Leader talk
Chủ tịch Tân Hiệp Phát: Phải vượt qua nỗi sợ hãi nếu thất bại
"Cách đây mười mấy năm, chúng tôi không nghĩ mình có thể đương đầu với những người khổng lồ như Coca Cola hay Pepsi, nhưng chúng tôi đã làm được. Nếu Tân Hiệp Phát có thể, thì các bạn cũng có thể, hãy tin vào điều đó".

Báo cáo của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cho thấy, hai doanh nghiệp ngoại là Coca Cola, Pepsi áp đảo thị trường với thị phần tương ứng 41,3% và 22,7%, trong khi Tân Hiệp Phát là 25,5%. Số còn lại thuộc về các doanh nghiệp nhỏ lẻ khác.
Tuy nhiên, ở một vài ngành hàng, Tân Hiệp Phát đang dẫn đầu, ví dụ như trà đóng chai với thương hiệu trà xanh 0 độ và trà thảo mộc Dr Thanh. Doanh thu năm 2017 của tập đoàn Tân Hiệp Phát tăng 20% so với năm 2016, đạt xấp xỉ 7.000 tỷ đồng. Đặc biệt, lợi nhuận tăng đến 62%, đạt 1.580 tỷ đồng.
Mặc dù hiện tại Tân Hiệp Phát vẫn còn bị lép vế trước Coca Cola và Pepsi trên sân nhà, nhưng trong bối cảnh nhiều thương hiệu nước giải khát Việt lừng lẫy một thời như Tribeco và Chương Dương đang dần biến mất thì Tân Hiệp Phát đang ghi nhận những bước tiến tích cực.
Ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch Tân Hiệp Phát vừa được Câu lạc bộ Thương hiệu Việt (VBC) bầu làm Phó Chủ tịch. Nhân dịp này, TheLEADER đã trao đổi với ‘thuyền trưởng’ của Tân Hiệp Phát về vai trò của thế hệ doanh nhân cũng như đường hướng sắp tới của Tân Hiệp Phát.
Với tư cách là một doanh nhân, ông thấy vai trò của mình bây giờ khác nhau như thế nào ở thời kỳ trước đây?
Ông Trần Quí Thanh: Cách đây 20 năm, vai trò của người doanh nhân vẫn còn mờ nhạt, vai trò của các thành phần kinh tế tư nhân chưa được coi trọng. Hiện tại, chính sách mới đã cởi mở hơn, minh chứng là chúng ta đã có Ngày doanh nhân 13/10 nhằm tôn vinh doanh nhân và giúp mọi người thấu hiểu nghề làm doanh nhân hơn. Ngược lại, doanh nhân cũng ngày càng tự tin hơn, mong muốn đóng góp vào sự phát triển kinh tế cũng như GDP của đất nước hơn.
Trước đây, mục tiêu của Tân Hiệp Phát là tạo công ăn việc làm, kiếm tìm lợi nhuận và để đạt được những mục tiêu đó, chúng tôi đã phải nỗ lực rất nhiều, vì lúc đó luật lệ và hành lang pháp lý vẫn chưa rõ ràng khiến Tân Hiệp Phát vừa kinh doanh vừa run rẩy. Tuy nhiên, tôi quan niệm khó khăn đôi khi cũng là một cơ hội cho mình đầu tư, vì mình khó khăn thì nhiều người khác cũng khó khăn.
Sau thời kỳ Mỹ bãi bỏ cấm vận, các doanh nghiệp Việt dần tiếp cận được với máy móc thiết bị hiện đại, chúng tôi có thể mua được miễn sao đủ tiền chứ không khó khăn như trước kia. Theo đó, Tân Hiệp Phát đã mạnh dạn đầu tư, từ đó xây dựng nên Tân Hiệp Phát như ngày nay.
Sau khi Tân Hiệp Phát đứng vững và có một chỗ đứng nhất định rồi, chúng tôi mở rộng tầm nhìn. Bây giờ, tiền bạc chỉ là một trong những thước đo của sự thành công, mục tiêu quan trọng nhất của chúng tôi là tạo dựng thêm nhiều thương hiệu Việt, có trách nhiệm bảo vệ thương hiệu quốc gia, xây dựng Tân Hiệp Phát trở thành niềm tự hào của người Việt Nam trong ngành giải khát.
Thưa ông, để không những không bị các đối thủ ngoại xóa sổ như các đồng nghiệp khác mà còn tăng trưởng liên tục qua từng năm, Tân Hiệp Phát đã, đang và sẽ làm gì?
Ông Trần Quí Thanh: Trong giai đoạn đầu phát triển, Tân Hiệp Phát gặp rất nhiều khó khăn trong lúc xây dựng thương hiệu, đội ngũ bán hàng, quy trình, chính sách… nên chúng tôi buộc phải vừa học, vừa làm, vừa đầu tư.
