Phát triển bền vững
Năng lượng hydro xanh – ‘nhỏ nhưng có võ’
Đại diện UNDP nhận định, việc thực hiện thành công các mục tiêu về khí hậu của Việt Nam sẽ cần sự đóng góp vai trò tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa từ năng lượng hydro xanh, với tiềm năng sẽ phát triển trong thời gian tới.
Nguồn năng lượng mới nhiều tiềm năng
Trong năm 2022, nền kinh tế phát triển nhanh chóng của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng hơn 8%, là mức tăng trưởng cao nhất từ năm 1997, và trong bối cảnh mức trung bình toàn cầu chỉ đạt mức 3,3%.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp lớn mạnh của Việt Nam, nền kinh tế đang gặp các thách thức về tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng với tốc độ khoảng 10 - 12% hàng năm, nhằm đảm bảo tránh tình trạng thiếu điện cục bộ, và tăng cường an ninh năng lượng.
Nhận định này được ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, đưa ra tại hội thảo tham vấn về sản xuất hydro xanh mới đây.
Theo ông, than đá và dầu – các tác nhân chính của khủng hoảng khí hậu, dự kiến sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong sản xuất điện thập kỉ tới. Ngành năng lượng vẫn sẽ là nguồn đóng góp quan trọng, với ước tính chiếm khoảng 70% tổng lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030.
Việt Nam đã nhìn thấy tiềm năng tác động của biến đổi khí hậu, và nỗ lực thực hiện các giải pháp thông qua cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP26, gia tăng 4 lần công suất năng lượng mặt trời và gió từ năm 2019.
Đồng thời, Việt Nam cũng đã công bố về chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) trị giá 15,5 tỷ USD.
“Chính phủ Việt Nam được hoan nghênh vì vai trò của mình tại các diễn đàn đa phương, vì đã đưa ra một loạt cam kết của JETP để giảm 30% lượng phát thải cao nhất hàng năm từ ngành năng lượng. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch đẩy lùi thời điểm đạt đỉnh phát thải 5 năm, gia tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong sản xuất điện từ 36% lên ít nhất 47% vào năm 2030, điều chỉnh giảm lượng than đá tối đa và đỉnh phát thải vào năm 2030 thay vì năm 2035”, đại diện UNDP cho hay.
Ông nhấn mạnh rằng, thực hiện thành công các mục tiêu này sẽ cần sự đóng góp tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa từ năng lượng hydro xanh, với tiềm năng sẽ phát triển trong thời gian tới.
Trên toàn cầu, hydro xanh sản xuất từ điện phân nước chỉ đóng 0,03% sản lượng hydrogen trong năm 2020. Tuy nhiên, cải thiện các công nghệ điện phân và chi phí năng lượng tái tạo thấp có thể giúp hydro xanh có giá cạnh tranh trong năm 2030.
Quan trọng hơn, các quốc gia với tiềm năng năng lượng tái tạo lớn, các mối quan hệ thương mại ưu đãi, chính trị ổn định và gần các nhà xuất khẩu lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Việt Nam sẽ hưởng lợi, đặc biệt trong bối cảnh định giá giới hạn carbon có thể sẽ có vai trò quan trọng, ông phân tích.
Hydro xanh có ứng dụng rộng rãi, không chỉ giới hạn trong hàng hải, vận tải, công nghiệp chế tạo thép và hóa chất, mà ngay cả trong các lĩnh vực khó giảm carbon.
Ông Patrick Haverman cho biết thêm, sản xuất và sử dụng hydro xanh vẫn còn là lĩnh vực mới ở Việt Nam, nhưng chủ đề năng lượng trung gian đang ngày càng thu hút sự quan tâm. Đáng chú ý, công ty Việt Nam Hydrogen Xanh TGS đang dự định xây dựng nhà máy điện phân đầu tiên với nguồn đầu tư 840 triệu USD, báo hiệu rằng cần sớm có các nỗ lực xây dựng chiến lược quốc gia chặt chẽ.
3 vấn đề chính để khai phá tiềm năng hydro
Theo đại diện UNDP tại Việt Nam, trước hết, để có được ước tính thực tiễn về hydrogen xanh, thì cần có ba kịch bản khác nhau dựa trên năng lượng tái tạo được cung cấp từ nguồn tạo năng lượng mặt trời và gió phi tập trung, và nguồn cung cấp năng lượng hỗn hợp bao gồm từ điện lưới và từ nhà máy điện mặt trời và điện gió xa bờ.
Các phát hiện ban đầu cho thấy, nếu các máy điện phân chạy 90% công suất liên tục năm, thì có thể sản xuất được ít nhất gần 11,5 triệu tấn hydro xanh trong năm 2020, và đến 2050 có thể lên đến gần 19 triệu tấn.
Vấn đề thứ hai là chi phí quy dẫn của hydro dự báo sẽ giảm trong từng ba kịch bản trên, hay cách gọi khác là chi phí trung bình của hydrogen trên từng kilogram trong vòng đời dự án. Việc giảm chi phí có thể là do chi phí các công nghệ đầu vào chủ chốt giảm mạnh như pin trữ điện.
