Chứng khoán thời Covid-19 khác với khủng hoảng 2008

Trần Anh Thứ sáu, 17/04/2020 - 13:06

Sự khác biệt giữa năm 2008 với năm 2020 có thể nhìn thấy ở rất nhiều chỉ số vĩ mô, sự vận hành của nền kinh tế, của thị trường.

Báo cáo chiến lược quý 1/2020 của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) so sánh các điều kiện kinh tế trong thời kỳ dịch Covid-19 với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Theo đó, BVSC cho rằng, mọi thứ đã tốt hơn rất nhiều trong năm 2020, khác xa so với những khó khăn trong năm 2008.

Cụ thể, nếu so sánh các chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2008 và 2020 có thể thấy hiện kinh tế Việt Nam đang có sự ổn định, vững chãi hơn nhiều so với năm 2008. Thị trường chứng khoán hiện vẫn duy trì sự ổn định và có sự hấp dẫn hơn so với các kênh tiền gửi, trái phiếu.

Mặt bằng lãi suất tiền gửi, lợi suất trái phiếu hiện nay đang không hấp dẫn, và không có lợi thế hẳn so với kênh đầu tư chứng khoán. Đây là khác biệt lớn so với năm 2008, điều này giúp dòng tiền vẫn có thể duy trì trong thị trường chứng khoán.

Sự khác biệt giữa năm 2007, 2008 với năm 2020 có thể nhìn thấy ở rất nhiều chỉ số vĩ mô, sự vận hành của nền kinh tế, của thị trường. Năm 2007 tăng trưởng tín dụng lên tới trên 50%, nhưng ngay sau đó nửa đầu năm 2008 Chính phủ lại phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát.

Lạm phát năm 2007 lên tới 12,63%, và có những tháng năm 2008 chỉ số lạm phát yoy lên tới trên 20%. Năm 2008, chỉ riêng lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn lên tới 15%/năm, lãi suất cơ bản (để tham chiếu lãi suất cho vay) cũng đã 14%/năm, mặt bằng lãi suất huy động thực tế duy trì ở mức cao, lợi suất trái phiếu 2 năm và 5 năm nhiều thời điểm lên tới trên 20%.

Còn những năm gần đây, tăng trưởng tín dụng luôn được kiểm soát ở mức quanh 14%, các chỉ số vĩ mô khác như lạm phát, tỷ giá, mặt bằng lãi suất trong tầm kiểm soát và ở mức thấp.Thanh khoản hệ thống ngân hàng cũng ở trạng thái dồi dào.

Bên cạnh đó, so với năm 2008, các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ năm 2020 thông qua gói giảm lãi vay, giãn nợ cho doanh nghiệp; giãn thuế, giảm tiền thuê đất; gói an sinh xã hội; gói giảm giá xăng dầu, giá điện... cũng đang được thực hiện kịp thời và đúng đối tượng hơn.

Thậm chí, nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, chúng tôi cho rằng Chính phủ vẫn còn ít nhiều dư địa để thực hiện thêm các gói chính sách hỗ trợ nền kinh tế khi cần thiết.

Nhìn lại bối cảnh kinh tế, thị trường chứng khoán năm 2008, so sánh với 2020 hiện nay để nhận thấy thị trường chứng khoán năm nay sẽ diễn biến ổn định hơn nhiều, những cú sốc giảm do tin tức dịch bệnh, do giải chấp chỉ là những diễn biến trong ngắn hạn.

Sự ổn định hệ thống ngân hàng, của chỉ số vĩ mô, sức khỏe của các doanh nghiệp, và sự hấp dẫn về định giá của thị trường chứng khoán là cơ sở để tin rằng thị trường chứng khoán sẽ diễn biến ổn định trở lại và không còn giảm sốc như thời gian qua. Diễn biến ngắn hạn của thị trường vẫn chịu tác động lớn của các kịch bản, thời gian kiểm soát dịch bệnh.

Tuy nhiên, BVSC cũng lưu ý là mặc dù bối cảnh vĩ mô năm 2020 về cơ bản ở trạng thái ổn định và tích cực hơn so với năm 2008 nhưng quy mô nợ lại đang ở mức lớn hơn nhiều, thể hiện qua tổng dư nợ tín dụng/GDP đã đạt 130% hay quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp liên tục gia tăng trong 3 năm gần đây.

Trên cơ sở đó, nếu dịch bệnh kéo dài, đây có thể sẽ là một trong những rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán trong năm 2020.

Một trong những rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế phải đối mặt là rủi ro gia tăng nợ xấu. Theo đánh giá sơ bộ của Ngân hàng Nhà nước thì dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng khoảng 2 triệu tỉ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.

Trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn và được kiểm soát trong quý 2, tỷ lệ này sẽ ở mức gần 4% vào cuối quý II và 3,7% cuối năm 2020 và còn có thể cao hơn, dẫn tới ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các ngân hàng và khả năng phục hồi của các ngân hàng yếu kém.

Tính từ năm 2012 đến năm 2019, GDP đầu người của Việt Nam tăng từ 1.150 USD/người lên 2.760/người, tăng khoảng 2,5 lần, tuy nhiên tốc độ vay cá nhân trong dư nợ tín dụng lại tăng khá nhanh – tăng 6,2 lần (trong mẫu 20 ngân hàng, có tổng dư nợ chiếm khoảng 65% dư nợ các ngân hàng). Tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân của mẫu này đang cho thấy dư nợ cho vay cá nhân khá lớn, chiếm tỷ trọng trên 40% dư nợ tín dụng.

