Hội đồng EPR quốc gia được thành lập với nhiệm vụ tư vấn, giúp đỡ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường thực hiện cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – EPR.
Công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được quy định tại điều 54 và 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020, được kỳ vọng sẽ là công cụ hữu hiệu thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn.
Cụ thể, EPR yêu cầu doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu một số nhóm sản phẩm phải chịu trách nhiệm đến cuối vòng đời, tức là thu gom, tái chế bắt buộc rác thải phát sinh từ sản phẩm sau khi sử dụng, thông qua tự tổ chức thực hiện, thuê bên thứ ba thực hiện hoặc đóng tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường.
Theo đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường, công cụ chính sách EPR mang hàm ý tạo ra động lực để doanh nghiệp thay đổi thiết kế sản phẩm theo hướng dễ thu gom, tái chế hơn, đồng thời tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ các hoạt động, sáng kiến giải quyết hiệu quả vấn nạn rác thải.
Đầu năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020, có quy định chi tiết cách thức triển khai công cụ EPR, bao gồm quy định về Hội đồng EPR quốc gia.
Dựa trên quy định trong Nghị định 08, vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà đã ban hành Quyết định số 252/QĐ-BTNMT về việc thành lập Hội đồng EPR quốc gia.
Hội đồng EPR quốc gia có nhiệm vụ chính là “tư vấn, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 08”, đồng thời tư vấn và giúp Bộ trưởng quản lý việc sử dụng tiền thu được từ khoản đóng góp tài chính để hỗ trợ thu gom, tái chế sản phẩm, bao bì của doanh nghiệp.
Về cơ cấu tổ chức, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường là chủ tịch Hội đồng EPR quốc gia, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường là phó chủ tịch thường trực và lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) là phó chủ tịch. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường là ủy viên thường trực, các ủy viên bao gồm đại diện của Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam và Hiệp hội Xử lý chất thải Việt Nam. Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
Hội đồng EPR quốc gia có Văn phòng giúp việc đặt tại Bộ Tài nguyên và môi trường. Kinh phí hoạt động của Hội đồng cũng như Văn phòng giúp việc thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đại diện Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), những người đồng nát, ve chai, tái chế tự phát là “tài sản quý của Việt Nam”. Nhóm phi chính thức này nếu nhận được hỗ trợ từ chính sách sẽ tạo ra động lực thúc đẩy cho kinh tế tuần hoàn.
Theo đại diện của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), cơ chế thực thi công cụ mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR) cần tạo động lực huy động sự tham gia của toàn xã hội.
Bộ Tài nguyên và môi trường đang hoàn thiện nghị định quy định chi tiết một số điều trong Luật Bảo vệ môi trường, trong đó có công cụ chính sách Mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR).
Ứng dụng công cụ chính sách Trách nhiệm Mở rộng của Nhà sản xuất (EPR) trên lĩnh vực bao bì sẽ là bước đi đầu tiên, tạo tiền đề cho việc phổ biến hóa EPR cũng như các quy định khác liên quan đến môi trường.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.