Tiêu điểm
CPI năm 2021 tăng 1,84%, thấp nhất trong 6 năm qua
Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%. Điều này chủ yếu là do sự giảm giá của các mặt hàng thực phẩm, gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất , nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm…

Giá xăng dầu, giá gas trong tháng giảm theo giá nhiên liệu thế giới; dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước; học phí học kỳ I năm học 2021-2022 tiếp tục được miễn, giảm tại một số địa phương là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng trước, theo Tổng cục Thống kê.
Theo đó, tháng này có 4 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 7 nhóm có chỉ số giá tăng.
Nhóm giao thông có mức giảm nhiều nhất với 1,71% (làm CPI chung giảm 0,17 điểm phần trăm), do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào ngày 25/11/2021, 10/12/2021 và 25/12/2021 nên chỉ số giá xăng tháng 12/2021 giảm 4,67%, giá dầu diezen giảm 5,05%. Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm phụ tùng tăng 0,17%; dịch vụ khác đối với phương tiện vận tải cá nhân tăng 0,12%; dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,53%.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,45% (làm CPI chung giảm 0,08 điểm phần trăm) chủ yếu do giá gas giảm 4,94%; giá dầu hỏa giảm 5,2%; giá nước và điện sinh hoạt giảm lần lượt là 0,73% và 0,76% do một số địa phương hỗ trợ tiền sử dụng nước và nhu cầu tiêu dùng giảm khi thời tiết mát mẻ.
Bên cạnh đó, giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,46%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,57% (làm CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm) do giá sắt thép, xi măng tăng và nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng nhà ở tăng vào dịp cuối năm.
Nhóm giáo dục giảm 0,43% (làm CPI chung giảm 0,03 điểm phần trăm), trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0,5% do một số địa phương thực hiện miễn, giảm học phí năm học 2021-2022. Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%.
Bảy nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm nhóm may mặc, mũ nón, giày dép có mức tăng cao nhất với 0,22% do trong tháng có nhiều cửa hàng, siêu thị đã kết thúc các chương trình khuyến mãi giảm giá, cùng với đó nhu cầu mua sắm quần áo mùa Giáng sinh, Tết Dương lịch nên các cửa hàng tăng giá bán.
Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,2%, do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng vào thời điểm cuối năm và giá đô la Mỹ tăng.
Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,17%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,17%, trong đó: Lương thực tăng 0,36% ; thực phẩm tăng 0,15% ; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,16% do giá gas, giá xăng dầu, giá thực phẩm tươi sống, giá sữa, dầu ăn tăng khiến các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng giá bán.
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,05%. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%.
Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,14% chủ yếu do giá nhóm đồ trang sức tăng 0,6% theo giá vàng trong nước; dịch vụ cắt tóc gội đầu tăng 0,37%; giá các vật dụng, dịch vụ về cưới hỏi tăng 0,23% vào mùa cưới và nhu cầu đồ thờ cúng vào dịp cuối năm tăng nên giá các mặt hàng này tăng 0,17%.
Tính chung quý IV/2021, CPI giảm 0,38% so với quý trước và tăng 1,89% so với cùng kỳ năm 2020.

Bình quân năm 2021 CPI tăng 1,84% so với bình quân năm 2020, mức tăng bình quân năm thấp nhất kể từ năm 2016.
Mức tăng này đến từ 4 nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, giá xăng dầu trong nước tăng 31,74% so với năm trước (làm CPI chung tăng 1,14 điểm phần trăm), giá gas tăng 25,89% (làm CPI chung tăng 0,38 điểm phần trăm);
Thứ hai, giá gạo tăng 5,79% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,15 điểm phần trăm) do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon tăng trong dịp Lễ, Tết và nhu cầu tích lũy của người dân trong thời gian giãn cách xã hội.
Thứ ba, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,03% so với năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào (làm CPI chung tăng 0,14 điểm phần trăm);
Thứ tư, giá dịch vụ giáo dục tăng 1,87% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm) do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
Trái lại, một số yếu tố cũng đã tác động kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2021.
Thứ nhất, giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,54% so với năm trước (làm CPI chung giảm 0,12 điểm phần trăm);
Thứ hai, năm 2021, Chính phủ tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19 như gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng trong quý IV năm 2020 nhưng được thực hiện vào tháng 01/2021 và giảm giá điện, tiền điện cho người dân tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 tại kỳ hóa đơn tháng 8, 9/2021 nên giá điện sinh hoạt bình quân năm 2021 giảm 0,89% so với năm 2020 (làm CPI chung giảm 0,03 điểm phần trăm);
Thứ ba, nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm giá vé máy bay giảm 21,15% so với năm trước; giá du lịch trọn gói giảm 2,32%;
Thứ tư, các cấp, các ngành dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ đã tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ổn định giá cả thị trường.
Lạm phát cơ bản tháng 12/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 0,67% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020.
Nhiều mặt hàng đắt hơn khiến CPI tháng 11 tăng 0,32%
Nhiều mặt hàng đắt hơn khiến CPI tháng 11 tăng 0,32%
Đợt tăng giá xăng dầu vào cuối tháng 10 và giữa tháng 11 đã tác động mạnh lên CPI tháng này.
CPI tháng 10 vẫn giảm 0,2% dù giá xăng tăng liên tục
Lo ngại về lạm phát tăng cao do chịu sức ép lớn từ việc điều chỉnh giá xăng vẫn chưa thành sự thật khi CPI tháng 10 tiếp tục giảm 0,2% so với tháng trước.
CPI tháng 9 giảm 0,62% do hàng loạt chính sách hỗ trợ người dân
Giá thuê nhà, học phí năm học mới, giảm giá điện, giá thực phẩm giảm đã tác động lớn lên CPI tháng 9.
Lượng thực, thực phẩm đắt hơn trong mùa dịch khiến CPI tăng tiếp 0,25%
Tổng cục Thống kê cho biết, nhu cầu tích trữ lương thực, thực phẩm tăng cao tại các khu vực thực hiện giãn cách xã hội khiến các mặt hàng này trở nên đắt đỏ hơn, tác động lớn lên CPI tháng 8.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.