Cơ hội đón dòng vốn Nhật

Tuấn Anh – Giang Sơn Thứ ba, 04/02/2020 - 11:55

Các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ Nhật Bản, nhìn nhận tích cực về Việt Nam là cơ hội để doanh nghiệp trong nước tìm kiếm nguồn vốn mới trong bối cảnh ngân hàng thắt chặt tín dụng đối với bất động sản.

Ngày càng nhiều các công ty bất động sản Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam nhằm tận dụng nhu cầu xây dựng đô thị đang tăng lên trong khi các nhà phát triển trong nước đối mặt với khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng.

Ngay trong những ngày đầu năm mới, hai tập đoàn Nhật là Mitsibishi Corporation và Nomura Real Estate đã công bố kế hoạch liên doanh với Vinhomes để phát triển giai đoạn 2 của dự án đại đô thị Vinhomes Grand Park ở Quận 9, TP. HCM.

Hai tập đoàn Nhật dự kiến sẽ đầu tư 908 triệu USD để phát triển 21 toà tháp với tổng cộng 10.000 căn hộ, trong đó mỗi tập đoàn góp 40% vốn và 20% còn lại thuộc về Vinhomes.

Hiện tại, Vinhomes đang phát triển giai đoạn 1 của dự án Vinhomes Grand Park, trong đó đã bán hết hơn 10.000 căn hộ ngay trong lần ra mắt đầu tiên vào tháng 7 năm ngoái.

Vinhomes Grand Park là khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất của Mitsubishi Corporation trong chiến lược kinh doanh trung hạn đến 2021 của tập đoàn này, trong đó tập trung đẩy mạng mảng kinh doanh dịch vụ. Thông qua dự án Vinhomes Grand Park, Mitsubishi Corporation không chỉ nhắm mục tiêu xây dựng căn hộ để bán mà còn cung cấp những tiện ích và dịch vụ để nâng cao giá trị và quản lý vận hành khu đô thị.

Trong khi đó, Nomura Real Estate xác định đầu tư nước ngoài là một trong những ưu tiên túc đẩy tăng trưởng. Tập đoàn tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 2,8 tỷ USD ra nước ngoài đến năm 2028, với các thị trường mục tiêu bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Trung Quốc.

Thực ra, Mitsubishi Corporation và Nomura Real Estate không phải là những cái tên xa lạ đối với thị trường bất động sản Việt Nam. Khoản đầu tư mới vào Vinhomes Grand Park chỉ là tiếp tục mở rộng danh mục đầu tư của những tập đoàn này tại Việt Nam.

Năm 2015, Nomura hợp tác với Daiwa House Industry, Sumitomo Forestry và Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng để phát triển dự án Phú Mỹ Hưng Midtown tại TP. HCM với tổng vốn đầu tư khoảng 220 triệu USD.

Tháng 6 năm ngoái, Nomura thành lập công ty Nomura Real Estate Vienam và đặt văn phòng tại TP. HCM trước khi thâu tóm toà nhà văn phòng Zen Plaza.

Trong khi đó, Mitsubishi Corporation đã liên doanh với Phúc Khang Corporation từ cuối năm 2017 để phát triển các dự án Diamond Lotus, trong đó đã giải ngân ngay 30 triệu USD vào dự án Diamond Lotus Riverside.

Cơ hội đón dòng vốn Nhật
Dự án Diamond Lotus Riverside có sự tham gia của nhà đầu tư Nhật Bản

Trước đó một năm, Mitsubishi Corporation cũng đã tuyên bố thành lập liên doanh với Tập đoàn Bitexco để phát triển một phần dự án The Manor Central Park tại Hà Nội với tổng vốn 290 triệu USD, nhưng cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy tiến triển của liên doanh này.

Ông Akihiko Iwatani, Tổng giám đốc Haseko Corporation Vietnam cho rằng, ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn nhất vì thị trường Singapore quá bé, Malaysia đã ổn định và tăng trưởng không còn nhiều trong khi thủ tục mua bán sáp nhập ở Indonesia quá khó khăn.

Nhà đầu tư Nhật Bản này nhìn nhận, nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt thích đầu tư vào các dự án căn hộ để ở vì nhu cầu nhà ở tại các thành phố lớn như TP. HCM và Hà Nội rất cao và tăng rất nhanh nên họ muốn đầu tư để bắt nhịp sự tăng trưởng này. Còn những công ty thích đầu tư dài hạn và ổn định thì chọn văn phòng và khách sạn.

Một số doanh nghiệp bất động sản trong nước cũng nhanh chóng tận dụng cơ hội đón dòng vốn từ Nhật Bản, trong đó điển hình là Nam Long. Năm 2015, Nam Long công bố hợp tác với Hankyu Hanshin Properties Corp. và Nishitetsu Group phát triển dự án Flora Anh Đào và từ thành công đó, Nam Long tiếp tục hợp tác với đầu tư năm dự án tiếp theo là Fuji, Kikyo, Mizuki Park, Akari City và Waterpoint.

