếp theo thứ tự marketing, giúp cho quảng bá sản phẩm thu hút, nổi bật…

Ngoài ra là cũng phải nhờ doanh thu từ Titan ổn định nên mới theo đuổi cái này được đấy chứ!

Chị Trần Cẩm Nhung và khách hàng trong Happy Mart. Ảnh: K.Y

Chị có thể nói một chút về Titan?

Chị Trần Cẩm Nhung: Hai vợ chồng mình theo đuổi nghề thang máy mấy chục năm nay rồi. Tự mình làm, tự mình gia công. Thương hiệu Titan chính là tình yêu của hai đứa đó!

Làm thang máy phải quản chặt về an toàn, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người khác. Chồng thì lo hết về kỹ thuật, tài chính giao phó hết cho mình. Nguyên cả gia đình đều làm thang máy từ nhỏ tới lớn, sản xuất luôn tủ điện theo yêu cầu thiết kế của khách hàng… Doanh thu cũng ổn.

Chị vừa nói doanh nghiệp Việt nhỏ chưa có tên tuổi rất khó vào siêu thị? Vậy làm thế nào để Happy Mart giúp phát triển thị trường cho các sản phẩm Việt, nhất là các sản phẩm bản địa?

Chị Trần Cẩm Nhung: Giám đốc của mình từng làm việc với siêu thị, mỗi lần đưa hàng vào siêu thị rất cực. Có chị doanh nghiệp ở Củ Chi cho biết, mỗi lần vào siêu thị mất hơn 100 triệu, bán không được là dẹp tiệm luôn. Đã thế còn bị tăng chiết khấu hoài, 5% cộng với chiết khấu, chưa tính giam 45 ngày tiền hàng…

Hàng vô siêu thị như vậy thì đâu có lợi nhuận! Khổ mấy doanh nghiệp nhỏ lắm. Mình muốn kết nối các doanh nghiệp lại với nhau, cùng một số bạn marketing, mời các doanh nghiệp nhỏ có sản phẩm tốt chế biến từ nông nghiệp, hỗ trợ các bạn có không gian trưng bày, không gian tiếp khách và bán hàng.

Ở đây còn có các anh chuyên gia và luật sư cũng góp ý, tư vấn cho doanh nghiệp miễn phí. Lỗ hổng lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp nhỏ là sở hữu trí tuệ. Cuộc chơi hiện nay toàn cầu rồi, không thay đổi thì chỉ nội mấy nhãn hàng Thái, Malaysia thôi cũng đủ “đè chết” hàng Việt.

Về nhân viên, chủ trương của mình là không tuyển người bán hàng, nhiệm vụ quan trọng của các bạn là lãnh hội hết những ưu điểm của các sản phẩm bán ở đây để giới thiệu cho khách hàng cảm nhận y như người chủ. Muốn thế, mỗi sản phẩm phải là một câu chuyện thú vị.

Như nấm trường sinh linh chi của chị Lê Thị Làn, một cô giáo có trang trại nấm ở Bình Phước, nguồn gốc rõ ràng, sản xuất bằng cả sự tâm huyết. Hay mật ong Eatu, một trang trại ở Đắc Lắc đã xuất khẩu 30 năm nay rồi của bạn Nguyễn Phong, một chuyên viên ngân hàng về nối nghiệp cha, có hai trang trại nuôi ong và chế biến mật theo phương pháp gia truyền.

Rất nhiều sản phẩm bản địa của Việt Nam tốt, giá cả phù hợp mà không được người dùng biết đến, như sản phẩm Colagen từ da cá basa của nhà máy Vĩnh Thanh, Đồng Tháp, được kết hợp với một viện nghiên cứu của Mỹ, làm ra sản phẩm giá chỉ 450 ngàn đồng, trong khi người Nhật làm y vậy bán 900 ngàn đồng…

Như vậy đấy. Tôi muốn tạo ra một nơi để mọi người cùng hiểu, cùng trải nghiệm, cùng chia sẻ câu chuyện của sản phẩm mà người tiêu dùng sẽ mua. Đó là triết lý của Happy Mart và tôi tin cách làm này sẽ giúp người tiêu dùng quay lại với hàng Việt.

Hiện nay Happy mart đã có 26 nhà cung cấp, mỗi nhà cung cấp có 15 mặt hàng khác nhau. Mình đang kiếm thêm khoảng 10 nhà cung cấp nữa.

Với Happy Mart, dường như chị đang dành nhiều tâm huyết với mong muốn sống vì người khác?

Chị Trần Cẩm Nhung: Cái đó trong mình mãnh liệt lắm, làm việc này tốt cho cộng đồng. Khi cái tâm đã như vậy, lại có thêm nhiều người bạn hiểu và giúp mình hết mức, các bạn trẻ làm việc ở đây cũng sẵn sàng cùng Happy Mart, “Người Việt mua hàng Việt chất lượng” sẽ lan tỏa.

Theo chị, khó khăn nhất để sản phẩm bản địa đi ra thị trường thế giới là gì?

Chị Trần Cẩm Nhung: Khó nhất là nguồn nguyên liệu đầu vào chưa được kiểm soát, thường xuyên thiếu hụt, doanh nghiệp vẫn phải chạy vạy tìm kiếm. Cần có sự kết hợp giữa nông dân với doanh nghiệp để có vùng nguyên liệu ổn định, truy xuất được nguồn gốc, thay đổi bao bì nhãn mác mới đi ra thế giới được.

Theo tôi, những sản phẩm bản địa trong nước rất có tiềm năng như vỏ bưởi, vỏ chanh, khoai lang sấy lạnh, mật ong, gạo nguyên cám mới chà … Trái cây, nông sản của các nước lân cận thua mình rất xa về hương vị, chất lượng, nhưng họ có được sự hỗ trợ lớn từ nhà nước, giúp sản phẩm làm ra đi toàn thế giới.

