Tài chính
Công ty chứng khoán trong nước trước sức ép cạnh tranh từ 'nguồn vốn rẻ'
Dòng vốn từ Hàn Quốc có lãi suất thấp đổ vào thị trường Việt Nam đã tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối với các công ty chứng khoán trong nước.
Mới đây, Công ty Chứng khoán VNDirect (VNDirect) cho biết sẽ phát hành trái phiếu trong hai đợt vào ngày 19/12 và 25/12 với tổng giá trị phát hành mỗi đợt là 100 tỉ đồng. Mục đích phát hành trái phiếu là để bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh.
Trong mỗi đợt, VNDirect phát hành cho tối đa 99 nhà đầu tư; trong đó giá trị đặt mua tối thiểu cho mỗi nhà đầu tư là 500 triệu đồng tính theo mệnh giá. Giá trị đặt cọc tương đương 2% tổng mệnh giá trái phiếu đặt mua.
Đây là loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo và là nợ thứ cấp của tổ chức phát hành. Trái phiếu có kì hạn 10 năm với lãi suất cuống phiếu được áp dụng là 9,8% đối với khách hàng tổ chức và 9,69% đối với khách hàng cá nhân.
Sau 12 tháng kể từ ngày phát hành, VNDirect có quyền và cam kết sẽ mua lại trái phiếu nếu có yêu cầu của nhà đầu tư, giá mua lại được xác định bằng tổng mệnh giá trái phiếu cộng thêm lãi cộng dồn tại thời điểm mua lại.
Trong thời gian từ ngày phát hành đến ngày đáo hạn hoặc mua lại trước hạn, VNDirect có quyền ngừng thanh toán tiền lãi trái phiếu khi đến hạn và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc thanh toán dẫn đến việc VNDirect bị thua lỗ trong năm tài chính đó.
Tại thời điểm 30/9, VNDirect có nợ phải trả hơn 1.000 tỷ đồng trái phiếu, chiếm 9,1% tổng nguồn vốn công ty. Dư nợ cho vay margin của công ty lên tới 2.950 tỷ đồng, tăng khoảng 500 tỷ so với đầu năm.
Thời gian gần đây, các công ty chứng khoán trong nước đã tổ chức nhiều đợt phát hành trái phiếu, với mức lãi suất coupon càng ngày càng cao. Mức lãi suất xấp xỉ 10% mà VNDirect đưa ra đã tiệm cận với mức lãi suất trái phiếu trung bình của các doanh nghiệp bất động sản.
Các công ty chứng khoán trong nước huy động vốn trong bối cảnh phải cạnh tranh trước áp lực ngày một lớn từ các đối thủ ngoại. Ước tính, quy mô cho vay margin tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện khoảng 2,5 tỷ USD. Đây không phải là con số lớn song đa phần các công ty chứng khoán trong nước vẫn phải dùng tiền vay ngân hàng để cung cấp cho nhà đầu tư. Nguồn vốn này bị giới hạn bởi các quy định về tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán của ngành ngân hàng.
Trong khi đó, các CTCK ngoại được hậu thuẫn lớn từ tập đoàn mẹ nên đã liên tục tăng vốn và quy mô khoản vay margin. Tại Hàn Quốc, lãi suất hiện khá thấp, chỉ khoảng 2 - 3% và do đó khi dòng vốn này đổ vào Việt Nam sẽ có mức cạnh tranh khá lớn.
Cuối tháng 9, Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 4.300 tỷ lên gần 5.500 tỷ đồng. Việc tăng vốn lên gần 5.500 tỷ đồng sẽ giúp Mirae Asset trở thành Công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam (chưa tính đến SSI dự kiến tăng vốn bằng trả cổ tức lên hơn 6.000 tỷ đồng).
Chứng khoán Pinetree sau khi được mua lại bởi Hanwha Investment & Securities Co., Ltd cũng tiến hành tăng vốn từ 100 tỷ lên 600 tỷ trong tháng 9 vừa qua.
Trước đó, KBSV sau khi mua lại Chứng khoán Maritime (MSI) cũng liên tục tiến hành tăng vốn trong giai đoạn cuối năm 2018 và đầu năm 2019 lên 1.675 tỷ đồng, qua đó lọt top 10 CTCK có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Top 10 công ty chứng khoán vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam còn có sự hiện diện của một cái tên Hàn Quốc khác là Chứng khoán KIS với vốn điều lệ 1.897 tỷ đồng.
Với tiềm lực tài chính hùng hậu từ công ty mẹ, các công ty có vốn Hàn Quốc mau chóng trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm với các tên tuổi trong nước, từ chất lượng dịch vụ cho tới số lượng chi nhánh và đặc biệt ở khả năng cung cấp nguồn vốn cho vay (margin).
Báo cáo quý 3 các CTCK vừa công bố cho thấy dư nợ cho vay margin của Mirae Asset lên tới 6.566 tỷ đồng, vượt qua 2 công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam là SSI (dư nợ margin 5.310 tỷ đồng) và HSC (dư nợ margin 4.670 tỷ đồng).
Các công ty chứng khoán Hàn Quốc khác cũng có dư nợ margin cuối quý 3 khá lớn như KIS (2.642 tỷ đồng), KBSV (1.816 tỷ đồng), không thua kém nhiều so với dư nợ margin của các công ty lớn trong nước như VNDirect (2.950 tỷ đồng), VCSC (2.887 tỷ đồng), MBS (2.427 tỷ đồng)…
Thậm chí, một số công ty chứng khoán ngoại còn sẵn sàng miễn phí giao dịch trọn đời (chỉ thu phí nộp cơ quan quản lý xấp xỉ 0,03%). Đây thực sự là áp lực không nhỏ đối với các công ty chứng khoán trong nước khi mức phí thường được áp dụng ở mức 0,15% - 0,3%.
Trước áp lực đó, các công ty chứng khoán trong nước cũng phải nghĩ cách tăng quy mô nguồn vốn để cạnh tranh, bất chấp thị trường chứng khoán diễn biến không thuận lợi.
Cuối tháng 9 vừa qua, Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ Thương Việt Nam (TCBS) đã phát hành được 200 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo. Trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, lãi suất trái phiếu năm đầu tiên là 8,5%/năm.
Trong tháng 10, Công ty chứng khoán ACB (ACBS) cũng thông báo đã phát hành trái phiếu, huy động được 208 tỷ đồng. Trái phiếu phát hành có kỳ hạn 1 năm không có tài sản đảm bảo. Đợt phát hành được thực hiện từ 1/7 – 25/9. Lãi suất phát hành thực tế là 8,55%/năm và 8,75%/năm đối với loại trái phiếu cam kết nắm giữ 12 tháng.
Mặc dù vậy, trong khi tổng số trái phiếu dự kiến phát hành là 700 tỷ đồng, sau gần 3 tháng, tỷ lệ phát hành thành công chỉ đạt gần 30%.
Công ty bất động sản thua lỗ sau khi huy động ngàn tỷ trái phiếu
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Giá vàng hôm nay 14/6: 'Tăng sốc' nhưng vẫn khan hiếm
Giá vàng hôm nay 14/6 tăng tiếp 200-300 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, chỉ trong tuần này đã tăng hơn 3 triệu đồng/lượng.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.