Leader talk

Chuyển giao công nghệ từ các ông lớn FDI: Chuyện của nhà nước hay của doanh nghiệp?

Quỳnh Như Thứ tư, 17/10/2018 - 10:32

Nhà nước chỉ là bên hỗ trợ, còn việc chuyển giao công nghệ thành công hay không vẫn phụ thuộc vào ý chí và quyết tâm của doanh nghiệp Việt.

Mục tiêu chuyển giao công nghệ trong thu hút vốn đầu tư FDI của Việt Nam vẫn chưa có hiệu quả

Tỷ lệ chuyển giao công nghệ thành công rất thấp được xem là một trong những hạn chế lớn của nền kinh tế Việt Nam sau 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

Để tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng cũng như giải pháp cho vấn đề này, TheLEADER đã có cuộc trao đổi với “người trong cuộc” là bà Lê Nguyễn Duy Oanh – Phó giám đốc Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ TP. HCM (CSID) bên lề một hội thảo về ngành công nghiệp hỗ trợ do JETRO tổ chức. 

Hiện có nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ việc chuyển giao công nghệ không thành công là do các doanh nghiệp FDI chưa mặn mà trong việc này hoặc trước khi chuyển giao không có đầy đủ các thông tin để các doanh nghiệp Việt chuẩn bị về máy móc, nhân lực…, bà nghĩ gì về ý kiến này?

Bà Lê Nguyễn Duy Oanh: Tôi thật sự không muốn bình luận về ý kiến của người khác, tôi chỉ có thể nói như thế này: Trong ngành công nghiệp phụ trợ, để phát triển thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản thì việc tiếp cận công nghệ và chuyển giao công nghệ Nhật Bản là rất cần thiết.

Bởi vì, để cung ứng cho thị trường Nhật Bản thì hệ sinh thái sản xuất của các DNNVV của Việt Nam phải tương đồng với yêu cầu của họ, cho nên các doanh nghiệp Việt thường có xu hướng chọn những máy móc thiết bị sản xuất từ Nhật Bản để đầu tư.

Đi kèm với thiết bị sản xuất còn là trình độ quản lý, người Nhật vẫn đang đi đầu trong áp dụng những công cụ quản lý hiệu quả để duy trì năng lực sản xuất tốt, ví dụ như người Nhật đã phát minh công thức tối ưu trong quản lý chất lượng như 5S – KAIZEN, công cụ quản lý khác như LEAN sau này cũng là của Nhật Bản.

Muốn tiếp cận thị trường nào, chúng ta sẽ đầu tư cho những công nghệ từ phía thị trường đó, hình thức này đang diễn ra phổ biến trong ngành công nghệ phụ trợ Việt Nam.

Ví dụ: các công ty Nhật Bản sẽ hợp tác chuyển giao công nghệ để DNNVV Việt Nam có thể sản xuất linh kiện/công cụ mà họ cần và muốn tiếp nhận được công nghệ đó, các doanh nghiệp cần phải có máy móc, con người, phương thức quản trị tương xứng.

Tuy nhiên, sự hợp tác này là rất khó, vì như chúng ta đã thấy, khi những tiêu chuẩn trên diễn giải ra bằng: các DNNVV phải đặt chất lượng – chữ tín lên hàng đầu, phải có chiến lược kinh doanh dài hạn, tư duy đổi mới liên tục…; mà xét toàn cục, rất ít công ty trong ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam có thể đáp ứng tất cả những điều trên.

Việc làm sao có thể cam kết: mỗi lao động trong công ty đều thấu hiểu hết phương thức quản lý 5S – KAIZEN để cả công ty thực hiện việc cung ứng là không dễ dàng vì muốn được thế, người chủ phải đầu tư - đào tạo chuyên sâu cho tất cả nhân công của mình.

Ngoài nhận chuyển giao công nghệ thì các DNNVV Việt Nam còn cách nào khác để mở rộng sản xuất và tăng trưởng đột phá không, thưa bà?

Bà Lê Nguyễn Duy Oanh: Tất nhiên là có, ngoài nhận chuyển giao công nghệ, chúng ta có thể tăng trưởng bằng 3 cách: vay vốn từ ngân hàng, tăng nội lực cung ứng và đổi mới phương thức sản xuất.

Về vay vốn từ ngân hàng: việc đầu tư máy móc thiết bị trong giai đoạn đầu thì doanh nghiệp có thể tự làm được, nhưng tới giai đoạn tăng quy mô sản xuất thì cơ hội để tiếp cận nguồn tài chính từ ngân hàng rất khó, do những tài sản DNNVV có đã mang ra thế chấp hết trong giai đoạn đầu, chẳng còn gì để có thể mang ra thế chấp nữa.

