Leader talk

Những xu hướng tiêu dùng ‘phất’ lên nhờ Covid-19

Kiều Mai Thứ sáu, 27/03/2020 - 12:06

Các ngành hàng về sức khỏe, các nền tảng thương mại điện tử cùng các kênh mua sắm mới sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhờ dịch Covid-19.

Sự bùng phát và diễn biến bất ngờ của dịch Covid-19 thời gian qua đã tạo ra nhiều thay đổi trong thói quen mua sắm, tiêu dùng cũng như tiêu thụ một số ngành hàng của người Việt.

Trong cuộc trao đổi với TheLEADER, ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc thương mại Worldpanel, Kantar Việt Nam, đánh giá dịch Covid-19 sẽ là cơ hội đẩy nhanh các xu hướng trong năm 2019, bao gồm gia tăng ý thức về sức khỏe, sự phát triển của thương mại điện tử.

Thưa ông, hành vi người tiêu dùng đã thay đổi như thế nào trong ngắn hạn kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng? Những ngành hàng nào được hưởng lợi?

Ông Nguyễn Huy Hoàng: Sự lây lan của vi rút Corona trở thành một vấn đề khẩn cấp mang tính toàn cầu với số ca nhiễm bệnh tăng nhanh. Do đó, ý thức về sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể.

Để giữ an toàn và bảo vệ bản thân, người tiêu dùng hạn chế bớt các hoạt động hàng ngày có mức độ tương tác nhiều với đám đông. Tần suất đi mua sắm giảm bớt và thay vào đó, kích thước giỏ hàng mỗi chuyến tăng lên do nhu cầu tích trữ hàng hóa, đặc biệt là các ngành hàng đáp ứng nhu cầu phòng/chống dịch.

Những xu hướng tiêu dùng ‘phất’ lên nhờ Covid-19
Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc thương mại Worldpanel, Kantar Việt Nam

Chất tẩy rửa gia dụng và vệ sinh cá nhân được tiêu thụ nhiều hơn với tăng trưởng khối lượng tiêu dùng 2- 3 chữ số, theo số liệu từ Kantar’s Worldpanel, do tăng nhu cầu tự bảo vệ bản thân, bao gồm nước rửa tay khô diệt khuẩn, khăn giấy ướt, nước rửa tay (tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ).

Thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau củ quả, sữa chua ăn/uống, thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, giúp tăng khả năng miễn dịch có chiều hướng tăng.

Với các chỉ thị từ Chính phủ và chính quyền địa phương, người tiêu dùng được khuyến khích ở nhà và hạn chế đi lại, đến nơi đông người. Do đó, nhu cầu dự trữ các loại thực phẩm tiện lợi ăn liền cũng tăng cao như mì/cháo ăn liền, thực phẩm đông lạnh, bánh mì ăn liền, gia vị nấu ăn. Những ngành hàng này cũng ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số cả về giá trị lẫn khối lượng tiêu dùng so với cùng kỳ.

Chi tiêu cho ăn uống (F&B) và các hoạt động tiêu dùng khác bên ngoài nhà có xu hướng bị cắt giảm trong giai đoạn bùng phát dịch do người dân hạn chế ra đường hay đến các khu vui chơi, mua sắm, trung tâm thương mại, giải trí, hoặc hạn chế du lịch.

Kéo theo đó là ngành làm đẹp bị ảnh hưởng, cụ thể là các sản phẩm trang điểm, do người tiêu dùng ở nhà nhiều hơn, ít nhu cầu ra ngoài. Tuy nhiên, phân khúc dưỡng/chăm sóc da kỳ vọng vẫn duy trì tăng trưởng.

Thời gian ở nhà nhiều hơn, cách hoạt động giải trí trực tuyến (online), làm việc online tăng cao. Thời gia sử dụng các nền tảng trực tuyến cũng kéo dài hơn. Và hành vi này nhiều khả năng sẽ tiếp tục được duy trì sau khi dịch kết thúc.

Xin ông cho biết thêm về sự thay đổi trên thị trường bán lẻ?

Ông Nguyễn Huy Hoàng: Về mặt bán lẻ, trong giai đoạn này, nhu cầu dự trữ lên cao, người tiêu dùng chuyển qua mua sắm tại các kênh có các mặt hàng đa dạng hơn với số lượng lớn hơn, khiến cho các kênh siêu thị / đại siêu thị nói chung và siêu thị mini tăng trưởng mạnh mẽ (đạt mức hai chữ số).

Ngoài ra, sự bùng phát của dịch cũng đang làm tăng đáng kể số lượng giao dịch mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao hàng tận nơi, không chỉ với những người đã và đang mua sắm online mà còn thu hút một lượng đáng kể người mua mới, những người trước đó vẫn còn e dè với mua sắm online hay đặt hàng qua ứng dụng (app). 

Do đó, các kênh mua sắm quy mô nhỏ hơn chủ yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày như tiệm tạp hóa hay cửa hàng tiện lợi bị ảnh hưởng, giảm tần suất mua sắm.

Mặt khác, việc chậm trễ /gián đoạn của các hoạt động xuất nhập khẩu do sự bùng phát của coronavirus đang tạo ra những thách thức đối với các nhà cung cấp và người bán hàng trong khâu sản xuất, phân phối và dự trữ hàng hóa. 

