Doanh nghiệp
Công ty bán suất ăn trên máy bay thua lỗ vì khó cạnh tranh tại Nội Bài
Công ty cung cấp suất ăn trên máy bay VINAC đã lỗ 39 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2018 do mới gia nhập thị trường và chưa xây dựng được mối quan hệ lâu dài với các hãng hàng không.
Theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam sẽ là một trong năm thị trường phát triển nhanh nhất về số lượng hành khách hàng không từ 2016-2035. Riêng năm 2017, lưu lượng hành khách hàng đạt mức kỷ lục 94 triệu người trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng đạt 19,5%.
Các hãng hàng không tiếp tục mở thêm đường bay, nâng số đường bay nội địa lên con số 52 và đường bay quốc tế cũng tăng lên mức 105, cùng với đó là có thêm hãng hàng không mới tham gia thị trường.
Tỉ lệ thuận với mức độ gia tăng của số lượng hành khách, mật độ chuyến bay và số lượng đường bay, nhu cầu cung cấp suất ăn trên các chuyến bay nội địa và quốc tế tại các cảng hàng không theo đó tăng lên không ngừng.
Cũng giống như nhiều ngành hàng không khác có tính độc quyền cao, thị trường suất ăn hàng không chủ yếu thuộc về các công ty thành viên hoặc có liên quan đến Vietnam Airlines như CTCP Suất Ăn Hàng Không Nội Bài (NCS), CTCP Dịch Vụ Hàng Không Sân Bay Đà Nẵng (MAS) và Công ty TNHH MTV Suất Ăn Hàng Không Việt Nam (VACS).
Theo ước tính của một doanh nghiệp trong ngành, thị trường hàng không đang có nhu cầu được cung cấp 120.000 suất ăn/ngày. Trong khi đó, tổng nguồn cung của các doanh nghiệp cung cấp suất ăn hàng không chỉ mới đạt khoảng 62.000 suất/ngày, tương ứng khoảng gần 52% nhu cầu thị trường.
Cung chưa đáp ứng cầu cho thấy thị trường còn nhiều dư địa để phát triển, tuy nhiên, việc một doanh nghiệp có thể chen chân vào thị trường đầy tiềm năng này không hề dễ dàng.
Năm ngoái, thị trường xuất hiện một doanh nghiệp mới là CTCP Dịch vụ suất ăn hàng không Việt Nam (VINACS), trong đó 26,67% cổ phần công ty thuộc về CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (Taseco Airs).
Taseco Airs không phải cái tên xa lạ trong lĩnh vực hàng không tại Việt Nam. Đây là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hàng không như chuỗi cafe, fast food, kinh doanh hàng miễn thuế, quảng cáo tại sân bay...
Đầu tư vào VINACS, Taseco Airs có tham vọng mở rộng địa bàn hoạt động ra hầu khắp các sân bay lớn trên cả nước. Đến nay, VINACS đang cung cấp suất ăn tại Nội Bài, Cam Ranh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Phú Quốc.
Mặc dù gia nhập thị trường muộn nhưng tham vọng của VINACS khá lớn khi quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất với công suất 30.000 suất ăn/ngày. Tuy nhiên, dù có nhà sáng lập là doanh nghiệp độc quyền trong lĩnh vực mặt bằng bán lẻ tại cảng sân bay, VINACS vẫn rất khó khăn để cạnh tranh trên thị trường suất ăn.
Báo cáo 9 tháng năm 2018 cho thấy VINACS lỗ 39 tỷ đồng, phần lớn đến từ chi nhánh Nội Bài. Công ty vẫn chưa xây dựng được mối quan hệ đủ lâu với các hãng hàng không quốc tế để tăng doanh thu, trong khi Vietnam Airlines vẫn sử dụng dịch vụ từ công ty thành viên là NCS. Thêm vào đó, nhà máy của VINACS tại Nội Bài có quy mô lớn nên khấu hao và chi phí lãi vay cũng tỉ lệ thuận lên, đẩy doanh nghiệp này thua lỗ.
Hiện tại, khách hàng lớn nhất của chi nhánh VINACS Nội Bài là hãng hàng không Qatar Airways. Để cạnh tranh, công ty đang tìm cách thu hút các hãng hàng không khác bằng các chính sách giá thấp.
Mặc dù vậy, đối thủ NCS cũng không vừa khi đưa nhà máy sản xuất thức ăn mới đi vào hoạt động trong quý 2/2018, tăng gấp ba công suất hiện tại của họ lên đến 35.000 suất ăn mỗi ngày. Với quy mô này, NCS chắc chắn sẽ tìm mọi cách giữ vững thị phần nhằm bù đắp cho chi phí đầu tư nhà máy mới.
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá, VINACS có thể lỗ trên 60 tỷ đồng trong năm 2018. Để hòa vốn công ty phải đạt mức doanh thu 400 tỷ đồng trở lên và phải tới năm 2021, công ty mới bắt đầu có lãi.
Trong khi đó, tại Cam Ranh, hoạt động của VINACS khả quan hơn do ít gặp đối thủ cạnh tranh. Công ty thu hút được một lượng lớn khách hàng là Vietjet Air và các chuyến bay thuê chuyến của Nga và Trung Quốc. Ước tính, các hãng hàng không này đóng góp hơn 80% doanh thu cho chi nhánh Cam Ranh.
Doanh nghiệp lãi lớn nhờ bán đồ lưu niệm tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.