Đây là khoảng cách giữa các ngân hàng và các DNNVV ở Việt Nam, cả hai bên đều muốn có sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Về tăng nội lực cung ứng: hiện nay, theo các đánh giá của chuyên gia, chúng ta là vẫn chưa tối ưu hoá được quy trình lẫn công suất sản xuất của các máy móc thiết bị. Thế nên, chúng ta phải xắp sếp lại quy trình để tối ưu hoá công suất, lấy ngắn nuôi dài.

Phương thức này các doanh nghiệp có thể làm được cùng sự hỗ trợ của nhà nước.

Theo nhiệm vụ mà Nhà nước giao, CSID phải giúp các doanh nghiệp cải thiện năng lực cung ứng của họ thông qua việc áp dụng 5S – KAIZEN. Một trong những hoạt động mà trung tâm đã làm để thực hiện nhiệm vụ đó: mời các chuyên gia từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) qua Việt Nam, họ đến doanh nghiệp trong 3 tháng với mục đích đánh giá hiện trạng 5S và giúp doanh nghiệp chuẩn hóa nó theo tiêu chuẩn quốc tế.

Có thể nhiều DNNVV đã nghe về 5S mòn tai nhưng để thực hiện chính xác nó không dễ, như tôi đã phân tích ở trên. Ngoài ra, sau khi làm quy trình thì phải duy trì quản lý chất lượng. Nếu các doanh nghiệp không duy trì được quản lý chất lượng sẽ dính hàng lỗi rất nhiều, hiện tại, hàng lỗi của các doanh nghiệp Việt lên đến 30% nên rất khó có lãi.

Chuyển giao công nghệ từ các ông lớn FDI: Chuyện của nhà nước hay của doanh nghiệp?
Bà Lê Nguyễn Duy Oanh – Phó giám đốc Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ TP. HCM

Tôi muốn chia sẻ một câu chuyện tiêu biểu về tối ưu hóa công suất: Công ty in ấn Minh Mẫn là một trong những doanh nghiệp cung cấp in mặt ngoài có nút bấm cho các máy giặt Samsung. Năm 2017, nhận thấy mình làm 5S chưa tới, Minh Mẫn chỉ mới làm tốt khâu sắp xếp – sàn lọc, CEO Nguyễn Văn Mẫn đã tham gia chương trình cải tiến nâng cao năng lực cạnh tranh với các chuyên gia Hàn Quốc do Samsung tài trợ.

Sau khi tham quan, nghiên cứu cung cách bố trí máy móc – nhân công trong các xưởng in của anh Mẫn, các chuyên gia đã đề nghị doanh nghiệp này đặt thêm ghế dài cho công nhân nâng họ ngồi cao lên hơn trước kia một chút, rồi chuyển bộ phận này qua vị trí khác…, kết quả năng suất của các dây chuyền tăng lên đáng kể.

Sở dĩ các chuyên gia từ Samsung có thể nhìn ra được vị trí nào của dây chuyền cần cải tiến nhằm tối ưu năng suất mà Minh Mẫn không thể là nhờ vào hơn 30 năm kinh nghiệm và những đo lường khác nhau từng giờ trong từng công đoạn.

Như Minh Mẫn, nếu không thể tự cải tiến, các doanh nghiệp có thể nhờ những ‘người khổng lồ’ đến từ các quốc gia giỏi hơn giúp đỡ. Tuy nhiên, để có thể làm được điều đó, cần rất nhiều sự nỗ lực của các DNNVV và họ cũng không phải một mình. Nhà nước không thể làm thay doanh nghiệp trong việc tiếp nhận công nghệ hay cải tiến năng suất, nhưng Nhà nước có 1 đội ngũ tư vấn hướng dẫn cho doanh nghiệp cách làm 1 cách bài bản.

Về đổi mới phương thức sản xuất: cần công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay tự động hoá, thay vì 1 người 1 máy có thể 1 người đứng 3 máy.

Nhưng trước khi áp dụng tự động hoá, các doanh nghiệp phải thực hiện được điều cơ bản trong sản xuất công nghiệp: phân công cho đúng chức năng – nhiệm vụ mà mỗi người được đào tạo, từ đó chuẩn hóa các bước công việc - tối ưu hóa rồi mới ứng dụng tự động hoá vào các khâu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần không ngừng học hỏi, nâng cao chất lượng nhân sự cũng như ý chí, các doanh nghiệp cần phải xác định: cung ứng là phải đi đường dài, chứ không thể ngắn hạn. Hiện nay, thời gian hàng tồn kho của doanh nghiệp Việt là 30 ngày, do mình không chủ động được nguồn nguyên liệu; trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thời gian tồn kho được tính bằng giờ, từ 3 đến 4 giờ.

