Leader talk

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Quỳnh Chi Thứ hai, 24/03/2025 - 13:21
Nghe audio
0:00

Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.

Sự bùng nổ của công nghệ không chỉ thay đổi cách vận hành mà còn đặt ra yêu cầu mới đối với tư duy lãnh đạo. Nếu như trước đây, lãnh đạo giỏi là người có tầm nhìn, khả năng ra quyết định nhanh chóng và tạo động lực cho đội ngũ thì trong kỷ nguyên số, họ còn phải biết tận dụng công nghệ, sử dụng dữ liệu làm nền tảng và thúc đẩy sự đổi mới một cách hệ thống.

Đây chính là bối cảnh ra đời của mô hình lãnh đạo số toàn diện (Comprehensive Digital Leadership - CDL), một cách tiếp cận mới được NCS.ThS Vũ Việt Dũng, Chủ tịch KeyPerson Academy, giới thiệu tại sự kiện “Tái định nghĩa lãnh đạo - phát triển bền vững và tư duy đột phá”.

Đây là một bước tiến từ mô hình lãnh đạo toàn diện trước đây, phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.

NCS.ThS Vũ Việt Dũng, Chủ tịch KeyPerson Academy

Lịch sử phát triển các phong cách lãnh đạo đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ lãnh đạo chuyên quyền và lãnh đạo tự do (1939), lãnh đạo tình huống (1969), lãnh đạo tích cực (1978), lãnh đạo chuyển đổi (1978), lãnh đạo giao dịch (1978), lãnh đạo toàn diện (1991), lãnh đạo đồng cảm (1995), lãnh đạo phân tán (2000), cho đến lãnh đạo số (2021).

Theo ông Dũng, mô hình lãnh đạo số toàn diện có thể sẽ là điểm nhấn trong phong cách lãnh đạo năm 2025.

Mô hình lãnh đạo số toàn diện được xây dựng dựa trên ba thành phần cốt lõi. Thứ nhất, lãnh đạo chuyển đổi số (Transformational Digital Leadership - TDL) nhấn mạnh vai trò truyền cảm hứng, thúc đẩy sáng tạo và đổi mới thông qua công nghệ. Trong môi trường số hóa, việc tạo ra tầm nhìn rõ ràng và khuyến khích đội ngũ chấp nhận đổi mới trở thành yếu tố quan trọng để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Thứ hai, lãnh đạo giao dịch số (Transactional Digital Leadership - TrDL) hướng đến quản trị hiệu suất bằng các công cụ số, tối ưu hóa quy trình vận hành dựa trên dữ liệu và KPI. Việc ra quyết định không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà còn phải được hỗ trợ bởi hệ thống phân tích thông minh, đảm bảo tính khách quan và hiệu quả.

Thứ ba, lãnh đạo né tránh số (Laissez-Faire Digital Leadership - LFDL) tận dụng AI và tự động hóa để giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của lãnh đạo vào các công việc thường ngày, giúp tập trung vào chiến lược và đổi mới thay vì quản trị vi mô.

Trong một nghiên cứu của KeyPerson Academy về tác động của phong cách lãnh đạo tới hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng TMCP ở Việt Nam, hai mô hình lãnh đạo số và lãnh đạo giao dịch được xác định có tác động mạnh mẽ nhất. Trong khi đó, lãnh đạo né tránh ít ảnh hưởng hơn và lãnh đạo chuyển đổi lại có tác động thấp hơn mong đợi.

“Điều này cho thấy sự cần thiết của việc kết hợp các yếu tố công nghệ với chiến lược lãnh đạo phù hợp, thay vì chỉ tập trung vào cảm hứng hay đổi mới mà thiếu đi hệ thống kiểm soát thực tế”, ông Dũng nói.

Lãnh đạo số toàn diện trong chiến lược ESG

Mô hình lãnh đạo số toàn diện không chỉ giúp tối ưu vận hành mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược ESG vốn cũng đang là một xu hướng tất yếu để phát triển bền vững hiện nay.

Theo ông Dũng, việc ứng dụng công nghệ vào ESG có thể giúp doanh nghiệp giám sát hiệu suất, tự động hóa báo cáo và đảm bảo minh bạch trong trách nhiệm xã hội.

