Diễn đàn quản trị
Hiểu lầm về văn hóa số
Dù văn hóa số ngày càng được coi trọng, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn hiểu sai bản chất của nó, khiến quá trình chuyển đổi số gặp trở ngại.
Trong một sự kiện gần đây về xây dựng văn hóa số cho doanh nghiệp do MVV và Blue C tổ chức, người phụ trách truyền thông nội bộ ở một công ty chia sẻ rằng người lãnh đạo của doanh nghiệp đang tập trung chạy theo doanh số nên không dành thời gian cho chuyển đổi số và xây dựng văn hóa số.
Vị lãnh đạo không đủ kiên nhẫn để lắng nghe cấp dưới trình bày và cho rằng tổ chức tốt lên là điều hiển nhiên, còn tổ chức xấu đi là do truyền thông nội bộ làm chưa tốt bởi lẽ văn hóa số là một chương trình truyền thông số, do đội truyền thông thực hiện.
Trong khi đó, theo ông Lê Quang Vũ, CEO Blue C, văn hóa số là sự thay đổi tư duy và hành vi để thúc đẩy chuyển đổi số thành công và đưa doanh nghiệp trở thành một tổ chức số. Truyền thông chỉ là công cụ của văn hóa số.
“Lãnh đạo không quan tâm thì thực tế rất khó để triển khai, vì văn hóa số phải bắt đầu từ lãnh đạo”, ông Vũ nhận định.

Văn hóa số, theo định nghĩa của Bộ Thông tin và truyền thông (nay là Bộ Khoa học và công nghệ) trong cuốn Cẩm nang chuyển đổi số, là tập hợp các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức và cách con người hưởng thụ các giá trị văn hóa trong môi trường số.
Ở góc độ doanh nghiệp, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhấn mạnh vào việc sử dụng công cụ số và khai thác dữ liệu để ra quyết định, lấy khách hàng làm trung tâm, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác và đổi mới.
Trên thực tế, quan niệm cho rằng văn hóa số là một chương trình truyền thông số là một trong số rất nhiều hiểu lầm hiện nay về văn hóa số.
Chẳng hạn, nhiều người cho rằng văn hóa số có thể thay thế văn hóa doanh nghiệp. trong khi đó, văn hóa số là văn hóa giúp thúc đẩy cách làm việc theo kiểu số hóa như tích hợp với công nghệ, linh hoạt, dữ liệu… Nó không thay thế được cho văn hóa của doanh nghiệp, vốn mang bản sắc riêng và bao trùm rộng hơn.
Một số người cho rằng triển khai văn hóa số đồng nghĩa với việc xây dựng một nền văn hóa hoàn toàn khác so với văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch MVV Group, các giá trị văn hóa nền tảng có sẵn sẽ ánh xạ vào văn hóa số. Văn hóa số bao gồm những yếu tố mang tính tổng quát, nhưng cách ánh xạ ở mỗi doanh nghiệp lại khác nhau, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh. Khi chuyển đổi số, các yếu tố văn hóa truyền thống không bị loại bỏ mà được làm mới, làm giàu thêm trong bối cảnh mới.
Trong văn hóa truyền thống, doanh nghiệp tập trung vào việc đưa sản phẩm ra thị trường và bị chi phối bởi quá trình mua hàng và cung ứng. Mô hình tổ chức thường có nhiều thứ bậc, quyết định chậm và định hướng theo quy trình, nhiệm vụ cụ thể. Cách thức làm việc đề cao kinh nghiệm, ổn định và lặp lại những kết quả đã được chứng minh. Nhân sự thường làm việc theo phòng ban, với lộ trình thăng tiến rõ ràng và có xu hướng duy trì sự ổn định hơn là đổi mới.
Ngược lại, văn hóa số ưu tiên thu thập ý tưởng từ thị trường và dẫn dắt bởi nhu cầu của khách hàng. Mô hình tổ chức trở nên phẳng hơn, quyết định nhanh chóng và tập trung vào kết quả, sản phẩm thay vì quy trình. Doanh nghiệp trao quyền nhiều hơn cho nhân viên, khuyến khích họ tìm cách đạt mục tiêu thay vì chỉ tuân thủ nhiệm vụ cố định.
Cách thức làm việc trong văn hóa số cũng linh hoạt hơn, đề cao trí tuệ nhân tạo, dữ liệu trực quan và khả năng thích ứng. Các nhóm làm việc theo mô hình tích hợp, phối hợp "xuyên" phòng ban thay vì làm việc riêng lẻ. Đồng thời, doanh nghiệp không còn áp dụng thang bậc thăng tiến cứng nhắc mà tập trung vào năng lực và kết quả thực tế, giúp thúc đẩy sự đổi mới và ra quyết định nhanh chóng theo nhu cầu thị trường.