Tôi cho rằng Việt Nam nên phát triển nông nghiệp và ẩm thực, đó chính là thế mạnh.

Khi Happy Mart mở thành chuỗi, điều chị lo lắng nhất là gì?

Chị Trần Cẩm Nhung: Vẫn phải giữ giá trị cốt lõi là “Người Việt dùng hàng Việt”. Nhìn về con đường phía trước, mình thấy còn dài lắm, mọi người phải cùng giúp nhau, chứ một mình lo không xuể. Mình cứ từng bước, từng bước theo mục tiêu mà mình đã đặt ra ban đầu thôi, mỗi một mẫu mã mới ra đời là mình đều thích thú…

Tôi nghĩ đến cửa hàng thứ hai, thứ ba và hơn nữa nhưng có lẽ cần mọi người sẽ cùng nhau làm chứ không phải chỉ riêng chúng tôi. Mô hình doanh nghiệp xã hội này cần được nhân rộng ra.

Sắp tới tôi sẽ mời các anh chuyên gia làm “cửa giữa” để kết nối với các nhà phân phối; tổ chức tọa đàm giữa doanh nghiệp và chuyên gia theo từng chủ đề, giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm của mình.

Happy Mart bắt đầu bằng tình bạn, sự hợp tác chân thành, nên từ ngày bắt đầu đến giờ đều tràn ngập niềm vui. Tạo được niềm vui cho mình và cho mọi người đã là lời lắm rồi. Nhiều người đến, cảm được con đường mình làm; nhiều người ở tỉnh xa tới xin làm đại lý, kết nối thẳng với nhà sản xuất...

“Nếu chạm được vào trái tim người khác sẽ giúp được nhiều người”, tôi cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa, với tôi đó là hạnh phúc!

Cám ơn chị về cuộc trò chuyện thú vị!

Thật sự mô hình này ở Việt Nam còn rất mới. Những startup nhỏ không có chi phí, làm thế nào để cùng chung tay đưa sản phẩm ra thị trường, và trong tương lai xa hơn, đưa ra nước ngoài?
Ở tâm thế giúp đỡ nhau, Happy Mart là cách làm hay của một nhóm doanh nhân và chuyên gia. Cứ nghĩ mình cho đi, nhưng thực sự cho đi lại được nhận rất nhiều. Mô hình này mới chỉ là bước khởi đầu, hy vọng sẽ được nhân lên thành chuỗi để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp Việt đem hàng ra công chúng, có bước đi xa hơn để xuất khẩu.
Chuyên gia tư vấn Lương Huỳnh Minh Vy

Lý Quí Trung, người sáng lập Phở 24: Chuyện 'ăn lẫn nhau' khi mở chuỗi cửa hàng

Lý Quí Trung, người sáng lập Phở 24: Chuyện "ăn lẫn nhau" khi mở chuỗi cửa hàng

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Mở thêm một cửa hàng mới mà doanh thu của các cửa hàng cũ bị suy giảm là có vấn đề, cho dù doanh thu cửa hàng mới có cao bao nhiêu đi chăng nữa. Bức tranh tổng thể mới quan trọng.

Tập đoàn Thái Lan đầu tư 512 triệu USD mở thêm siêu thị BigC, Nguyễn Kim

Tập đoàn Thái Lan đầu tư 512 triệu USD mở thêm siêu thị BigC, Nguyễn Kim

Đầu tư -  7 năm

Ngay năm sau, Central Group sẽ chi khoảng 7 tỷ baht (210 triệu USD) để mở thêm 20 siêu thị Big C và chuỗi bán buôn Lan Chi Mart, cùng với 20 cửa hàng Nguyễn Kim.

Thương hiệu Việt trong “cơn lốc” thâu tóm

Thương hiệu Việt trong “cơn lốc” thâu tóm

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Nhìn lại những thương hiệu Việt đình đám đã bị các “đại gia” nước ngoài thâu tóm trong thời gian qua như: Dạ Lan, PS, Tribeco, Diana, Kinh Đô, Phở 24, Holcim... cho thấy đa số các doanh nghiệp Việt bị thâu tóm đều theo chiêu bài ''liên doanh - thâu tóm”.

Hà Nội gỡ vướng 5 dự án trên 'đất vàng'

Hà Nội gỡ vướng 5 dự án trên 'đất vàng'

Tiêu điểm -  55 phút

Công viên Kim Quy và tổ hợp tại 148 Giảng Võ là hai trong số năm dự án Hà Nội nỗ lực tháo gỡ khó khăn để sớm xây dựng.

Khởi động giải gôn thường niên BRG Golf Hanoi Festival 2024

Khởi động giải gôn thường niên BRG Golf Hanoi Festival 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Giải gôn thường niên BRG Golf Hanoi Festival sẽ chính thức chào đón các gôn thủ trong hai ngày thi đấu 9 và 10/11/2024 tại hai sân gôn đẳng cấp quốc tế.

Tiện ích khác biệt, Hanoi Melody Residences hấp dẫn khách ở thực

Tiện ích khác biệt, Hanoi Melody Residences hấp dẫn khách ở thực

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Tạo ra sự khác biệt hoàn toàn với các dự án hiện hữu, Hanoi Melody Residences đang hút lượng lớn khách có nhu cầu ở thực đến Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.

Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn

Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn

Tài chính -  8 giờ

Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.

Zalopay tiến vào mảng trả góp

Zalopay tiến vào mảng trả góp

Doanh nghiệp -  8 giờ

Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.

EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard

EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard

Bất động sản -  8 giờ

EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

Tài chính -  13 giờ

MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.