Bất động sản
Covid-19 chặn dòng tiền vào bất động sản
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Hùng Võ cho rằng, rất khó để cứu thị trường bất động sản ở thời điểm hiện tại bởi không ai lại nghĩ đến chuyện đi mua bất động sản lúc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Ông đánh giá như thế nào về thị trường bất động sản Việt Nam thời gian gần đây với tác động của dịch bệnh Covid-19?
GS. Đặng Hùng Võ: Bất động sản vốn là một loại hàng hoá đắt tiền. Các sản phẩm như chung cư, liền kề, biệt thự, nhà phố hay các bất động sản nghỉ dưỡng đều có mức giá giao dịch rất đắt đỏ. Do tính đặc thù này mà khi nền kinh tế chung rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, thị trường bất động sản sẽ phải dừng lại. Bất động sản thường sẽ là lĩnh vực đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự đi xuống của nền kinh tế.
Đây là một quy luật tất yếu. Bởi khi kinh tế suy giảm, đời sống nhân dân gặp khó khăn, họ sẽ đặt ưu tiên hàng đầu cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như tiêu dùng, giáo dục chứ không phải là nhu cầu mua nhà để ở hoặc đầu tư bất động sản.
Đặc biệt, với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay thì người dân lại càng quan tâm hơn đến việc phòng dịch, sức khoẻ, thậm chí là cái chết có thể đến với mình. Bây giờ không ai lại nghĩ đến chuyện đi mua bất động sản, trừ những người đang cần thiết lắm một chỗ ở.
Thậm chí, ngay cả những người đang cần gấp chỗ ở thì họ cũng ngại mua chung cư vì đây là nơi tập trung đông người, rất nhạy cảm với dịch bênh. Trong thời điểm hiện tại, họ có thể đi thuê nhà hoặc ở nhờ tạm, chứ chưa chắc đã tính mua.
Còn đối với các nhà đầu tư bất động sản, trong bối cảnh dịch bệnh, kinh tế chững lại, họ sẽ ưu tiên tích trữ tiền mặt đề phòng rủi ro. Nhu cầu mua bất động sản để đầu tư vì vậy cũng bị hạn chế.
Việc phần lớn các ý định mua nhà, sở hữu bất động sản của người dân bị hoãn lại, tất yếu sẽ dẫn đến thị trường vắng bóng giao dịch. Nếu dịch bệnh kéo dài sẽ có thể làm cho giá bất động sản hạ thấp trong thời gian tới.
Sự khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay đang đặt gánh nặng lớn lên vai các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp buộc phải tuyên bố phá sản, ông nhận định như thế nào về việc này?
GS. Đặng Hùng Võ: Đương nhiên thị trường khó khăn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú phục vụ du lịch sẽ chịu tác động đầu tiên do sự sụt giảm của du khách. Trong mấy ngày gần đây, tôi đã nghe đến rất nhiều thông tin về đóng cửa khách sạn, khu du lịch... hoặc tạm dừng hoạt động vì vắng khách.
Các bất động sản cho thuê như văn phòng, mặt bằng bán lẻ sẽ chững lại nhiều do sự giảm sút của khách hàng.
Đối với các chủ đầu tư, sàn giao dịch cũng bị ảnh hưởng do giao dịch bị ách tắc, thị trường không có thanh khoản, không có nguồn thu để chi trả cho các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài, doanh nghiệp sẽ buộc phải cắt giảm nhân viên, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động thậm chí đóng cửa.
Các sàn giao dịch không bán được hàng cũng sẽ không có hoa hồng để nuôi quân, nhân lực sẽ giảm đi rất nhiều.
Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng, thực tế không chỉ các doanh nghiệp bất động sản mà đây là khó khăn chung của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Không dễ gỡ khó cho thị trường
Với thực trạng thị trường bất động sản khó khăn, theo ông Chính phủ nên có giải pháp gì để tháo gỡ cho doanh nghiệp?
GS. Đặng Hùng Võ: Với tình hình hiện nay, nếu đòi hỏi một giải pháp để khắc phục những khó khăn cho thị trường thì quả thực rất khó. Bởi dịch bệnh Covid-19 là một yếu tố khách quan, một tai nạn của thị trường, nằm ngoài dự đoán và khả năng của con người.
