Tiêu điểm
Chuỗi cung ứng ‘chạy’ tới ASEAN, Việt Nam đang ở đâu?
Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm phát triển trước tiềm năng tái thiết thương mại toàn cầu thông qua đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngành công nghiệp sản xuất và chế biến ngoài Trung Quốc.

Đánh giá này được bà Trang Lê, Giám đốc cấp cao Khối Nghiên cứu và tư vấn tại Việt Nam của JLL đưa ra mới đây trong phân tích về dịch chuyển chuỗi cung ứng ra ngoài Trung Quốc.
Bà nhấn mạnh, danh tiếng của Việt Nam vốn gắn với sản xuất điện tử nhưng khả năng không chỉ dừng tại đó.
Cụ thể, điện tử, máy tính và linh kiện là ngành lớn nhất tại Việt Nam, chiếm khoảng 1/5 sản lượng của ngành sản xuất.
Năm ngoái, giá trị xuất khẩu thiết bị điện tử, máy tính và linh kiện máy tính cùng điện thoại và các linh kiện liên quan chiếm gần 1/3 kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Việt Nam đã thăng hạng từ vị trí 47 lên nhóm 10 nước xuất khẩu điện tử hàng đầu thế giới vào năm 2021.
Nhưng tiềm năng của Việt Nam không chỉ dừng lại ở ngành này.
Theo JLL, hóa chất là ngành nhiều tiềm năng tại Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Dự kiến, ngành sẽ tăng trưởng kép hàng năm 8,7% trong giai đoạn từ nay tới 2028.
Ngành dệt may của Việt Nam cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba thế giới.
JLL đánh giá, sản xuất của Việt Nam được thúc đẩy bởi các chính sách lớn như ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài, đơn cử là miễn/giảm thuế nhập khẩu, ưu đãi đất đai hay các ưu đãi thuế khác; các chương trình cải cách hành chính; luật về hợp tác công tư.
Theo quan sát của JLL, sự chuyển dịch chuỗi cung ứng sẽ được đẩy mạnh trong thập kỷ tới. Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ là những khu vực hưởng lợi chính từ việc các công ty đa dạng hóa khả năng sản xuất để bổ sung cho các cơ sở hiện có ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, các công ty sẽ cần linh hoạt khi xem xét các địa điểm và các lựa chọn tài chính để tận dụng sự biến động trong chuỗi cung ứng, JLL lưu ý.
Trong vài năm qua, nhiều công ty đã bắt đầu khám phá việc chuyển sản xuất ra ngoài Trung Quốc. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, xu hướng này đã dẫn đến chiến lược Trung Quốc + 1, trong đó các công ty bổ sung thêm các cơ sở sản xuất ngoài Trung Quốc để giảm sự phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất và phòng ngừa gián đoạn chuỗi cung ứng.
Ông Michael Ignatiadis, Giám đốc cấp cao khối Chiến lược sản xuất khu vực châu Á – Thái Bình Dương của JLL, nhận định, đa dạng hóa chuỗi cung ứng là bước đi tự nhiên cho các công ty tham gia sản xuất trong chu kỳ kinh tế rộng lớn của khu vực này.
Đông Nam Á và Ấn Độ là sự bổ sung tự nhiên cho sức mạnh sản xuất hiện có của Trung Quốc. Tuy nhiên, để các công ty có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi trong chuỗi cung ứng, họ cần có tư duy linh hoạt về lựa chọn đất đai và các lựa chọn tài chính, ông Michael khuyến nghị.
Động lực thúc đẩy xu hướng này không chỉ là nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng, mà còn nhằm tận dụng các nền tảng kinh tế mạnh mẽ của khu vực, bao gồm dân số và lực lượng lao động đông đảo, chi phí hợp lý và các ưu đãi khác nhau.
Từ góc độ đầu tư sản xuất, những yếu tố này đặt Đông Nam Á và Ấn Độ vào vị trí các trung tâm sản xuất lớn cho các thị trường toàn cầu.