Tuy vậy, ngay cả khi tính đến việc chi phí giảm nhanh trong các thập kỷ tới, các chi phí vẫn tương đối cao so với các mục tiêu đặt ra trong các nền kinh tế, ông nhận định.
Cuối cùng, theo ông Patrick Haverman, quan trọng là cần nhấn mạnh vai trò quan trọng của các chính phủ quốc gia trong việc đặt các mục tiêu, xây dựng chiến lược, quy định và cung cấp các ưu đãi dựa trên thị trường để giảm carbon. Thách thức lớn nhất là phát triển toàn cầu về luật pháp, tiêu chuẩn và quy tắc thương mại của hydrogen vẫn còn đang ở giai đoạn đầu.
Nhiều nước đã lựa chọn các giải pháp tạm thời để đảm bảo phát triển ban đầu môi trường đầu tư nhờ các chi phí năng lượng tái tạo thấp, và dựa vào các quy định nhiên liệu hóa thạch hiện có.
Đã có trên 40 chính phủ xây dựng chiến lược hydrogen, các hành động chủ chốt bao gồm theo đuổi biên bản ghi nhớ để đẩy nhanh hợp tác nghiên cứu và phát triển, các nhóm nghiên cứu để hài hòa các tiêu chuẩn và quy định, tham gia vào quan hệ đối tác công tư, và chia sẻ thông tin phát triển chuỗi giá trị an toàn và đảm bảo nguồn cung cấp, và nhiều hoạt động khác.
Các nhà đầu tư công nghiệp cũng cần đặt ra các mục tiêu kỹ thuật về giảm giá thành sản xuất điện phân dựa trên nâng cao năng lực, nghiên cứu và phát triển, và các ứng dụng ngành phù hợp.
Gói tài chính mới 15,5 tỷ USD giúp Việt Nam chuyển dịch năng lượng
Đi tìm nguồn vốn cho năng lượng tái tạo Việt Nam
Theo nhận định của chuyên gia HSBC Việt Nam, các nhà phát triển năng lượng châu Á sẽ đóng vai trò xúc tác mạnh nhất tại thị trường Việt Nam, cả về chuyên môn kỹ thuật, lẫn các nguồn tài chính cần thiết.
Việt Nam có thể đi đầu trong chuyển đổi năng lượng
Lãnh đạo Tập đoàn năng lượng AES cho biết AES rất kỳ vọng về tiềm năng phát triển của Việt Nam, và cơ hội đầu tư, kinh doanh tại đây với những nỗ lực, giải pháp từ Chính phủ.
5 giải pháp thúc đẩy chuyển dịch năng lượng
Để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng xanh, trước hết, cần thay đổi hành vi và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Ba 'hàng rào' ngăn vốn ngoại đổ vào năng lượng tái tạo
Yêu cầu từ năng lượng tái tạo, đặc biệt là từ lĩnh vực điện gió vốn đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, sẽ sớm vượt quá khả năng cho vay của nhiều ngân hàng trong nước, từ đó đặt ra yêu cầu gỡ bỏ các hạn chế để thu hút vốn ngoại.
PVcomBank ký thỏa thuận hợp tác với 2 bệnh viện lớn tại Hà Nội
PVcomBank ký thỏa thuận hợp tác với bệnh viện Da liễu và bệnh viện Nhi Hà Nội nhằm hỗ trợ tối đa nhu cầu về tài chính của ngành y tế và người dân.
Khám phá quy trình sản xuất của TH true FOOD – 'Người nội trợ tử tế'
Đằng sau hương vị thơm ngon của bộ sản phẩm Thực phẩm chế biến TH true FOOD là quy trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt, hệ thống dây chuyền, thiết bị tự động cùng công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới.
Nghi Sơn Central Park hết 95% giỏ hàng đợt 1 ngay tại sự kiện
Lợi thế vị trí tâm điểm, sản phẩm đẳng cấp, chính sách ấn tượng, sổ đỏ lâu dài, Nghi Sơn Central Park đã được đặt mua tới 95% ngay trong 40 phút tại sự kiện.
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Thái Bình Dương tham gia các dự án hạ tầng lớn
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Thái Bình Dương nghiên cứu, tham gia các dự án lớn như xây cầu Tứ Liên Hà Nội, cầu Ngọc Hồi qua sông Hồng, đường sắt đô thị…
Ông Nguyễn Long Hải làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị
Ông Nguyễn Long Hải được bổ nhiệm làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị, kế nhiệm ông Lê Quang Tùng vừa giữ chức Tổng thư ký Quốc hội.
Thoải mái chi tiêu với thẻ tín dụng miễn 100% phí của SHB
Với thông điệp “Tự do tận hưởng”, thẻ SHB Mastercard Truly Free của SHB giúp khách hàng gạt bỏ những bận tâm về các loại chi phí và thoải mái trong chi tiêu.
Cách ông chủ những con tàu Lux Cruises kể chuyện di sản
Bằng cách kể chuyện qua từng hành trình, ông Phạm Hà và đội ngũ không chỉ giữ gìn di sản mà còn làm sống lại những giá trị lịch sử trong tâm trí du khách.