Có thể nhận thấy, tốc độ vay cá nhân tăng nhanh một mặt đã góp phần làm tăng hiệu quả cho các ngân hàng, nhưng trong bối cảnh rủi ro dịch bệnh (nếu kéo dài) lại tiềm ẩn rủi ro. Tuy nhiên, ở quy mô hiện nay có thể rủi ro này chưa cao, một phần do tỷ trọng cho vay cá nhân còn thấp và do tập quán tiết kiệm của các hộ gia đình trong nhiều năm nên lượng tài sản tích lũy còn lớn.

Một vấn đề nữa là rủi ro từ trái phiếu doanh nghiệp. Trong năm 2017 giá trị trái phiếu doanh nghiệp được phát hành là 115 ngàn tỷ, 2018 là 224 ngàn tỷ và 2019 là 296 ngàn tỷ. Trái phiếu của các ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2019 là 41%, các ngành Bất động sản, Dịch vụ tiêu dùng, Công nghiệp... chiếm 59% giá trị trái phiếu còn lại.

Với việc giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành tăng mạnh trong 3 năm gần đây, rủi ro từ trái phiếu doanh nghiệp cũng sẽ xuất hiện trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt nếu rủi ro dịch bệnh kéo dài sẽ khiến đòi hỏi về lợi suất của trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng tạo thêm áp lực cho nhà phát hành.

Nhìn chung, đợt dịch Covid-19 cũng lúc tác động tới thị trường trong ngắn hạn, nhưng mặt khác cũng tạo ra sự chuyển dịch trong dài hạn về quản trị doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh của nhiều công ty. Thói quen áp dụng công nghệ sẽ được định hình, một mặt giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí vận hành, và mặt khác cũng giúp năng suất lao động cải thiện.

Theo góc nhìn này, những doanh nghiệp thuộc các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, thương mại điện tử, thực phẩm-đồ uống thiết yếu, dược phẩm sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh, có khả năng duy trì được kết quả kinh doanh và còn có thể có tăng trưởng trong năm nay.

Những ngành liên quan tới dịch vụ du lịch, vận tải, lưu trú vẫn sẽ chịu tác động trực tiếp, ảnh hưởng sớm nhất và hồi phục muộn nhất so với các ngành khác.

Ngành ngân hàng là ngành chịu tác động gián tiếp, tuy nhiên thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ là căn cứ quan trọng để đánh giá lại chất lượng tài sản của các ngân hàng. Nếu dịch bệnh sớm được kiểm soát, các ngân hàng chịu tác động nhỏ hơn và sớm quay lại đà tăng trưởng. Ở chiều ngược lại, nợ xấu có lẽ sẽ là mối quan tâm của nhiều ngân hàng.

Các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, hoạt động kinh doanh đang duy trì được dòng tiền có cơ hội thực hiện M&A, chiếm lĩnh thị phần là những doanh nghiệp rất đáng được quan tâm. Với họ, những đợt biến động như hiện nay sẽ ngăn chặn những đối thủ mới xuất hiện, và tạo sự dễ dàng cho họ trong việc mở rộng thị phần.

Chứng khoán hậu Covid-19: Kịch bản tốt nhất VNIndex về 865 điểm

Chứng khoán hậu Covid-19: Kịch bản tốt nhất VNIndex về 865 điểm

Tài chính -  4 năm
Mức dự phóng nói trên giả định nền kinh tế sẽ trở lại hoạt động bình thường vào cuối quý 2/2020. Nếu tình hình gián đoạn kéo dài sang quý 3/2020 thì rủi ro sụt giảm lợi nhuận doanh nghiệp sẽ gia tăng, ảnh hưởng lớn tới VNIndex.
Chứng khoán hậu Covid-19: Kịch bản tốt nhất VNIndex về 865 điểm

Chứng khoán hậu Covid-19: Kịch bản tốt nhất VNIndex về 865 điểm

Tài chính -  4 năm
Mức dự phóng nói trên giả định nền kinh tế sẽ trở lại hoạt động bình thường vào cuối quý 2/2020. Nếu tình hình gián đoạn kéo dài sang quý 3/2020 thì rủi ro sụt giảm lợi nhuận doanh nghiệp sẽ gia tăng, ảnh hưởng lớn tới VNIndex.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm

Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm

Tài chính -  1 ngày

Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.

TPS mạnh tay đầu tư trái phiếu dưới thời Chủ tịch Đỗ Anh Tú

TPS mạnh tay đầu tư trái phiếu dưới thời Chủ tịch Đỗ Anh Tú

Tài chính -  1 ngày

Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.

TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú

TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú

Tài chính -  1 ngày

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.

Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Tài chính -  2 ngày

Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  3 ngày

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại

TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.

Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải

Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải

Doanh nghiệp -  2 giờ

AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.

Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam

Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam

Doanh nghiệp -  3 giờ

ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Vinhomes Đan Phượng hút khách

Vinhomes Đan Phượng hút khách

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Bất động sản -  19 giờ

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  19 giờ

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Leader talk -  20 giờ

Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.