‘Nông nghiệp có tội tình gì’?
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng giúp Việt Nam xóa đói, giảm nghèo, đến nay vẫn là bệ đỡ cho nền kinh tế, là nền tảng duy trì an ninh lương thực trong nước và khu vực.
Sản xuất gạo bền vững nhưng cố gắng giảm chứ không tăng giá, theo Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn, bởi gạo là hàng hóa thiết yếu nên cần được phân phối tới tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý nhất.
Cuối tháng 5 vừa qua, thông tin Tập đoàn Lộc Trời trúng gói thầu cung cấp 60 nghìn tấn gạo cho Indonesia với giá 563USD/tấn, thấp hơn 16USD so với giá chào ban đầu khiến dư luận xôn xao, dù đã có nhiều bên liên quan lên tiếng cho rằng, việc này không tác động tiêu cực tới thị trường.
Nói về điều này, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn cho biết, nhờ các giải pháp bền vững nên chi phí sản xuất gạo giảm, doanh nghiệp này có thể hạ giá nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho bà con.
“Nhiều người quan niệm làm sản phẩm sạch, bền vững thì có quyền tăng giá nhưng gạo là mặt hàng thiết yếu, lương tâm chỉ cho phép chúng tôi cố gắng giảm chứ không tăng giá gạo. Người tiêu dùng ở nước ngoài cũng là con người mà”, ông Thòn bộc bạch.
Thực tế, Lộc Trời đã triển khai các giải pháp bền vững từ rất sớm, thông qua cách tiếp cận sinh học – tuần hoàn – xanh (BCG), với các giải pháp cụ thể như sản xuất chế phẩm sinh học, thu gom để tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, bên cạnh việc áp dụng cơ giới hóa trong canh tác lúa.
Kết quả, doanh nghiệp này giúp bà con nông dân tiết kiệm được 9% chi phí sản xuất, trong đó chi phí thuốc trừ sâu tiết kiệm tới 23%. Năng suất, giá trị và doanh thu tăng từ 1- 2%.
Lộc Trời cũng là đơn vị tiên phong áp dụng tiêu chuẩn canh tác lúa bền vững SRP bao gồm hơn 40 yêu cầu, chia thành tám nhóm tiêu chí hết sức khắt khe (xem thêm cuối bài). Với sự hỗ trợ của Lộc Trời, 13 nông dân ở An Giang và Đồng Tháp đã trở thành 13 người đầu tiên trên thế giới đạt 100% tiêu chuẩn SRP trong vụ đông xuân 2019 – 2020.
Nói về những nỗ lực này, ông Thòn cho biết, đây là khát vọng tồn tại suốt 35 năm hình thành và phát triển của doanh nghiệp, luôn kiên trì, kiên định với mục tiêu cùng người nông dân phát triển bền vững.
Cũng chính vì tư duy đó, bên cạnh các giải pháp tiết giảm nguyên liệu, tận dụng phụ phẩm, Lộc Trời cũng triển khai không ít các sáng kiến giúp đỡ bà con nông dân, tiêu biểu như mô hình “3 bao” (bao tiêu, bao sâu bệnh, bao lợi nhuận), hay đứng ra làm trung gian, đàm phán với ngân hàng cho bà con được vay vốn với lãi suất thấp.
Tâm huyết với người nông dân là vậy, sự việc Lộc Trời nợ tiền thu mua lúa gạo của nông dân khiến ông Thòn rất day dứt và cho triển khai nhanh các giải pháp để trả tiền nợ trong thời gian sớm nhất. Đến ngày 20/5, khoản tiền mua lúa 472 tỷ đồng đã được doanh nghiệp này thanh toàn đầy đủ cho bà con.
Bên cạnh mong muốn cải thiện thu nhập, sinh kế của người nông dân, Tập đoàn Lộc Trời cũng hướng tới một mục tiêu xa hơn nữa. Đó là giúp lúa gạo nâng cao năng suất, đảm bảo an ninh lương thực trong nước cũng như thế giới, qua đó nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, những nỗ lực hiện nay của Lộc Trời vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của ngành lúa gạo. Ông Thòn cho biết, còn nhiều dư địa để canh tác lúa bền vững hơn nữa, với chi phí thấp hơn nữa.
Để làm được điều này, Chủ tịch Lộc Trời kiến nghị cần có sự đồng hành từ phía chính sách, thay vì cứ mãi để doanh nghiệp “cầm đèn chạy trước ô tô”.
“Chúng tôi chưa nhận được hỗ trợ nhiều từ chính sách, khen thưởng thì nhiều rồi nhưng cần chính sách thiết thực hơn nữa”, ông Thòn nói tại Tọa đàm Doanh nghiệp tiên phong thực thi ESG và kinh tế tuần hoàn.
Vị doanh nhân gốc miền Tây cũng bày tỏ sự kỳ vọng vào đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo ông Thòn, đề án này khắc phục được những mặt hạn chế của chính sách cánh đồng mẫu lớn, tạo ra một mô hình cộng sinh, đưa tất cả các chủ thể trong chuỗi giá trị lúa gạo tham gia vào. Từ đó, các giải pháp sẽ được triển khai đồng bộ và hiệu quả.
Tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững (SRP)
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng giúp Việt Nam xóa đói, giảm nghèo, đến nay vẫn là bệ đỡ cho nền kinh tế, là nền tảng duy trì an ninh lương thực trong nước và khu vực.
Tập đoàn Lộc Trời vừa thanh toán khoản nợ 472 tỷ đồng tiền mua lúa vụ đông xuân cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đầu tư vào công nghệ là cách nhiều doanh nghiệp đang sử dụng để giải bài toán phát triển bền vững ngành nông nghiệp theo hướng vừa giảm phát thải, vừa tạo ra giá trị cao.
Áp dụng các biện pháp giảm phát thải cho canh tác lúa, Tập đoàn Lộc Trời kỳ vọng sẽ bán ra khoảng 10 triệu tín chỉ carbon mỗi năm trên thị trường.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.