Hiện tại, Tân Hiệp Phát đang trang bị máy móc gần như hiện đại nhất Việt Nam và khu vực, để có thể sản xuất sản phẩm tốt cho người tiêu dùng mà không cần chất bảo quản. Sau nhiều nghiên cứu thị trường, chúng tôi chọn hướng đi là sản xuất những sản phẩm có lợi cho sức khoẻ.
Chúng tôi vẫn đang tiếp tục đầu tư để nâng các sản phẩm lên tiêu chuẩn quốc tế. Vừa qua, Tân Hiệp Phát đã có chứng nhận về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh của Mỹ - FDA, được quyền xuất khẩu qua Mỹ.
Sắp tới, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục đầu tư về xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống quản trị và nhất là tập trung vào việc chăm sóc, thoả mãn khách hàng, xây dựng đội ngũ kế thừa để thực hiện được ước mơ 100 năm. Mục tiêu 100 năm của chúng tôi là đưa Tân Hiệp Phát không chỉ dẫn đầu ngành nước giải khát Việt Nam mà còn cả châu Á và vươn ra thế giới.
Nếu bây giờ có một doanh nghiệp nhỏ tới xin ông lời khuyên làm sao có thể thành công trong ngành nước giải khát ở thời điểm này, ông sẽ nói gì?
Ông Trần Quí Thanh: Đầu tiên chúng ta phải dám ước mơ, nỗ lực tối đa thực hiện giấc mơ và vượt qua nỗi sợ hãi nếu thất bại. Tất nhiên, trong quá trình gầy dựng doanh nghiệp sẽ có nhiều vấp ngã, nhưng mục tiêu của chúng ta vẫn là “không bao giờ bỏ cuộc, tiếp tục đi tới”.
Từ khi khởi nghiệp đến nay, Tân Hiệp Phát đã gặp nhiều khó khăn tưởng chừng như không gượng dậy nổi, nhưng bằng quyết tâm chúng tôi đã vượt qua. Theo tôi, bằng quyết tâm và nỗ lực, không gì là không thể.
Ngay bản thân Tân Hiệp Phát, cách đây mười mấy năm, chúng tôi không nghĩ mình có thể đương đầu với những người khổng lồ như Coca Cola hay Pepsi, nhưng chúng tôi đã làm được. Nếu Tân Hiệp Phát có thể, thì các bạn cũng có thể, hãy tin vào điều đó.
Lý do vì sao ông cùng ban vận động đứng ra kêu gọi thành lập Câu lạc bộ Thương hiệu Việt? Ông gửi gắm điều gì vào câu lạc bộ này?
Ông Trần Quí Thanh: Quả thật, tôi rất bận, tuy nhiên với mong muốn kêu gọi tất cả những doanh nghiệp đứng đầu ngành tại Việt Nam, có tổng doanh thu khoảng 500.000 tỷ đồng, tập hợp lại để có thể hỗ trợ, bổ sung và giúp đỡ lẫn nhau, nhằm đóng góp và thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà, tôi đã cùng ban bè đứng ra thành lập câu lạc bộ này.
Xin cám ơn ông!
Ái nữ nhà Dr. Thanh trải lòng về những góc khuất ở Tân Hiệp Phát
Gia đình Tân Hiệp Phát lập công ty mua bán nợ
Cùng với tuyên bố tham gia vào lĩnh vực bất động sản, gia đình Tân Hiệp Phát đã thành lập công ty mua bán nợ để nhắm vào những lô đất vàng 'nằm sau' các khoản nợ xấu được các ngân hàng đấu giá.
Lợi nhuận nghìn tỷ mỗi năm của Tân Hiệp Phát chảy đi đâu?
Những năm qua, gia đình ông Trần Quí Thanh gửi tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng vào nhiều ngân hàng khác nhau, sau đó sử dụng chính các sổ tiết kiệm này để bảo đảm cho các khoản vay khác.
Ván cờ bất động sản của ông chủ Tân Hiệp Phát
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh cho biết, bất động sản là ngành được quan tâm đặc biệt, tập đoàn sẽ dành khoảng vài ngàn tỷ đồng để tham gia thị trường này.
Siêu lợi nhuận của Tân Hiệp Phát đến từ đâu?
Vượt qua khủng hoảng 'con ruồi trong chai Number 1', lợi nhuận của tập đoàn Tân Hiệp Phát tăng 62% lên 1.580 tỷ đồng trong năm 2017.
Ái nữ nhà Dr. Thanh trải lòng về những góc khuất ở Tân Hiệp Phát
Lần đầu tiên, Trần Uyên Phương - ái nữ của ông chủ Tân Hiệp Phát đã trải lòng về những góc khuất của tập đoàn này.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.
Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Tổng bí thư kêu gọi xây dựng văn hóa tiết kiệm toàn dân
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.