Doanh nghiệp
Chuỗi khách sạn Mường Thanh của đại gia Lê Thanh Thản không có lãi
Mường Thanh là hệ thống khách sạn tư nhân lớn nhất cả nước, hiện diện ở hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước nhưng kết quả kinh doanh các năm gần đây không khả quan và chưa tương xứng với quy mô.
Thành lập năm 1997 với khách sạn đầu tiên đặt tại thành phố Điện Biên Phủ, Mường Thanh hiện là hệ thống khách sạn lớn nhất Việt Nam với gần 50 khách sạn trải dài trên cả nước.
Phần lớn khách sạn của Mường Thanh công bố tiêu chuẩn 4 sao hoặc 5 sao có thương hiệu là Mường Thanh Luxury và Mường Thanh Grand. Số ít khách sạn còn lại được gắn với thương hiệu Mường Thanh Holiday và Mường Thanh Standard.
Người đứng đầu tập đoàn Mường Thanh – ông Lê Thanh Thản gây ấn tượng nhờ chiến lược phát triển kinh doanh âm thầm. Vị doanh nhân được mệnh danh là “đại gia điếu cày” này hiếm khi xuất hiện trên truyền thông và cũng ít nhắc tới kinh doanh khách sạn.
Chỉ trong khoảng 10 năm, ông Thản gần như đã hoàn thành mục tiêu xây dựng khoảng 50 khách sạn trên cả nước. Gần như tất cả những điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước đều có sự xuất hiện của khách sạn Mường Thanh.
Tốc độ phát triển của Mường Thanh tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển của ngành du lịch và hàng không giá rẻ tại Việt Nam. Song song với hệ thống khách sạn, một số địa điểm đặt Mường Thanh đều có thêm các khu căn hộ cao cấp để tối ưu hóa lợi thế sử dụng đất.
Mặc dù vậy, việc phát triển nhanh số lượng khách sạn chưa mang lại lợi nhuận cho Mường Thanh do đặc thù phải đầu tư ban đầu lớn trong lĩnh vực này.
Hiện tại, hầu hết các khách sạn Mường Thanh thuộc quyền sở hữu của 2 công ty lớn của ông Thản là CTCP Tập đoàn Mường Thanh và Doanh nghiệp tư nhân xây dựng tư nhân số 1 Tỉnh Điện Biên (Xây dựng số 1). Tuy nhiên do nhiều khách sạn mới đưa vào vận hành, khai thác trong vài năm trở lại đây nên kết quả kinh doanh không mấy tích cực với những khoản thua lỗ cả trăm tỷ đồng, theo các số liệu tài chính đến năm 2016.
Với CTCP Tập đoàn Mường Thanh, đây là đơn vị quản lý các chuỗi khách sạn Mường Thanh mới và cao cấp như Mường Thanh Grand Nha Trang, Mường Thanh Hà Nội Centre, Mường Thanh Quy Nhơn, Mường Thanh Quảng Bình,…
Năm 2016 doanh thu của Công ty này đạt 315 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm trước đó. Doanh thu đến từ việc Mường Thanh liên tục đưa thêm các khách sạn mới đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, do tỷ suất lợi nhuận thấp và chi phí vận hành cao, Công ty đã báo lỗ 93 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với khoản lỗ 65 tỷ đồng trong năm 2015.
Trên thực tế, thua lỗ không phải tình trạng mới xảy ra ở tập đoàn này. Trước đó, tập đoàn này cũng đã có nhiều năm chịu lỗ, dẫn tới khoản lỗ lũy kế ngày một tăng lên.
Để phù hợp với quy mô ngày càng lớn, năm ngoái CTCP Tập đoàn Mường Thanh cũng gấp rút tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 2.200 tỷ đồng. Mới đây, tập đoàn này tiếp tục tăng vốn điều lệ lên hơn 2.674 tỷ đồng. Hai cổ đông lớn nhất vẫn là ông Lê Thanh Thản và bà Lê Thị Hoàng Yến, con gái ông Thản.
Quản lý số lượng lớn khách sạn Mường Thanh khác là công ty Xây dựng số 1. Thành lập năm 1987, đây là doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của ông Lê Thanh Thản với các dự án bất động sản nổi tiếng trong lĩnh vực đầu tư khu đô thị mới, tập trung vào phân khúc thị trường trung cấp và bình dân.
Đây cũng là đơn vị chịu trách nhiệm xây các khách sạn Mường Thanh và đồng thời sở hữu khoảng 20 khách sạn Mường Thanh trên cả nước. Năm 2016, sau giai đoạn tăng mạnh số khách sạn, Công ty Xây dựng số 1 cũng cho thấy kết quả kinh doanh không mấy khả quan khi đạt doanh thu thuần 732 tỷ đồng nhưng lỗ hơn 114 tỷ đồng.
Có thể thấy, hoạt động kinh doanh khách sạn không hề ‘ngon ăn’. Với Mường Thanh, sau giai đoạn liên tục mở rộng, từ giữa năm 2017 đến nay, chuỗi khách sạn này cũng cho thấy bước đi cẩn trọng hơn và không khai trương thêm các khách sạn mới.
Du lịch Thành Thành Công lên kế hoạch phủ sóng khách sạn khắp cả nước
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.