Chứng khoán ngày 1/8: Trụ đỡ yếu, VN-Index lội ngược dòng thất bại
Sau khi rớt thủng mốc 950 điểm vào cuối phiên, chỉ số VN-Index nhanh chóng đi lên nhưng không kịp khi lực nâng đỡ quá yếu và phần lớn đến từ 2 cổ phiếu năng lượng lớn GAS và PLX.
Chỉ số VN-Index kịp thời trở lại trên mốc tham chiếu trong đợt ATC.
HOSE - Lội dòng
Ngưỡng hỗ trợ 950 điểm chỉ giúp VN-Index trụ được trong 40 phút giao dịch đầu tiên, ngay sau đó thị trường chìm trong sắc đỏ. Nhóm mã có vốn hóa lớn phần nhiều đã phải chịu áp lực chốt lời từ sớm, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm giá.
Sau khi tụt xuống 947 điểm, VN-Index có lần hồi phục đáng kể duy nhất với sự giúp sức của GAS khi tăng hơn 2,5% về giá. Tuy nhiên, lực nâng đỡ là không đủ khi nguồn cung giá thấp tiếp tục gia tăng mạnh hơn, các cổ phiếu ngân hàng và VNM đào sâu hơn trên biểu đồ giá. Chỉ số VN-Index lao dốc cho đến giờ nghỉ trưa và tạm dừng tại 944,51 điểm, giảm 8 điểm so với tham chiếu (-0,87%).
Nhóm ngân hàng đã tạo gánh nặng lớn nhất cho chỉ số chính trong sáng nay với việc đồng loạt giảm mạnh về giá gồm VCB giảm 1,02%; TCB giảm 0,5%; CTG giảm 2,37%; BID giảm 2,7%; VPB giảm 3%; MBB giảm 2,38%; HDB giảm 2,1%; STB giảm 2,7%; EIB giảm 0,7%; TPB giảm 4%.
Phần còn lại của top 10 mã có vốn hóa lớn nhất sàn sáng nay ngoài VIC tăng 0,5%; VHM tăng 0,2%; GAS chỉ còn tăng 1% thì còn lại cũng giảm giá gồm VNM giảm 2,34%; MSN giảm 0,24%; SAB giảm 0,73%.
Đến chiều, áp lực chốt lời đã giảm đáng kể, thêm nữa, lực cầu bắt đáy tham gia vào thị trường một cách tích cực khiến chỉ số VN-Index liên tục đi lên dù có hơi trắc trở trên biểu đồ kỹ thuật, đóng cửa tại 953,55 điểm, tăng nhẹ 0,78 điểm so với tham chiếu (+0,08%).
Khối lượng giao dịch tăng 5% so với phiên trước, đạt 212,5 triệu đơn vị, tương ứng với 4,3 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 110 mã tăng giá, 165 mã giảm giá và 63 mã đứng giá. Trong đó có 7 mã tăng trần và 9 mã giảm sàn.
GAS (+2,59%) và TCB (+3,45%) là 2 mã đóng góp lớn nhất cho thành tích của VN-Index hôm nay với lần lượt 1,46 điểm và 1,1 điểm ảnh hưởng.
Ở phía ngược lại, gánh nặng lớn nhất của chỉ số chính là VNM khi giảm 1,14% về giá.
Về nhóm ngân hàng, tuy phần lớn cổ phiếu vẫn còn giảm giá gồm BID giảm 0,38%; CTG giảm 1,08%; MBB giảm 0,65%; VPB giảm 0,93%; HDB giảm 1,54%; STB giảm 2,21%; TPB giảm 1,2%, nhưng thực chất hầu hết cổ phiếu thuộc ngành này đã có sự cải thiện đáng kể về giá vào phiên chiều. Các cổ phiếu còn lại đã lấy lại được sắc xanh gồm VCB tăng 0,68%; TCB tăng 3,45%.
Về khối lượng giao dịch, mã FLC (-3,62%) với 27,7 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HAG (-2,82%) với 15,5 triệu đơn vị và ITA (+1,74%) đạt 9,6 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, sàn HOSE đã chuyển sang bán ròng 69,26 tỷ đồng. Cụ thể, VRE dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 3,5 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là TCB, HPG, BID.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VRE với 3,7 triệu đơn vị. Theo sau là TCB, VNM, DXG.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày gồm HCD (CTCP Đầu tư Sản xuất và thương mại HCD) tăng 9,3 lần; HSL (CTCP Chế biến nông sản Hồng Hà Sơn La) tăng 7,7 lần; TDG (CTCP Dầu khí Thái Dương) tăng 4,7 lần.