Theo nhiều nguồn tin, chi phí gia tăng ở Trung Quốc trong thập kỷ qua đã trở thành động lực chính thúc đẩy sự chuyển dịch hướng tới đa dạng hóa.
Nhu cầu cao về đất công nghiệp, cùng với tiền lương và chi phí nguyên vật liệu tăng, đã đẩy giá đất ở Trung Quốc lên, có thể cao gấp hai lần so với một số quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ.
Hơn nữa, các yếu tố như lao động có tay nghề, cơ sở hạ tầng, quy định về môi trường, gần gũi với nhà cung cấp và khách hàng, cũng như ổn định chính trị, đóng vai trò quan trọng trong sự thành công và bền vững lâu dài của một nhà máy.
Góc nhìn PCI: Doanh nghiệp Việt tăng sức ảnh hưởng trong chuỗi cung ứng
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Việt Nam có tiềm năng trong chuỗi cung ứng về bán dẫn
Mỹ hợp tác với Việt Nam để tăng cường tính tự cường của chuỗi cung ứng khu vực và Việt Nam có tiềm năng trong chuỗi cung ứng về bán dẫn, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết.
Cơ hội cho doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng bền vững toàn cầu
Các doanh nghiệp hàng đầu thế giới mong muốn tìm kiếm đối tác tại Việt Nam không chỉ thỏa mãn tiêu chí về chất lượng, giá cả mà còn phải đáp ứng mục tiêu cắt giảm khí thải, hướng đến phát triển bền vững.
Làn sóng mới trong dịch chuyển chuỗi cung ứng của Apple
Việt Nam và Ấn Độ là 2 điểm đến thay thế Trung Quốc cho các nhà cung ứng của Apple để hạn chế rủi ro địa chính trị.
Trung Quốc tăng cường hợp tác ASEAN về chuỗi cung ứng
Ngày 4/4 vừa qua, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đề nghị hợp tác với Việt Nam để xây dựng một hệ thống chuỗi cung ứng công nghiệp ổn định, dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Thaco xây dựng khu công nghiệp cơ khí 75.000 tỷ đồng tại Bình Dương
Thaco chính thức được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp cơ khí 786ha tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
Vải trứng Hưng Yên vào thực đơn Vietnam Airlines
Hãng hàng không quốc gia chính thức mang đến cho hành khách một trải nghiệm ẩm thực độc đáo với đặc sản vải trứng Hưng Yên trên nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế.
AI không cướp ghế, nhưng thay đổi cách lãnh đạo cầm quyền
Trong kỷ nguyên số, nơi dữ liệu trở thành tài sản, AI không thay thế người lãnh đạo nhưng chắc chắn đang thay đổi cách vận hành và tư duy quản trị.
Thaco xây dựng khu công nghiệp cơ khí 75.000 tỷ đồng tại Bình Dương
Thaco chính thức được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp cơ khí 786ha tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng.
Quỹ K Coffee & Cherry trao tặng 200 triệu đồng cho các em nhỏ tại Bệnh viện Nhi đồng 1
Khoản hỗ trợ là một phần doanh thu trong chuỗi triển lãm tranh được tổ chức tại các cửa hàng của K Coffee.
CEO SSI Digital: Cá lớn khó 'nuốt' cá bé ở thị trường tài sản số
So với chứng khoán, tài sản số dường như có nhiều "luật chơi" khác biệt, từ điều kiện vốn thành lập sàn giao dịch, tư duy quản lý cho tới vận hành.
Báo chí cách mạng Việt Nam: 'Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin'
Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao du lịch Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
Hiện tượng mua sắm Vincom Red Sale khuấy đảo thị trường bán lẻ mùa hè 2025
Từ ngày 14/6 đến 14/7/2025, Vincom Red Sale 2025 - lễ hội mua sắm chính hãng lớn nhất mùa hè chính thức diễn ra trên 88 trung tâm thương mại Vincom trên toàn quốc với loạt ưu đãi giảm giá sâu lên đến hơn 70%, cơ hội trúng xe điện VinFast VF 3, hàng loạt voucher mua sắm giá trị cao và cơ hội tham gia các hoạt động trải nghiệm hấp dẫn.