Zalo đang soán ngôi của Facebook tại Việt Nam
Báo cáo của Adsota vào giữa năm 2021 cũng công bố Zalo là ứng dụng nhắn tin được người Việt yêu thích nhất, đẩy Messenger về vị trí thứ 2 sau nhiều năm đứng đầu bảng.
Là một công ty công nghệ top đầu trên thế giới, Meta đã nhận được hàng loạt đơn kiện vi phạm nhãn hiệu của các công ty khác sau khi đổi tên. Vậy lí do chính ở đây là gì? Do các công ty khác muốn ăn theo, kiếm chác tiền đền bù từ Meta hay Meta thực sự là bên vi phạm nhãn hiệu?
Vào hôm thứ Tư vừa rồi, Công ty đầu tư Metacapital đã kiện Meta Platforms lên tòa án liên bang Manhattan. Metacapital cáo buộc rằng việc công ty mẹ Facebook sử dụng tên Meta để cung cấp các dịch vụ tài chính đã vi phạm nhãn hiệu của họ, đồng thời gây ra sự nhầm lẫn cho khách hàng.
Theo Reuter, Metacapital đã yêu cầu Meta bồi thường thiệt hại ít nhất 60 triệu đô la - bằng với số tiền mà năm ngoái Meta đã dùng để mua lại thương hiệu của một ngân hàng trong khu vực có tên là Meta Financial Group.
Đơn kiện cho biết: “Facebook đã biết đến Tập đoàn Meta Financial cũng như các quyền của công ty này. Vậy thì thật kì lạ khi Facebook không biết gì về Metacapital”.
Hôm thứ Tư, Luật sư đại diện của Metacapital, Anthony Dreyer cho biết nền tảng Meta "đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được cho Metacapital." Hiện Meta vẫn chưa đưa ra bình luận về đơn kiện này.
Metacapital cho biết họ đã sử dụng tên từ những ngày đầu thành lập năm 2001 và được cấp chứng nhận nhãn hiệu liên bang bắt đầu từ năm 2002 với khách hàng là những tổ chức tài chính lớn như CitiBank, Barclays và JP Morgan.
Facebook đổi tên thành Meta vào tháng 10 năm 2021 để tập trung vào công nghệ metaverse. Công ty đã sử dụng tên gọi Meta để đăng ký nhãn hiệu liên quan đến hàng loạt các dịch vụ tài chính, bao gồm "dịch vụ quản lý đầu tư" vào tháng 1 năm nay.
Đầu năm nay, Meta cũng thông báo vào rằng họ sẽ đổi tên đơn vị dịch vụ tài chính của mình từ Novi thành Meta Financial Technologies. Metacapital cho rằng động thái này của Meta có thể khiến những khách hàng tiềm năng của họ nhầm lẫn giữa hai công ty. Vào tháng 5 năm nay, Metacapital đã gửi một lá thư yêu cầu Meta ngừng hoạt động, tuy vậy hai công ty đã không thể tự giải quyết tranh chấp riêng.
Ngoài Metacapital, Meta đã nhận được không ít các đơn kiện về hành vi vi phạm nhãn hiệu của các đơn vị khác.
Ví dụ, vào tháng 7 năm nay, công ty thực tế ảo MetaX LLC đã kiện Meta về việc vi phạm quyền nhãn hiệu của công ty này.
Trong vụ kiện, MetaX cho biết giữa hai công ty đã thảo luận về mối quan hệ hợp tác tiềm năng vào năm 2017. Và lúc bấy giờ, một giám đốc điều hành của Facebook đã ca ngợi một hoạt động trải nghiệm của MetaX là "tuyệt vời" và rất "ngoạn mục".
Ngoài ra, MetaX cho rằng việc Meta tập trung vào lĩnh vực công nghệ thực tế tăng cường và thực tế ảo có những điểm tương đồng với hoạt động của MetaX. Cụ thể, Meta đã tổ chức những hoạt động kinh doanh tại một số địa điểm tương tự của MetaX.
MetaX cho biết, việc Facebook đổi tên thành Meta sẽ đè bẹp hoàn toàn hoạt động kinh doanh của MetaX. Trong một tuyên bố, ông Justin "JB" Bolognino, người sáng lập MetaX, chia sẻ Meta "khiến hoạt động kinh doanh của chúng tôi gặp nguy hiểm. Không chỉ thế, nó còn có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ ngành công nghiệp thực tế ảo và các nhà đổi mới sáng tạo nắm giữ các quyền sở hữu trí tuệ đã xây dựng lên nền công nghiệp đó”.