Chẳng hạn, một CEO có thể sử dụng AI để theo dõi mức tiêu thụ năng lượng của công ty (TrDL), đồng thời truyền cảm hứng cho nhân viên về tầm quan trọng của phát triển bền vững (TDL).

Kỷ nguyên số đòi hỏi nhà lãnh đạo không chỉ dẫn dắt con người mà còn biết khai thác công nghệ, dữ liệu và đổi mới để tạo ra giá trị bền vững. 

Để ứng dụng mô hình lãnh đạo số toàn diện một cách hiệu quả trong việc triển khai ESG, ông Dũng nhấn mạnh ba khía cạnh quan trọng mà các doanh nghiệp cần chú trọng.

Trước hết, việc ứng dụng công nghệ số đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa quy trình ESG. Trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối và phân tích dữ liệu không chỉ giúp theo dõi và đánh giá hiệu suất ESG mà còn hỗ trợ tự động hóa báo cáo, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong toàn bộ hệ thống.

Tiếp theo, lãnh đạo cần xây dựng một văn hóa phát triển bền vững bền vững, trong đó ESG không chỉ là một yêu cầu tuân thủ mà trở thành một phần cốt lõi của chiến lược dài hạn. Lãnh đạo cần đóng vai trò truyền cảm hứng, khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy các sáng kiến sản phẩm hướng đến tính bền vững và trách nhiệm xã hội.

Cuối cùng, doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ những thách thức từ lãnh đạo né tránh số (LFDL). Việc sử dụng AI và tự động hóa cần được thực hiện có kiểm soát, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc làm suy giảm yếu tố con người trong các quyết định quan trọng, đảm bảo công nghệ chỉ là công cụ hỗ trợ thay vì thay thế hoàn toàn vai trò lãnh đạo truyền thống.

“Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng công nghệ không làm suy giảm vai trò của con người trong quá trình ra quyết định mà thay vào đó, hỗ trợ lãnh đạo đưa ra các quyết định chính xác hơn”, ông Dũng lưu ý.

Lãnh đạo phụng sự ở Tập đoàn Thiên Long

Lãnh đạo phụng sự ở Tập đoàn Thiên Long

Diễn đàn quản trị -  3 tháng
Chấp nhận nỗi đau và sự cô đơn của người làm lãnh đạo khi đưa ra những quyết định quan trọng, nữ CEO đầu tiên của Tập đoàn Thiên Long đang dẫn dắt doanh nghiệp chuyển mình mạnh mẽ, tiến từng bước vững chắc trên hành trình phát triển bền vững.
Lãnh đạo phụng sự ở Tập đoàn Thiên Long

Lãnh đạo phụng sự ở Tập đoàn Thiên Long

Diễn đàn quản trị -  3 tháng
Chấp nhận nỗi đau và sự cô đơn của người làm lãnh đạo khi đưa ra những quyết định quan trọng, nữ CEO đầu tiên của Tập đoàn Thiên Long đang dẫn dắt doanh nghiệp chuyển mình mạnh mẽ, tiến từng bước vững chắc trên hành trình phát triển bền vững.
Chuyển đổi số tạo nền tảng cho ESG

Chuyển đổi số tạo nền tảng cho ESG

Phát triển bền vững -  2 tháng

Chuyển đổi số và ESG là hai chiến lược song hành, tạo ra cả lực kéo và lực đẩy cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số bằng văn hóa

Chuyển đổi số bằng văn hóa

Diễn đàn quản trị -  2 tháng

Chuyển đổi số không chỉ là ứng dụng công nghệ mà còn là sự thay đổi một cách toàn diện trong tư duy và văn hóa doanh nghiệp.

Thách thức của chuyển đổi số trong kỷ nguyên AI

Thách thức của chuyển đổi số trong kỷ nguyên AI

Tiêu điểm -  3 tháng

Để thúc đẩy chuyển đổi số trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các đơn vị cung cấp giải pháp như MISA đã không ngừng giải các bài toán khó để đưa những công nghệ tiên tiến giúp các tổ chức, doanh nghiệp số hóa toàn diện, góp phần nâng cao hiệu quả vận hành và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  23 giờ

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  1 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  1 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  1 ngày

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  5 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  1 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  13 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  16 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Bất động sản -  19 giờ

BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Doanh nghiệp -  21 giờ

Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

Doanh nghiệp -  21 giờ

V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Doanh nghiệp -  21 giờ

Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.

Đọc nhiều