Hơn nữa, do tính chất của hàng hoá như đã phân tích ở trên, bất động sản chỉ có thể phát triển được khi cuộc sống bình yên, tốt đẹp, nền kinh tế phát triển ổn định, tiền tích trữ trong dân dồi dào. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, thị trường bất động sản sẽ rơi vào ách tắc đầu tiên.
Sự phát triển của thị trường bất động sản đã là một quy luật tất yếu. Do đó, nếu nói làm gì để "cứu" thị trường bất động sản ở thời điểm hiện tại thì rất khó vì nó đã là quy luật khó có thể tránh được. Bây giờ không thể hô hào người dân là mặc kệ dịch bệnh để đi mua bất động sản được, không ai làm như thế cả.
Các giải pháp tức thời nếu có chỉ có thể tháo gỡ phần nào đó khó khăn cho thị trường. Theo đó, trước hết, cần xem Covid-19 là một loại thiên tai bất khả kháng và kiến nghị Chính phủ cho phép các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản được liệt vào danh sách các doanh nghiệp bị ảnh hưởng và nhận ưu đãi của Chính phủ.
Thời gian gần đây, Chính phủ cũng đã đưa ra một số giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như cho vay lãi suất thấp, hoãn trả nợ, cho phép chậm nộp nghĩa vụ tài chính, thuế. Trong đó, có khoản hỗ trợ cho những doanh nghiệp quá khó khăn.
Mặt khác, thị trường bất động sản từ năm ngoái đã tồn tại nhiều vướng mắc do khung pháp luật hiện hành, thủ tục hành chính khiến dự án chậm ra hàng. Đây đều là những khó khăn do chủ quan của con người từ hệ thống pháp luật đầy bất ổn nhưng không được sửa ngay. Việc sửa Luật Đất đai vốn được Quốc hội kiến nghị sửa đổi vào đầu năm 2020 nhưng cũng bị hoãn lại.
Do đó, để hồi phục thị trường bất động sản, các cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp tháo gỡ những tồn đọng từ trước đó về cơ chế chính sách để khai thông cho thị trường.
Ông dự báo như thế nào về khả năng phục hồi của của thị trường bất động sản trong thời gian tới?
GS. Đặng Hùng Võ: Sự phát triển của thị trường bất động sản trong tương lai rất khó đoán. Bởi nó còn phụ thuộc vào việc dịch Covid-19 bao giờ chặn lại được. Hiện nay, dịch bệnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc đã tạm ổn nhưng ở Châu Âu lại bùng lên mạnh.
Nếu dịch bệnh sớm được kiểm soát và dừng lại thì ít nhất nửa năm sau đó, thị trường mới bắt đầu phục hồi. Ít nhất phải sang 2021, bất động sản mới bắt đầu hồi phục lại và phát triển.
Xin cảm ơn ông!
Dịch bệnh phủ bóng đen lên bất động sản
Đầu tư bất động sản thời Covid-19: Tiền mặt là vua
Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư bất động sản nếu không có đủ vốn hoặc trường vốn thì tốt nhất nên giữ tiền mặt và chờ đợi vì thị trường bất động sản vốn khó khăn sẽ còn khó khăn hơn vì dịch Covid-19.
Đà Nẵng công bố bảng giá đất mới
Bảng giá đất mới nhất của TP. Đà Nẵng vừa được thông qua mới đây đã giảm so với bảng giá đất tại quyết định năm 2019.
Chung cư 'căng mình' chống dịch
Trước nguy cơ lây nhiễm dịch viêm phổi cấp do do chủng mới của vi rút Corona đang diễn biến phức tạp, nhiều chung cư đã thực hiện hàng loạt giải pháp tăng cường chống dịch.
Covid-19 ép chủ nhà giảm giá thuê mặt bằng bán lẻ
Với tác động tiêu cực từ diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, chuyên gia dự báo giá thuê mặt bằng bán lẻ sẽ sụt giảm trong những tháng tới.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.