Tài chính
Cơ hội trên thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm 2022
Báo cáo của FiinGroup dự báo, cơ hội đầu tư đến từ những ngành có tăng trưởng kém tích cực nhưng có triển vọng hồi phục cao và trên nền định giá thấp. Một số ngành có lợi nhuận kém tích cực giai đoạn vừa qua sẽ có cơ hội hồi phục gồm bất động sản dân cư, bất động sản bán lẻ, vật liệu xây dựng, sữa, bán lẻ, dược phẩm, chăn nuôi.
Báo cáo mới đây về thị trường chứng khoán của FiinGroup ghi nhận chỉ số chứng khoán VN-Index đã tăng 11,4% kể từ vùng “đáy ngắn hạn” thiết lập trong tuần đầu tháng 7/2022 với thanh khoản cải thiện. Giá trị giao dịch bình quân phiên trên 3 sàn (chỉ tính khớp lệnh) nửa đầu tháng 8/2022 đã tăng 41% so với tháng 7/2022 và 18,4% so với trung bình 3 tháng trước đó, mặc dù vẫn thấp hơn khoảng 40% so với giai đoạn đỉnh thanh khoản cuối 2021 và đầu 2022.
Những ngành có thanh khoản bật mạnh trong nửa đầu tháng 8/2022 bao gồm Chứng khoán, Xây dựng, Ngân hàng, Bất động sản và Thép đều có xu giá đi lên cho thấy áp lực bán cắt lỗ hoặc chốt lời ngắn hạn đã giảm làm cho tâm lý giao dịch có phần mạnh hơn.
Mặc dù vậy, báo cáo của FiinGroup đánh giá thị trường vẫn là của nhà đầu tư tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân duy trì tỷ trọng giá trị giao dịch đạt 87,8% nửa đầu tháng 8, tăng nhẹ so với mức 85% trong hai tháng trước. Tuy nhiên, đây là mức thấp so với các giai đoạn sôi động năm ngoái. Các nhà đầu tư cá nhân vẫn tiếp tục bán ròng 2,3 nghìn tỷ đồng từ đầu tháng 8 đến nay sau khi rút mạnh khỏi thị trường trong quý 2. Mặt khác, các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh mua ròng, điểm tích cực là lực mua này không đến từ các quỹ ETFs. Điều này theo FiinGroup là dấu hiệu tích cực về dòng vốn ngoại.
Về chất lượng doanh nghiệp, lợi nhuận các công ty trên sàn chứng khoán trong quý II/2022 duy trì tăng trưởng nhưng giảm tốc và lợi nhuận lõi (EBIT) suy giảm. Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp phi tài chính đã chững lại trong quý II, chỉ tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước, giảm mạnh nếu so với mức tăng trưởng 51,8% trong quý I/2022.
Báo cáo của FiinGroup đánh giá, nguyên nhân của đà giảm tốc này là do tác động tiêu cực từ ngành bất động sản và tài nguyên cơ bản (chủ yếu là nhóm thép) do chi phí đầu vào gia tăng và môi trường kinh doanh kém thuận lợi. Dù vậy, tính chung nửa đầu năm 2022, lợi nhuận khối phi tài chính đã tăng 37,4% so với cùng kỳ.
Đánh giá nửa cuối năm 2022, FiinGroup cho rằng triển vọng tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm 2022 vẫn tươi sáng. Trong kịch bản thận trọng, dựa theo số liệu kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp, kỳ vọng từ bộ phận phân tích của các công ty chứng khoán và các điều chỉnh, nhóm phân tích dự kiến lợi nhuận sau thuế khối phi tài chính tăng 32,3% trong 6 tháng cuối năm 2022 và tăng trưởng 35,6% cả năm 2022 dựa trên nền thấp của cùng kỳ 2021.
Bất động sản dân cư, bất động sản bán lẻ, sữa, dược phẩm, chăn nuôi dự kiến sẽ đóng góp chính vào sự tăng trưởng này, chủ yếu đang được hỗ trợ bởi hai yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp, đó là giá hàng hóa hạ nhiệt giúp giảm áp lực lạm phát và mặt bằng lãi suất đã tăng trong giai đoạn vừa qua và khó tăng mạnh trong nửa cuối 2022.
Tuy nhiên, rủi ro với triển vọng này đó là xuất khẩu đang giảm tốc, có thể tác động tiêu cực lên ngành logistics, vận tải thủy, thủy sản, may mặc, hóa chất, phân bón.
Với ngành ngân hàng, phần lớn các ngân hàng vẫn duy trì tăng trưởng lợi nhuận quý 2 nhờ tín dụng tăng trưởng và NIM cải thiện. Tín dụng tăng mạnh trong nửa đầu năm (+10,1%), nhưng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm 2022 của ngành mới ở mức bình quân 51,54%, cho thấy khả năng hoàn thành kế hoạch cả năm tương đối thấp nếu không có thêm hạn mức tín dụng.
Trong bối cảnh này, FiinGroup đặt kỳ vọng vào các ngân hàng có lợi thế về cấp thêm hạn mức tín dụng, có các chỉ tiêu về an toàn vốn cao, chất lượng tài sản tốt và có chính sách trích lập dự phòng thận trọng.
Cơ hội đầu tư đến từ những ngành có tăng trưởng kém tích cực nhưng có triển vọng hồi phục cao và trên nền định giá thấp. Một số ngành có lợi nhuận kém tích cực giai đoạn vừa qua sẽ có cơ hội hồi phục gồm bất động sản dân cư, bất động sản bán lẻ, vật liệu xây dựng, sữa, bán lẻ, dược phẩm, chăn nuôi. Ngược lại, một số ngành ghi nhận tăng trưởng cao trong nửa đầu năm 2022 dự kiến có lợi nhuận giảm tốc trong nửa cuối năm bao gồm xây dựng, logistics, vận tải thủy, thủy sản, may mặc, phân phối xăng dầu & khí đốt.
Dòng vốn bị siết chặt, doanh nghiệp bất động sản nên làm gì?
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.