CPI tháng 9 giảm 0,62% do hàng loạt chính sách hỗ trợ người dân

Nhật Hạ Thứ tư, 29/09/2021 - 10:33

Giá thuê nhà, học phí năm học mới, giảm giá điện, giá thực phẩm giảm đã tác động lớn lên CPI tháng 9.

Chính sách giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 4.

Giá thuê nhà giảm trong thời gian giãn cách xã hội; học phí năm học 2021-2022 được miễn, giảm tại một số địa phương; giá thực phẩm giảm do nguồn cung bảo đảm; chính sách giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 4 là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê.

Trong mức giảm 0,62% so với tháng trước, 5 nhóm hàng hóa và dịch vụ đã có chỉ số giá giảm và 6 nhóm tăng.

Trong đó, nhóm giáo dục có mức giảm nhiều nhất với 2,89% (làm CPI chung giảm 0,18 điểm phần trăm) do một số địa phương thực hiện miễn, giảm học phí năm học 2021 - 2022 trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục giảm 3,35%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 1,99% (làm CPI chung giảm 0,37 điểm phần trăm) chủ yếu do giá tiền thuê nhà giảm 1,99% (làm CPI chung giảm 0,21 điểm phần trăm) để hỗ trợ người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Bên cạnh đó, giá điện giảm tại các tỉnh, thành phố giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 và thời tiết sang thu nên nhu cầu tiêu dùng điện, nước giảm làm giá điện sinh hoạt giảm 4,96% (làm CPI chung giảm 0,16 điểm phần trăm) và giá nước sinh hoạt giảm 1,66%.

Nhóm giao thông giảm 0,16%, mặc dù giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 10/9/2021 và ngày 25/9/2021 nhưng do ảnh hưởng của đợt điều giảm vào ngày 26/8/2021 nên chỉ số giá xăng tháng 9/2021 giảm 0,38%, giá dầu diezen giảm 0,39%. Giá ô tô đã qua sử dụng giảm 0,74% do các đại lý kinh doanh gặp khó khăn về tài chính nên giảm giá nhiều loại xe.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,16% do nguồn cung dồi dào, trong đó lương thực tăng 0,12% ; thực phẩm giảm 0,3% ; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,04%.

Ở mặt hàng lương thực, chủ yếu do trong tháng có Tết Trung thu nên nhu cầu về bột mỳ, ngô, khoai, sắn tăng cao làm giá nhóm bột mỳ và ngũ cốc khác tăng 2,39%; bên cạnh đó, chỉ số giá lương thực chế biến như bún, phở, bánh đa, mỳ ăn liền, bánh mỳ cũng tăng 0,52%.

Ở chiều ngược lại, giá gạo giảm 0,17% do nguồn cung dồi dào khi các địa phương đang tập trung thu hoạch vụ hè thu. Cùng với đó, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu thụ lúa gạo; giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang giảm do nhu cầu nhập khẩu của các nước giảm, chi phí vận chuyển cao, khả năng giao hàng của doanh nghiệp bị hạn chế.

Còn các mặt hàng thực phẩm, giá thịt lợn giảm 2,52% (làm CPI chung giảm 0,09 điểm phần trăm) do dịch tả lợn châu Phi ở các địa phương được kiểm soát tốt, nguồn cung thịt lợn tăng; giá các sản phẩm chế biến từ thịt lợn giảm (giá thịt quay, giò, chả giảm 0,59%; mỡ động vật giảm 3%); giá thịt gia cầm tươi sống giảm 0,28%; giá trứng các loại giảm 1,13%.

Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%, tập trung giảm ở giá điện thoại di động và máy tính bảng.

Trái lại, sáu nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm nhóm đồ uống và thuốc lá có mức tăng cao nhất với 0,17%, chủ yếu do giá thuốc lá tăng 0,48% khi chi phí vận chuyển tăng và nguồn cung hạn chế .

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09% do nhu cầu sử dụng các thiết bị tủ lạnh; máy vi tính và phụ kiện; máy in, máy chiếu, máy quét tăng cao trong giai đoạn giãn cách xã hội (lần lượt tăng 0,3%; tăng 0,29% và tăng 0,46%).

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03% do dịch Covid-19 diễn biến nhanh và phức tạp, các địa phương đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc-xin phòng chống dịch nên nhu cầu mua các loại thuốc, dụng cụ y tế tăng làm giá thuốc các loại tăng 0,11%.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,02%. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,01% chủ yếu do giá hoa, cây cảnh tăng 0,92%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%.

Tính chung quý III/2021, CPI tăng 0,93% so với quý trước và tăng 2,51% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, nhớm giao thông tăng cao nhất 13,68%; tám nhóm còn lại chỉ tăng từ 0,17 – 3,46%.