Muốn có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp cung ứng cần phải liên tục cải tiến từ con người – phương thức quản lý – máy móc.

Có ý kiến cũng cho rằng, chuyện chuyển giao công nghệ không thành công là do nhà nước chưa có hành lang pháp lý đủ ‘sức mạnh’ nhằm khuyến khích và giám sát việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, chuyển giao công nghệ là câu chuyện riêng giữa doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài chứ không phải chuyện của nhà nước, bà nghĩ sao về điều này?

Bà Lê Nguyễn Duy Oanh: Theo tôi, chuyện chuyển giao công nghệ là thoả thuận thương mại giữa hai bên, xét trên năng lực tài chính – năng lực sản xuất – năng lực quản trị của cả hai. Nhà nước chỉ đóng vai trò khuyến khích chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ.

Tuy nhiên, quá trình này rất là thử thách với nhiều DNNVV, như tôi đã nói ở trên, để chuyển giao công nghệ thành công, máy móc hiện đại thôi chưa đủ, vì muốn duy trì năng suất sản xuất – bảo trì bảo dưỡng máy móc thì phải có quản trị máy móc đi kèm. Một cái máy có thể dập vài ngàn linh kiện trong 1 giờ, nhưng để duy trì và tối ưu năng suất thì cần phải có phương thức quản lý hiện đại tương ứng.

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, bộ mặt của ngành công nghiệp phụ trợ dường như đã có khởi sắc hơn nhiều so với trước đây?

Bà Lê Nguyễn Duy Oanh: Sở dĩ, có sự khởi sắc đó là nhờ sự quan tâm sâu sát hơn từ phía Chính phủ. Từ tổng kết 30 năm đổi mới và thu hút FDI, chúng ta có thể thấy: Việt Nam có đổi mới cùng quá trình 30 năm thu hút FDI ấn tượng. Tuy nhiên, khi thu hút FDI vào, chúng ta lại không có một mạng lưới các nhà sản xuất trong nước của ngành công nghiệp hỗ trợ để phối hợp với các doanh nghiệp FDI này.

Đến lúc này, Chính phủ mới có sự quan tâm đặc biệt cho ngành công nghiệp hỗ trợ, qua Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ thì Thủ tướng cũng có Quyết định 68 năm 2017 về chương trình và những kế hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, giao cho Bộ Công thương chủ trì.

Có thể nói, TP. HCM là địa phương rất tích cực thực hiện vấn đề này, vì thành phố cũng nhận ra vấn đề: để kinh tế thành phố phát triển bền vững thì bên cạnh những giải phát đột phá mà thành phố đã triển khai, chúng ta phải có một đội hình hoặc mạng lưới các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam tốt hơn nhằm có thể tiếp cận các FDI.

Hiện tại Sở Công thương TP. HCM và CSID thường xuyên tổ chức các cuộc kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt và các FDI lớn đang hoạt động tại Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp. Intel, Samsung hay các công ty lớn đến từ Nhật đang rất tích cực tìm kiếm nhà cung cấp, nhưng mà vẫn có rất ít doanh nghiệp Việt đáp ứng đầy đủ yêu cầu từ họ.

Để rút ngắn khoảng cách đó, nếu thấy doanh nghiệp nào có tiềm năng hợp tác, CSID sẽ dùng tất cả khả năng hỗ trợ để họ có thể tự nâng cao năng lực của mình đạt chuẩn yêu cầu. Không chỉ thế, CSID còn thường xuyên huấn luyện cho các doanh nghiệp các quảng bá năng lực - điều mà các doanh nghiệp sản xuất ít khi làm tốt, mời họ tham gia các triển lãm….

Tôi sẽ nói lại câu tôi hay nói: bằng sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp FDI, cơ hội có thể tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu của các DNNVV Việt Nam là rất lớn, vấn đề là họ có đủ quyết tâm làm hay không mà thôi!

Xin cảm ơn bà!

Việt Nam thua cả Lào và Campuchia về hệ số chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI

Việt Nam thua cả Lào và Campuchia về hệ số chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI

Tiêu điểm -  6 năm
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhìn nhận, hệ số chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI tới các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam thấp nhất trong khu vực ASEAN, thua cả Lào và Campuchia.
Việt Nam thua cả Lào và Campuchia về hệ số chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI

Việt Nam thua cả Lào và Campuchia về hệ số chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI

Tiêu điểm -  6 năm
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhìn nhận, hệ số chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI tới các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam thấp nhất trong khu vực ASEAN, thua cả Lào và Campuchia.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  4 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  6 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  6 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.