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Phúc Khang Corporation cho biết đã xúc tiến đầu tư với nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, trong đó có Sumitomo, Haseko, Taisei, Mitsubishi Corporation và cuối cùng lựa chọn liên doanh với Misubishi Corporation từ ba năm trước.

Bà Mẫu nhận định, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như các doanh nghiệp nước ngoài khác đang tích cực chủ động thúc đẩy tham gia vào thị trường vốn cũng như việc phát triển bất động sản Việt Nam. Qua việc với tập đoàn Mitsubishi Corporation, bà Mẫu thấy M&A đã đẩy các doanh nghiệp Việt Nam lên một tầm cao mới.

“M&A giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có hai lợi thế đó là đổi mới và sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc; thông qua đó, thúc đẩy đổi mới về quản trị, nâng tầm các CEO về quản trị. Yếu tố con người được thúc đẩy trong M&A là rất lớn, từ đó sản phẩm và dịch vụ bất động sản cũng được thúc đẩy, nâng tầm các chuẩn mực sản phẩm của Việt Nam với thế giới”, bà Mẫu nhận xét.

Theo bà Mẫu, nếu không đi xúc tiến đầu tư nước ngoài thì Phúc Khang không thể đầu tư những công trình xanh như đã làm trong thời gian vừa qua. Việc hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài cũng mang đến những dịch vụ, giải pháp để nâng tầm các đô thị Việt Nam, nâng tầm bất động sản Việt Nam và gián tiếp phụng sự khách hàng, nâng cao tiêu chuẩn sống cũng như tiêu chuẩn dịch vụ của Việt Nam.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng có sự thay đổi quan điểm khi đầu tư vào Việt Nam. Trước đây, đa phần các doanh nghiệp quốc tế vào Việt Nam muốn đưa vốn vào và nắm quyền quản trị nhưng theo thời gian đã thay đổi theo hướng win-win. Như hiện tại, Phúc Khang Corporation chiếm 51% và quyền điều hành trong khi Mitsubishi Corporation chiếm 49% vốn.

Tuy nhiên, ông Akihiko Iwatani cũng thừa nhận: “Thật sự là rất khó để tìm một dự án phù hợp để làm.”

“Với kinh nghiệm của tôi ở Việt Nam thì điều quan trọng nhất là phải tìm được đối tác phù hợp chứ không phải là dự án phù hợp”, ông cho biết thêm.

Ngày 24/3/2020 tại TP.HCM sẽ diễn ra sự kiện VINA - M&A với chủ đề “Hợp tác cùng có lợi và tận dụng nguồn lực quốc tế cho sự phát triển các công trình xanh bền vững”. Sự kiện được tổ chức nhằm kết nối đầu tư tư nhân và nước ngoài vào các dự án có sẵn, xây dựng dở dang hoặc đang hoạt động bao gồm: Nhà ở, văn phòng, khu công nghiệp, kho bãi, trung tâm thương mại, khách sạn và khu nghỉ dưỡng. Các nhà đầu tư và khách tham dự đến từ nhiều nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc, UAE, Úc, Mỹ và các nước thuộc khối EU.

Ông lớn Nhật Bản chi 177 triệu USD mở rộng khu công nghiệp tại Việt Nam

Ông lớn Nhật Bản chi 177 triệu USD mở rộng khu công nghiệp tại Việt Nam

Tiêu điểm -  5 năm

Việc mở rộng của Tập đoàn Sumitomo nhằm bắt kịp với xu hướng nhu cầu bất động sản công nghiệp ngày càng gia tăng giữa bối cảnh chiến tranh thương mại.

Tập đoàn Nhật đầu tư trường quốc tế và trung tâm mua sắm ở Tây Hồ Tây

Tập đoàn Nhật đầu tư trường quốc tế và trung tâm mua sắm ở Tây Hồ Tây

Bất động sản -  5 năm

Bên cạnh tham gia dự án trường phổ thông liên cấp quốc tế, Toshin Development đã đặt cọc mua thêm một lô đất để phát triển một bất động sản phức hợp.

Anabuki Nhật Bản muốn 'bơm vốn' cho NetLand

Anabuki Nhật Bản muốn 'bơm vốn' cho NetLand

Bất động sản -  5 năm

Chủ tịch Tập đoàn Anabuki Nhật Bản đã có chuyến tìm hiểu thực tế những dự án của NetLand đang phát triển ở miền Trung để chuẩn bị cho việc hợp tác đầu tư.