Hai nhóm có chỉ số giá giảm so với cùng kỳ năm trước là văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,91%; bưu chính viễn thông giảm 0,86%.

CPI tháng 9 giảm 0,62% do hàng loạt chính sách hỗ trợ người dân

Bình quân 9 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%.

Theo Tổng cục Thống kê, CPI bình quân 9 tháng qua tăng chủ yếu do bốn nguyên nhân. Thứ nhất, giá xăng dầu trong nước tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,89 điểm phần trăm), giá gas tăng 21,7% (làm CPI chung tăng 0,32 điểm phần trăm);

Thứ hai, giá dịch vụ giáo dục tăng 3,76% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,2 điểm phần trăm) do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86 của Chính phủ.

Thứ ba, giá gạo tăng 6,47% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm) do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán tăng và nhu cầu tích lũy của người dân trong thời gian giãn cách xã hội.

Thứ tư, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào (làm CPI chung tăng 0,13 điểm phần trăm).

Bên cạnh đó, tốc độ CPI 9 tháng đầu năm nay cũng bị kiềm chế bởi ba yếu tố chính. Đầu tiên, giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,29% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung giảm 0,06 điểm phần trăm).

Thứ hai, Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19 như gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng trong quý II (bắt đầu giảm từ tháng 5/2020), quý IV năm 2020 (được thực hiện vào tháng 1/2021) và giảm giá điện, tiền điện cho người dân tại các địa phương giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 tại kỳ hóa đơn tháng 8, 9/2021 nên giá điện sinh hoạt bình quân 9 tháng năm 2021 giảm 0,99% so với cùng kỳ năm 2020 (làm CPI chung giảm 0,03 điểm phần trăm);

Thứ ba, nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm giá vé máy bay giảm 20,91% so với cùng kỳ năm trước; giá du lịch trọn gói giảm 2,69%;

Đồng thời, các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ổn định giá cả thị trường.

Lạm phát cơ bản tháng 9/2021 giảm 0,26% so với tháng trước, tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 0,88% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Giảm tiền điện đợt 4 ở các tỉnh thực hiện Chỉ thị 16

Giảm tiền điện đợt 4 ở các tỉnh thực hiện Chỉ thị 16

Tiêu điểm -  3 năm
Các khách hàng dùng điện sinh hoạt tại các tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được giảm 10 - 15% tiền điện và cơ sở cách ly có thu phí được miễn 100%.
Giảm tiền điện đợt 4 ở các tỉnh thực hiện Chỉ thị 16

Giảm tiền điện đợt 4 ở các tỉnh thực hiện Chỉ thị 16

Tiêu điểm -  3 năm
Các khách hàng dùng điện sinh hoạt tại các tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được giảm 10 - 15% tiền điện và cơ sở cách ly có thu phí được miễn 100%.
Lượng thực, thực phẩm đắt hơn trong mùa dịch khiến CPI tăng tiếp 0,25%

Lượng thực, thực phẩm đắt hơn trong mùa dịch khiến CPI tăng tiếp 0,25%

Tiêu điểm -  3 năm

Tổng cục Thống kê cho biết, nhu cầu tích trữ lương thực, thực phẩm tăng cao tại các khu vực thực hiện giãn cách xã hội khiến các mặt hàng này trở nên đắt đỏ hơn, tác động lớn lên CPI tháng 8.

CPI tháng 7 tăng 0,62% khi nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn trong mùa dịch

CPI tháng 7 tăng 0,62% khi nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn trong mùa dịch

Tiêu điểm -  3 năm

Do tâm lý lo ngại thiếu hàng hóa trong mùa dịch Covid-19, người dân đã tăng cường tích trữ thời gian qua khiến giá nhiều mặt hàng hóa tăng cao hơn.

Nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn khiến CPI tháng 6 tăng tiếp

Nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn khiến CPI tháng 6 tăng tiếp

Tiêu điểm -  3 năm

Hàng loạt mặt hàng tăng giá gồm xăng dầu, điện, nước sinh hoạt, gas vật liệu bảo dưỡng nhà ở... khiến chi phí sinh hoạt của người dân cao hơn trong tháng 6.

Giá xăng dầu, điện, nước đắt hơn khiến CPI tháng 5 tăng 0,16%

Giá xăng dầu, điện, nước đắt hơn khiến CPI tháng 5 tăng 0,16%

Tiêu điểm -  3 năm

Chi phí sinh hoạt của người dân tăng trong tháng 5 khi hàng loạt các mặt hàng đắt hơn so với tháng trước như giá xăng dầu, vật liệu bảo dưỡng nhà ở, giá điện, nước sinh hoạt, nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  42 phút

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  1 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  2 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Tiêu điểm -  4 giờ

Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.