Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Các quốc gia ASEAN có cơ hội để đáp ứng những vai trò quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung và khủng hoảng Covid-19.
Đóng góp 30% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trên toàn thế giới, Trung Quốc từ lâu đã được coi là kẻ thống trị trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 một lần nữa đã làm dấy lên những e ngại về sự phụ thuộc quá nhiều của các nền kinh tế vào ngành sản xuất Trung Quốc.
Cùng với tác động từ những căng thẳng leo thang trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các quốc gia đều đang ưu tiên xem xét lại việc thiết lập chuỗi cung ứng thay thế ở những nền kinh tế lân cận, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Chuỗi cung ứng “ít” Trung Quốc: quá trình lâu dài và không chắc chắn
TS. Gloria O. Pasadilla đến từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) nhận xét, chuỗi giá trị toàn cầu không đơn thuần chỉ là việc thiết lập cơ sở sản xuất, mà là một hệ sinh thái toàn diện với đa dạng các nhà cung ứng từ mọi cấp độ.
Để đạt được mức độ đóng góp cao trong chuỗi giá trị, Trung Quốc đã cẩn thận xây dựng hệ sinh thái sản xuất với mức độ phát triển cao, từ việc đầu tư nâng cao trình độ nhân công, tăng cường đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật cho đến xây dựng năng lực thị trường.
Trước những ưu thế của Trung Quốc, TS. Gloria cho rằng các tập đoàn đa quốc gia sẽ cân nhắc tới phương án xây dựng song song nhà máy sản xuất ở các nước khác trong khi vẫn tiếp tục duy trì cơ sở tại Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục nắm giữ những vai trò then chốt, đặc biệt trong công đoạn sản xuất linh kiện và là nhà cung ứng trực tiếp đối với nền sản xuất của các quốc gia Đông Nam Á và Đông Á.
Quá trình chuyển dịch sản xuất linh kiện từ Trung Quốc sang ASEAN cũng như các nền kinh tế khác có thể diễn ra nhưng trong một tương lai xa do chênh lệch về năng lực sản xuất.
ASEAN trong chuỗi cung ứng: cơ hội và thách thức
Ông Jack Liu, chuyên gia đến từ Trường Quan hệ Quốc tế Elliott nhận xét, ASEAN có thể mất tới vài thập kỷ để đủ khả năng thay thế chuỗi cung ứng sản xuất linh kiện ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, các quốc gia ASEAN vẫn có thể thực hiện các kế hoạch ngắn hạn hơn để tăng cường khả năng hấp thụ các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thông qua cải thiện hệ thống thể chế, chính sách theo hướng tinh gọn và minh bạch hóa.
Bên cạnh đó, TS. Gloria cho rằng, các hiệp định tự do thương mại có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thu hút vốn đầu tư ở khu vực Đông Nam Á. Theo đó, thương mại nội khối ASEAN đã xóa bỏ hầu hết các rào cản thuế quan hàng hóa nhưng chưa thực sự mở rộng ra đối với các rào cản về dịch vụ.
Thực tế, thương mại dịch vụ có tác dụng bổ trợ rất lớn cho hoạt động thu hút vốn đầu tư và sản xuất hàng hóa, đặc biệt là lĩnh vực logistics, nhân sự hay tài chính.
Từ đó, các chuyên gia từ ISEAS đề xuất cần gắn chính sách thương mại hàng hóa và dịch vụ với chính sách đầu tư để không bị tụt hậu trong cuộc đua giành lấy vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng tái cấu trúc sau đại dịch.
GS. Tham Siew Yean, nhà nghiên cứu thương mại tại ISEAS bày tỏ hy vọng về tương lai của ASEAN trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, các quốc gia ASEAN thể hiện vai trò rõ rệt hơn so với các đối thủ tiềm năng như Ấn Độ và Bangladesh ngay từ trước khi xu hướng dịch chuyển dòng vốn xuất hiện.
Theo GS. Yean, thực tế ASEAN đã nhận được lợi ích rất lớn do việc cắt giảm thuế quan trong thương mại nội khối, thu hút nhiều nguồn vốn quan trọng chuyển dịch từ các quốc gia khác. Dự kiến, sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đi vào hiệu lực, ASEAN sẽ tiếp tục khẳng định vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Các chuyên gia từ Trường Quan hệ Quốc tế Elliott cũng đánh giá cao Việt Nam trong khả năng hấp thụ nguồn vốn chất lượng cao. Theo đó, bên cạnh lợi thế về lao động giá rẻ, Việt Nam còn sở hữu thị trường trẻ và năng động bậc nhất khu vực, hứa hẹn sự bùng nổ về nhu cầu tiêu dùng công nghệ cao trong tương lai.
Ngoài ra, hiệp định thương mại tự do ký kết giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đi vào hiệu lực, cùng quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện với các cường quốc Mỹ, Đức, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản… cũng đang phát huy vai trò khẳng định uy tín của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.