Phát triển bền vững

Cộng đồng doanh nghiệp đề xuất mua lại vật liệu tái chế

Hoàng Đông Chủ nhật, 19/03/2023 - 19:35

Theo Nhóm công tác về môi trường tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất bao bì phải mua lại vật liệu tái chế, qua đó thực thi hiệu quả hơn công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

Vài năm trở lại đây, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ít phát thải carbon đang trở thành xu thế chủ đạo, được nhiều doanh nghiệp tích hợp vào trong các kế hoạch, chiến lược phát triển.

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2023, đại diện cho Nhóm công tác về môi trường, TS. Micheal Digregorio, Đại diện Quỹ Châu Á tại Việt Nam, cho biết, động lực của cộng đồng doanh nghiệp đối với hoạt động kinh tế xanh đến từ 3 yếu tố, bao gồm nhu cầu chống biến đổi khí hậu, yêu cầu từ phía thị trường và các chính sách từ phía Nhà nước.

Cái bắt tay của những nhà tái chế tiên phong

Về phía chính sách, Nhóm công tác về môi trường nêu ra ví dụ điển hình là những chính sách về kinh tế tuần hoàn được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, đặc biệt là công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Công cụ EPR yêu cầu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm ngay cả giai đoạn thải bỏ, thông qua tự tổ chức thu gom, tái chế, thuê bên thứ ba thực hiện thu gom, tái chế hoặc đóng góp vào Quỹ Bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, theo Nhóm công tác về môi trường, công cụ EPR đang được thiết kế theo hướng hệ thống quản lý chất thải có thành phần tái chế. Theo cách tiếp cận này, EPR có thể tạo ra gánh nặng không cần thiết cho nhà sản xuất nhưng không đem lại kết quả như kỳ vọng.

Theo đó, hệ thống thu gom, tái chế rác thải ở Việt Nam thể hiện rõ tính phân tán, diễn ra chủ yếu ở khu vực phi chính thức, bao gồm lực lượng đồng nát, ve chai và các làng nghề tài chế.

Để giải quyết thực trạng này, theo ghi nhận của Nhóm công tác về môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường đang kỳ vọng thành lập những cơ sở thu gom, tái chế công nghệ cao, đáp ứng được tiêu chuẩn về sản xuất, môi trường cũng như các vấn đề về người lao động.

Theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và môi trường, các nhà sản xuất sẽ ký kết với đại lý ủy quyền để thu gom bao bì, yêu cầu đại lý ghi lại tên nhà sản xuất, số lượng và loại bao bì thu gom được, báo cáo kết quả lại cho nhà sản xuất. Sau đó, đại lý sẽ bán lại phế liệu thu gom được cho đơn vị tái chế được ủy quyền.

Quy trình phức tạp này làm phát sinh thêm nhiều chi phí để giám sát, báo cáo và đảm bảo rằng phế liệu thực sự được tái chế, từ đó đẩy giá phế liệu và vật liệu tái chế lên mức cao.

Để giải quyết thực trạng này, Nhóm công tác về môi trường đề xuất nên yêu cầu nhà sản xuất mua trực tiếp vật liệu từ các nhà tái chế và báo cáo thành phần tái chế cho Bộ Tài nguyên và môi trường. Với cách tiếp cận này, các khâu giám sát sẽ được giảm tải nhưng vẫn đạt được kết quả, đồng thời mở ra thị trường tiêu thụ cho vật liệu thứ cấp.

Về các nhà tái chế, Nhóm công tác về môi trường cho biết, đây là ngành công nghiệp đã tồn tại hàng chục, thậm chí là cả trăm năm tại khu vực phi chính thức, thường bị “chỉ mặt điểm tên” là nguyên nhân gây ô nhiễm thứ cấp.

Tuy nhiên, khối phi chính thức này lại có kiến thức, kinh nghiệm phong phú về tái chế, có thể giúp ích rất lớn cho kinh tế tuần hoàn. Mặt khác, việc cấm những đơn vị này tiếp tục hoạt động tái chế sẽ tiêu tốn nhiều chi phí, dẫn đến phế liệu bị đẩy giá lên cao.

Nhóm công tác về môi trường cũng thẳng thắn chỉ ra rằng một số hệ thống tái chế đô thị, hoạt động dưới sự hỗ trợ của Chính phủ “nổi tiếng” về việc lưu kho những phế liệu đắt tiền và thải những vật liệu ít giá trị vào các bãi chôn lấp.

Do đó, Nhóm công tác đề nghị sử dụng một phần tiền thu được từ công cụ EPR để nâng cấp, hỗ trợ những đơn vị tái chế đã và đang hoạt động, giúp họ tái chế một cách chuẩn chỉ, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội hơn, thay vì chuyển toàn bộ phần quỹ đóng góp cho các đơn vị tái chế công nghệ cao mà Bộ Tài nguyên và môi trường muốn thành lập.

Thành lập Hội đồng EPR quốc gia

Thành lập Hội đồng EPR quốc gia

Phát triển bền vững -  1 năm

Hội đồng EPR quốc gia được thành lập với nhiệm vụ tư vấn, giúp đỡ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường thực hiện cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – EPR.

Gấp rút chuẩn bị cho công cụ thu gom, tái chế bắt buộc

Gấp rút chuẩn bị cho công cụ thu gom, tái chế bắt buộc

Phát triển bền vững -  1 năm

Theo đại diện PRO Việt Nam, thời gian từ nay đến năm 2024 là khoảng thời gian gấp rút tổng kết các dự án, mô hình thí điểm về thu gom và tái chế rác thải, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp để nhân rộng, hướng tới thực thi công cụ chính sách EPR.

Ai được nhận tiền hỗ trợ từ cơ chế thu gom, tái chế bắt buộc

Ai được nhận tiền hỗ trợ từ cơ chế thu gom, tái chế bắt buộc

Phát triển bền vững -  2 năm

Hoạt động phân loại, thu gom, tái chế sản phẩm, bao bì sẽ nhận được hỗ trợ từ tiền đóng góp của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nếu đáp ứng được một số điều kiện.

Đồng nát, ve chai, làng nghề tái chế được hưởng lợi từ chính sách EPR

Đồng nát, ve chai, làng nghề tái chế được hưởng lợi từ chính sách EPR

Phát triển bền vững -  2 năm

Theo đại diện Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), những người đồng nát, ve chai, tái chế tự phát là “tài sản quý của Việt Nam”. Nhóm phi chính thức này nếu nhận được hỗ trợ từ chính sách sẽ tạo ra động lực thúc đẩy cho kinh tế tuần hoàn.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  17 giây

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giây

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều