Phát triển bền vững

Gấp rút chuẩn bị cho công cụ thu gom, tái chế bắt buộc

Phạm Sơn Thứ tư, 16/11/2022 - 20:03

Theo đại diện PRO Việt Nam, thời gian từ nay đến năm 2024 là khoảng thời gian gấp rút tổng kết các dự án, mô hình thí điểm về thu gom và tái chế rác thải, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp để nhân rộng, hướng tới thực thi công cụ chính sách EPR.

Với Luật Bảo vệ môi trường 2020, kinh tế tuần hoàn lần đầu tiên được luật hóa, đi kèm với nhiều công cụ, chính sách hướng tới thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn, giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

Công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được đưa ra tại điều 54 và điều 55 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 là một trong những giải pháp mang tính đột phá hỗ trợ thiết lập kinh tế tuần hoàn. 

Theo Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường, công cụ EPR mang hàm ý khuyến khích doanh nghiệp thay đổi thiết kế sản phẩm, thay đổi vật liệu đầu vào theo hướng sao cho thuận tiện cho thu gom, tái chế, từ đó giảm rác thải ra môi trường, đồng thời nâng cao quyền lợi cho các bên liên quan trong bức tranh sản xuất, tiêu dùng và xử lý rác thải.

Kể từ năm 2022, nhà sản xuất, nhập khẩu có sản phẩm khó xử lý, không có giá trị tái chế phải đóng góp tài chính bắt buộc vào Quỹ Bảo vệ môi trường, theo quy định của điều 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Phần còn lại của công cụ EPR, tức là quy định theo điều 54 Luật Bảo vệ môi trường 2020 được bắt đầu thực hiện kể từ năm 2024, với ngành hàng đầu tiên là ngành hàng bao bì.

Điều này đặt ra yêu cầu các thành viên của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) cũng như các doanh nghiệp ngành hàng bao bì khác cần phải gấp rút hoàn thành những bước chuẩn bị để thực thi hiệu quả công cụ EPR.

Được thành lập từ năm 2019 với mục tiêu thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành bao bì Việt Nam, PRO Việt Nam cũng định hướng trở thành một tổ chức thực hiện EPR. Do đó, thời gian từ nay đến năm 2024 sẽ là khoảng thời gian để PRO Việt Nam hoàn thiện phát triển tổ chức, xây dựng cách thức làm việc, chuyển từ giai đoạn “startup” sang giai đoạn mở rộng.

Đây cũng là khoảng thời gian PRO Việt Nam cần phải gấp rút tổng kết các dự án, mô hình thí điểm, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp để nhân rộng. Thời gian vừa qua, một loạt dự án đã được PRO Việt Nam và các thành viên tài trợ, hỗ trợ, bước đầu đạt được hiệu quả khả quan như dự án phân loại rác tại Cù Lao Chàm; tổ chức chương trình đổi rác lấy quà tại Saigon Co:op…, đều có tiềm năng giúp các thành viên nâng cao tỷ lệ thu gom, tái chế.

Sáng kiến kinh tế tuần hoàn nâng cao sinh kế cho lao động phi chính thức

Phát biểu tại Cuộc họp thành viên PRO Việt Nam vừa qua, ông Fausto Tazzi, Tổng giám đốc La Vie Việt Nam, Phó chủ tịch PRO Việt Nam, cho biết, liên quan đến thực thi công cụ chính sách EPR, một số vấn đề đang gây ra sự thiếu chắc chắn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Cụ thể, ông Tazzi nêu ra một số vấn đề như chưa có danh sách các đối tượng được phép nhận ủy quyền từ doanh nghiệp để thực hiện EPR; tổ chức và vai trò của Quỹ Bảo vệ môi trường; công nghệ sẵn có để tái chế bao bì nhựa giá trị thấp bị phủ nhận…

Để các doanh nghiệp thành viên của PRO Việt Nam cũng như toàn thể cộng đồng doanh nghiệp ngành hàng bao bì thực thi tốt công cụ chính sách EPR, lãnh đạo PRO Việt Nam đưa ra một số đề xuất.

Thứ nhất, nhanh chóng công bố danh sách ban đầu về các đơn vị được ủy quyền thực thi EPR để doanh nghiệp có đầu mối liên hệ. Thứ hai, cung cấp thông tin hướng dẫn cho PRO Việt Nam để đưa ra yêu cầu ủy quyền chính thức, với tư cách là “bên thứ ba” (bên nhận ủy quyền từ nhóm doanh nghiệp).

Thứ ba, cung cấp thông tin sơ bộ về định mức chi phí tái chế của Quỹ Bảo vệ môi trường. Thứ tư, ưu tiên vai trò của Quỹ Bảo vệ môi trường trong việc hỗ trợ đầu tư dài hạn nhằm nâng cao năng lực thu gom, tái chế. Các doanh nghiệp và các tổ chức thực thi EPR sẽ chịu trách nhiệm nhiều hơn với các dự án ngắn hạn.

Cuối cùng, công nhận giải pháp xử lý chất thải thành năng lượng là một giải pháp được cơ chế EPR chấp nhận trong ít nhất 3 năm, để tái chế nhựa có giá trị thấp.

PRO Việt Nam và NovaGroup tổ chức Ngày hội sống xanh

PRO Việt Nam và NovaGroup tổ chức Ngày hội sống xanh

Phát triển bền vững -  2 năm

Sự kiện Ngày hội sống xanh do Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) và NovaGroup tổ chức thu hút hàng trăm gia đình tại chung cư Rich Star 1 tham gia phân loại rác thải, thực hành quy tắc 3R.

3 thành viên PRO Việt Nam được vinh danh về tăng trưởng xanh

3 thành viên PRO Việt Nam được vinh danh về tăng trưởng xanh

Phát triển bền vững -  2 năm

Danh sách doanh nghiệp FDI được vinh danh với giải thưởng Rồng Vàng 2022 có 3 thành viên của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) là La Vie; Suntory Pepsico và SCG.

Lãnh đạo PRO Việt Nam chia sẻ lý do hợp tác với Novaland xử lý rác thải

Lãnh đạo PRO Việt Nam chia sẻ lý do hợp tác với Novaland xử lý rác thải

Phát triển bền vững -  3 năm

Việc hợp tác với Novaland là ưu tiên của Liên minh tái chế bao bì Việt Nam nhằm thu gom, phân loại rác tại nguồn ở tất cả dự án của Novaland.

PRO Việt Nam tiên phong trong công cụ chính sách EPR

PRO Việt Nam tiên phong trong công cụ chính sách EPR

Phát triển bền vững -  4 năm

Ứng dụng công cụ chính sách Trách nhiệm Mở rộng của Nhà sản xuất (EPR) trên lĩnh vực bao bì sẽ là bước đi đầu tiên, tạo tiền đề cho việc phổ biến hóa EPR cũng như các quy định khác liên quan đến môi trường.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  1 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  2 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  11 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  22 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.