Không chỉ thế, vào tháng 5 năm nay, nhà phát triển blockchain phi lợi nhuận Dfinity đã cáo buộc biểu tượng vô cực trong logo của Meta có nhiều điểm tương đồng với logo của Dfinity.
Dfinity được thành lập vào năm 2016. Sản phẩm chính của Dfinity là Internet Computer (ICP), đây là một mạng lưới blockchain “vô hạn” được thiết kế nhằm lưu trữ những hợp đồng thông minh đã được xác thực. Dfinity đã đăng ký nhãn hiệu liên bang cho logo biểu tượng vô cực của mình vào năm 2018.
Dfinity đang cố gắng thu hút mọi người sử dụng nền tảng blockchain, từ đó tiếp quản các Big Tech và tăng quyền kiểm soát đối với dữ liệu người dùng một cách an toàn. Với những dính líu về nhãn hiệu với Meta, Dfinity cho rằng các hành vi xâm phạm quyền riêng tư người dùng của Meta trong quá khứ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến Dfinitity.
Hiện tại, những vụ kiện giữa Meta và các đơn vị này vẫn chưa có kết quả cuối cùng.
Những vụ kiện cáo xoay xung quanh Meta kể từ khi đổi tên là một ví dụ hay cho thấy tầm ảnh hưởng sâu rộng của những doanh nghiệp lớn đối với hoạt động sở hữu trí tuệ. Kể cả không chủ ý đổi tên, logo, theo doanh nghiệp khác, doanh nghiệp lớn có thể vô tình làm ảnh hưởng đến công ty có hoạt động kinh doanh tương đồng với những logo và nhãn hiệu gần giống.
Trong trường hợp ngược lại, những doanh nghiệp lớn là đơn vị muốn bắt chước,hay ăn cắp ý tưởng kinh doanh, nhãn hiệu từ những doanh nghiệp nhỏ, họ sẽ lợi thế gần như tuyệt đối trong ngành hàng của doanh nghiệp còn lại.
Ngược lại, doanh nghiệp lớn cũng cần phải cân nhắc rất nhiều khi đổi tên, logo hay khi sử dụng những quyền sở hữu trí tuệ khác, bởi khi đã bị kiện, các doanh nghiệp lớn cũng sẽ chịu thiệt hại vì mất uy tín trước truyền thông và xã hội.
Báo cáo của Adsota vào giữa năm 2021 cũng công bố Zalo là ứng dụng nhắn tin được người Việt yêu thích nhất, đẩy Messenger về vị trí thứ 2 sau nhiều năm đứng đầu bảng.
Nghị định này sẽ định nghĩa rõ hơn về trang thông tin điện tử kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới, từ đó siết lại hoạt động quảng cáo của các đơn vị như Youtube, Facebook, Google tại Việt Nam.
Việc thanh toán quảng cáo trên Facebook là vấn đề vướng mắc của rất nhiều người khi tiến hành chạy quảng cáo trên Facebook. Vậy chúng ta cần lưu ý những gì?
Các bê bối gần đây của Facebook, Youtube đang khiến không ít các nhà quảng cáo phải đặt ra nghi vấn về việc có nên tiếp tục sử dụng các dịch vụ trên các nền tảng này nữa hay không?
"Quản trị chiến lược thực chiến" không chỉ là cuốn sách mà là kim chỉ nam để doanh nghiệp của bạn vững bước vượt qua mọi thử thách trên con đường phát triển.
Chỉ có gần 80% ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023. Con số này giảm đáng kể so với tỷ lệ 86,2% của kỳ điều tra trước.
Chàng trai Hà Tĩnh ngày nào giờ đã startup tiến vào một "đại dương xanh" với mô hình chuỗi tinh dầu phục vụ các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng và spa.
Bán lẻ và năng lượng là những ngành then chốt tại Đức và cũng là những lĩnh vực mà FPT Software đã tích lũy nhiều kinh nghiệm chuyển đổi số.
Trong 17 năm qua, Masan đã huy động vốn thành công xấp xỉ 5 tỷ USD. Các nhà đầu tư như KKR, TPG, SK group đều đầu tư nhiều lần vào Masan và hướng tới sự hợp tác lâu dài.
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam đã nhận xét như vậy khi chứng kiến các chu kỳ biến động của thị trường bất động sản.
Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.