HNX - Sắc xanh
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index rập rình dưới mốc tham chiếu cả phiên khi chịu áp lực chốt lời lớn. Trụ nâng đỡ quá yếu khiến chỉ số này khó nhọc hồi phục và đóng cửa tại 105,65 điểm, giảm 0,09 điểm (+0,09%).Khối lượng giao dịch giảm 14% so với phiên trước, đạt 40,5 triệu đơn vị, tương ứng với 0,56 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 77 mã tăng giá, 72 mã giảm giá và 49 mã đứng giá.
VCS (-1,97%) là mã chứng khoán tạo gánh nặng lớn nhất cho HNX-Index hôm nay với -0,15 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 20 mã tăng giá kịch trần, 11 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, PVS (+2,81%) dẫn đầu sàn khi đạt 9,13 triệu đơn vị. ACB (0%) theo sau với 4,5 triệu đơn vị, SHB (-1,25%) đạt 4,47 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 862,4 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là PVS với 1,5 triệu đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm S99, PGS, HKT.
Sau khi rớt thủng mốc 950 điểm vào cuối phiên, chỉ số VN-Index nhanh chóng đi lên nhưng không kịp khi lực nâng đỡ quá yếu và phần lớn đến từ 2 cổ phiếu năng lượng lớn GAS và PLX.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa mạnh khiến chỉ số VN-Index khó lòng chinh phục ngưỡng kháng cự 960 điểm.
Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện, dự kiến chi 500 tỷ đồng để mua 50 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ của Công ty CP Chứng khoán Sen Vàng.
Theo Nghị định 94, ba giải pháp được xem xét thí điểm trong giai đoạn đầu gồm chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu thông qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), và cho vay ngang hàng (P2P Lending).
Theo Bộ Tài chính, việc hoãn thời điểm kê khai, nộp thuế cho đến khi chuyển nhượng có thể tạo tình trạng "đóng thuế trễ" với khoản thu nhập thực tế đã tăng.
Trong khi các ngân hàng nội địa liên tục tăng trưởng mạnh cả về quy mô tín dụng lẫn lợi nhuận, nhóm ngân hàng nước ngoài lại cho thấy một bức tranh tương phản.
Theo thông tin vừa công bố của ngân hàng Eximbank, ông Nguyễn Hoàng Hải sẽ rời ghế quyền Tổng giám đốc từ ngày 1/7/2025. Cùng ngày, HĐQT Eximbank đã bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc, Phó tổng giám đốc ngân hàng giữ chức quyền Tổng giám đốc.
Tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số, MSB liên tục triển khai giải pháp thanh toán thông minh/thanh toán số với nhiều bệnh viện trên cả nước, góp phần rút ngắn thời gian và nâng cao trải nghiệm khám chữa bệnh cho người dân.
Lễ khai trương tại sân bay Milan Malpensa với sự hiện diện của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đại diện chính quyền vùng Lombardia cùng lãnh đạo sân bay.
Khi quảng cáo không còn là “vũ khí tối thượng” để tăng trưởng, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt – đặc biệt là các thương hiệu vừa và nhỏ – đang tìm đến một chiến lược marketing cũ nhưng chưa bao giờ lỗi thời: partnership marketing (tiếp thị qua hợp tác thương hiệu).
Không chỉ góp mặt để hoàn thiện bức tranh đa dạng giới tính, lãnh đạo nữ còn mang theo hệ giá trị tư duy đặc trưng là thấu cảm, linh hoạt và bền bỉ nên đã góp phần tái định hình chuẩn mực lãnh đạo trong kỷ nguyên đầy bất định và áp lực chuyển đổi liên tục.
Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện, dự kiến chi 500 tỷ đồng để mua 50 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ của Công ty CP Chứng khoán Sen Vàng.
Tổng giám đốc Nguyễn Quang Tín chia sẻ doanh thu từ việc chuyển nhượng dự án Lam Hạ Center Point sẽ đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh năm 2025 của công ty.
Theo Nghị định 94, ba giải pháp được xem xét thí điểm trong giai đoạn đầu gồm chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu thông qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), và cho vay ngang hàng (P2P Lending).