Netland mở văn phòng tại Nhật Bản, dồn lực mở rộng quỹ đất sạch

Netland mở văn phòng tại Nhật Bản, dồn lực mở rộng quỹ đất sạch

Bất động sản -  5 năm

Netland đã hoàn tất việc mở văn phòng đại diện tại Nhật Bản và dự kiến phát hành tối đa 300 tỷ đồng trái phiếu cho dưới 100 nhà đầu tư để tạo nguồn vốn triển khai các dự án.

Thanh Xuan Valley: Biểu tượng sống mới được kiến tạo bởi những tên tuổi toàn cầu

Thanh Xuan Valley: Biểu tượng sống mới được kiến tạo bởi những tên tuổi toàn cầu

Bất động sản -  11 giờ

Khi đoàn chuyên gia quốc tế của WATG, đơn vị tư vấn quy hoạch danh tiếng từ Mỹ, lần đầu đến khảo sát địa hình, không khỏi bất ngờ: “Thanh Xuan Valley là điểm đến có thiên nhiên và địa thế hiếm thấy”.

Giá chung cư Hà Nội giảm nhiệt

Giá chung cư Hà Nội giảm nhiệt

Bất động sản -  1 ngày

Sau khoảng thời gian tăng giá mạnh, giá chung cư tại Hà Nội có xu hướng điều chỉnh.

The Privé tăng tốc với sự đồng hành của các đối tác chiến lược

The Privé tăng tốc với sự đồng hành của các đối tác chiến lược

Bất động sản -  1 ngày

The Privé của Đất Xanh bước vào giai đoạn tăng tốc với việc ngân hàng, các đơn vị môi giới bất động sản lớn, uy tín trên toàn quốc trở thành đối tác.

Nghi Sơn Central Park - sức hút mới trên thị trường bất động sản

Nghi Sơn Central Park - sức hút mới trên thị trường bất động sản

Bất động sản -  1 ngày

Tô điểm cho sự phát triển mạnh mẽ của thị xã Nghi Sơn, khu đô thị Nghi Sơn Central Park đang nổi lên như một biểu tượng sống đáng mơ ước.

Luật đã rõ, sao định giá đất vẫn mịt mù?

Luật đã rõ, sao định giá đất vẫn mịt mù?

Bất động sản -  2 ngày

Đã hơn chín tháng trôi qua kể từ khi Nghị định 71/2024 quy định về giá đất được Chính phủ ban hành, công tác định giá đất vẫn đình trệ do thiếu các thông tin, dữ liệu về đất đai.

Bình Định thu hút đầu tư từ các tập đoàn năng lượng và du lịch quốc tế

Bình Định thu hút đầu tư từ các tập đoàn năng lượng và du lịch quốc tế

Tiêu điểm -  4 giờ

Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.

Elite Boutique: 'Điểm chạm' khai mở thị trường tiêu dùng giàu tiềm năng bậc nhất

Elite Boutique: 'Điểm chạm' khai mở thị trường tiêu dùng giàu tiềm năng bậc nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Sở hữu không gian thương mại tinh tế, sang trọng với những đặc quyền được “may đo” cho giới tinh hoa, Elite Boutique hứa hẹn là mô hình kinh doanh “hái ra tiền” trong bối cảnh các khách hàng thượng lưu ngày càng chú trọng đến các trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa.

Vietjet ký thoả thuận tài chính 300 triệu USD với AV AirFinance

Vietjet ký thoả thuận tài chính 300 triệu USD với AV AirFinance

Tiêu điểm -  5 giờ

Thoả thuận này nâng tổng kim ngạch thương mại của hãng hàng không này với các doanh nghiệp Mỹ lên tới 64 tỉ USD.

Quản trị “nút thắt cổ chai” trong hạ tầng logistics

Quản trị “nút thắt cổ chai” trong hạ tầng logistics

Phát triển bền vững -  5 giờ

Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics

Sự thật trần trụi về tiền

Sự thật trần trụi về tiền

Tủ sách quản trị -  5 giờ

Một doanh nghiệp hiểu rõ tiền là gì, kinh tế vận hành ra sao, và chính sách tác động thế nào đến hành vi thị trường, sẽ có khả năng đưa ra quyết định chính xác hơn.

Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại mới

Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại mới

Tiêu điểm -  8 giờ

Việt Nam và Mỹ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng nhằm hướng tới quan hệ kinh tế ổn định, đôi bên cùng có lợi.

FPT Retail toan tính gì khi bán SIM điện thoại tích hợp dịch vụ y tế

FPT Retail toan tính gì khi bán SIM điện thoại tích hợp dịch vụ y tế

Doanh nghiệp -  8 giờ

Sự kết hợp không tưởng giữa hai dịch vụ vốn không liên quan là SIM số và nhà thuốc lại cho thấy rõ tham vọng một tập toàn y tế kiểu mới ở FPT Retail.