Một hiểu nhầm khác cho rằng văn hóa số là việc của ban chuyển đổi số. Trong khi đó theo ông Vũ, văn hóa số là việc của mọi người, bắt đầu từ lãnh đạo cấp cao nhất. Nó đòi hỏi sự tham gia sâu của ban lãnh đạo, bộ phận nhân sự, văn hóa doanh nghiệp, truyền thông nội bộ, công nghệ, pháp chế, đào tạo.
Nhiều chủ doanh nghiệp cũng cho rằng văn hóa số rất tốn kém. Theo ông Vũ, nếu không làm thì những thiệt hại của một tổ chức không chuyển đổi số thành công còn lớn hơn nhiều.
Một quan niệm sai lầm khác là văn hóa số chỉ phù hợp với nhóm đối tượng trẻ, rành công nghệ. Chừng nào nhân sự còn là một mắt xích tham gia vào hành trình tạo ra trải nghiệm cho khách hàng thì chừng đó còn liên quan đến văn hóa số.
Thay đổi tư duy cho lãnh đạo
Theo ông Vũ, để thuyết phục lãnh đạo doanh nghiệp về tầm quan trọng của văn hóa số, người phụ trách nội bộ cần tiếp cận bằng cách chứng minh lợi ích cụ thể. Điều này có thể thực hiện thông qua các "quick win" – những kết quả nhỏ nhưng rõ ràng, được đo lường bằng dữ liệu thực tế. Một khi thấy được tác động tích cực, lãnh đạo sẽ có xu hướng quan tâm nhiều hơn.
Một trong những mục tiêu của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận, vì vậy, cách thuyết phục hiệu quả nhất là chứng minh văn hóa số có thể giúp tiết kiệm chi phí hoặc tăng doanh thu. Nếu có dữ liệu cho thấy việc thúc đẩy văn hóa số và chuyển đổi số giúp tối ưu quy trình, giảm lãng phí hoặc mở ra cơ hội kinh doanh mới, lãnh đạo sẽ có động lực để đầu tư nghiêm túc hơn.

Ông Sơn cũng nhấn mạnh rằng, dù là văn hóa truyền thống hay văn hóa số, tất cả đều nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Nếu không nắm vững điều này, người phụ trách nội bộ sẽ khó thuyết phục lãnh đạo. Nếu chỉ nói về văn hóa số như một xu hướng hay điều thú vị, chủ doanh nghiệp có thể coi đó là một yếu tố “có thì tốt” nhưng không bắt buộc. Tuy nhiên, khi liên kết trực tiếp văn hóa số với hiệu quả kinh doanh, phần lớn CEO sẽ lắng nghe một cách nghiêm túc.
Bên cạnh việc nhấn mạnh lợi ích, một cách tiếp cận khác là khai thác nỗi sợ hãi – yếu tố thường có tác động mạnh hơn gấp đôi so với động lực từ lợi ích. Chẳng hạn, các doanh nghiệp có thể đối mặt với áp lực từ chính sách và quy định pháp lý, hoặc trong môi trường tư nhân, sự cạnh tranh và bài toán chi phí có thể trở thành mối lo ngại lớn.
Mới đây, Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) – ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á, đã thông báo cắt giảm 4.000 việc làm trong ba năm tới do AI dần thay thế các công việc truyền thống. Ngân hàng này cũng đồng thời tuyển thêm 1.000 nhân sự mới cho các vị trí liên quan đến AI. Điều này không chỉ tạo áp lực cho nhân viên mà còn khiến các tổ chức tài chính khác phải giật mình bởi nếu không thay đổi, họ có thể nhanh chóng bị bỏ lại phía sau.
Chuyển đổi văn hoá số trong doanh nghiệp
Thách thức của chuyển đổi số trong kỷ nguyên AI
Để thúc đẩy chuyển đổi số trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các đơn vị cung cấp giải pháp như MISA đã không ngừng giải các bài toán khó để đưa những công nghệ tiên tiến giúp các tổ chức, doanh nghiệp số hóa toàn diện, góp phần nâng cao hiệu quả vận hành và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.
Câu hỏi lớn cần trả lời để chuyển đổi số thành công
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư nguồn lực đúng cách và một chiến lược chuyển đổi số bài bản sẽ giúp doanh nghiệp bắt kịp và dẫn đầu trong kỷ nguyên số.
Doanh nghiệp Việt tăng tốc trong cuộc đua chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang được các doanh nghiệp Việt tích cực áp dụng vào kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu.
Cách phân quyền thực chất của Bộ Nông nghiệp và môi trường
Việc phân quyền mới của Bộ Nông nghiệp và môi trường không chỉ là phân bổ trách nhiệm mà còn đặt nền móng cho một tư duy quản lý mới – linh hoạt, hiệu quả nhưng không buông lỏng kiểm soát.
Trải nghiệm khách hàng: Lõi tăng trưởng của nhà thuốc Long Châu
Với một thương hiệu không trực tiếp sản xuất thuốc như Long Châu, trải nghiệm khách hàng không chỉ là ưu tiên mà là còn được xem là chiến lược sống còn.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Cách mạng xanh hóa bắt đầu từ những chiếc xe máy điện
Hành trình "lên đời" của những chiếc xe máy điện, từ ồn ào, khói bụi sang năng lượng sạch, đang diễn ra từng ngày trên khắp các con phố tại Việt Nam.
Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng
Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.
Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan
Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.
Triết lý lãnh đạo đang định nghĩa lại nghệ thuật hiếu khách ở Nha Trang
Không chỉ điều hành một khu nghỉ dưỡng 5 sao, ông Kristian Petersen đang định hình lại nghệ thuật hiếu khách bằng triết lý lãnh đạo đầy nhân văn và bền vững.
Sáu nhóm đối tượng mới bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Luật BHXH 2024 bổ sung 6 nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm người lao động bán thời gian, chủ hộ kinh doanh và dân quân.
Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền
Được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 là bước tiến pháp lý quan trọng, mang tính quyết định đối với dự án Aqua City, đối tác tăng tốc giải ngân giúp Novaland gỡ khó dòng tiền.
Bất động sản thấp tầng chiếm sóng tại Hải Phòng
Từ trung tâm công nghiệp và logistics, Hải An – cửa ngõ Đông Nam Hải Phòng - vươn lên thành cực tăng trưởng mới, kéo theo thị trường bất động sản sôi động với loại hình nhà ở thấp tầng đang lên ngôi.