Chính vì vậy, trong cuộc chiến chống lại Covid-19, lượng cung suy giảm, dẫn đến đẩy giá cả leo thang (CPI đạt mức cao nhất từ 2014 đến nay), khiến người tiêu dùng cũng thắt chặt chi hầu bao và cân nhắc kỹ hơn trong chi tiêu, ưu tiên các mặt hàng “khẩn cấp” cần thiết phòng chống dịch.

Sự thay đổi hành vi người tiêu dùng trong trung và dài hạn thì ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Huy Hoàng: Sau khi dịch được kiểm soát và sau thời điểm dịch kết thúc, một số hành vi tiêu dùng sẽ trở lại như cũ. Dự đoán sự phục hồi nhanh chóng của một số ngành hàng như ăn uống bên ngoài và giải trí khi các hàng quán, trung tâm thương mại mở cửa hoạt động trở lại, ngành du lịch tiếp tục bùng nổ sau một thời gian dài ngưng trệ, hàng hóa sản xuất, xuất nhập khẩu trở lại bình ổn.

Theo ông, dịch Covid-19 hiện nay mang lại những tác động tích cực gì?

Ông Nguyễn Huy Hoàng: Về mặt tích cực, tác động của đợt bùng phát dịch năm 2020 có thể đẩy nhanh các xu hướng mà chúng ta đã quan sát thấy trong năm 2019.

Thứ nhất, ý thức về sức khỏe và vệ sinh của người tiêu dùng Việt sẽ nâng cao, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm vệ sinh, chăm sóc cá nhân và chăm sóc gia đình bao gồm xà phòng, nước rửa tay, nước rửa tay khô diệt khuẩn, sản phẩm tẩy rửa nhà cửa, khăn giấy.

Những mặt hàng này hiện vẫn còn khiêm tốn cả về số lượng người dùng lẫn khối lượng tiêu thụ, nhưng dự kiến sẽ trở nên phổ biến hơn khi ngày càng nhiều người bắt đầu quen với việc mua và sử dụng thường xuyên hơn.

Những xu hướng tiêu dùng ‘phất’ lên nhờ Covid-19 1
Người mua hàng dần chuyển sang mua sắm đa kênh, tích hợp nhiều kênh.

Thứ hai, năm 2020 có thể sẽ là cột mốc quan trọng cho sự phát triển hơn nữa của thương mại điện tử. Thị phần thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ tăng lên đáng kể do tính tiện lợi và việc ít tương tác trực tiếp khi mua hàng, phù hợp và đáp ứng được nhu cầu hiện nay của người tiêu dùng Việt trong thời gian dịch bệnh.

Các nền tảng mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao hàng đã cho thấy tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng người mua lẫn doanh thu trong 4 tuần đầu tiên bùng phát dịch (riêng trong ngành hàng FMCG, thương mại điện tử tăng trưởng 3 con số dựa trên số liệu Worldpanel ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG).

Từ đây dễ dàng hình thành thói quen mua sắm online thường xuyên hơn không chỉ đối với những người mua hiện tại mà còn cả với những người lần đầu trải nghiệm mua hàng online.

Cuối cùng, các kênh mới nổi sẽ ngày càng phổ biến trong thời gian hậu dịch, bao gồm các siêu thị mini, thương mại điện tử, các cửa hàng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.

Phản ánh sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt từ việc mua sắm truyền thống ở một hoặc hai kênh chính, người mua hàng dần chuyển sang mua sắm đa kênh, tích hợp nhiều kênh, củng cố xu hướng bán lẻ đa kênh ngày càng tăng trong lĩnh vực bán lẻ thời gian tới.

Xin ông chia sẻ một số khuyến nghị giúp doanh nghiệp có thể vượt qua thời điểm khó khăn này và chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi?

Ông Nguyễn Huy Hoàng: Sự bùng phát dịch vẫn đang diễn ra với nhiều người bị nhiễm bệnh hơn. Các hoạt động kinh tế và kinh doanh vẫn tiếp tục bị gián đoạn.

Để vượt qua thời gian khó khăn và chuẩn bị cho sự phục hồi trong giai đoạn tiếp theo sau khi dịch đã đi qua, doanh nghiệp nên chú trọng đến các cơ hội phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện lợi ngay cả khi ở nhà.

Bên cạnh đó, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch truyền thông, kênh truyền thông theo hướng số hóa, phát triển hoặc đẩy mạnh các nền tảng trực tuyến (digital, O2O, mạng xã hội) như là một trong những điểm tiếp cận người tiêu dùng quan trọng.

Xây dựng hình ảnh, cải tiến các sản phẩm dịch vụ gắn liền với sức khỏe cộng đồng, người tiêu dùng.

Thay đổi hành vi tiêu dùng và chuyển động bán lẻ do Covid-19

Thay đổi hành vi tiêu dùng và chuyển động bán lẻ do Covid-19

Tiêu điểm -  5 năm
Sự thay đổi của người tiêu dùng do dịch Covid-19 không chỉ diễn ra ở giỏ hàng mà còn ở việc lựa chọn các kênh mua sắm.
Thay đổi hành vi tiêu dùng và chuyển động bán lẻ do Covid-19

Thay đổi hành vi tiêu dùng và chuyển động bán lẻ do Covid-19

Tiêu điểm -  5 năm
Sự thay đổi của người tiêu dùng do dịch Covid-19 không chỉ diễn ra ở giỏ hàng mà còn ở việc lựa chọn các kênh mua sắm.
Xu hướng thương mại điện tử 2020: Khách hàng là trọng tâm

Xu hướng thương mại điện tử 2020: Khách hàng là trọng tâm

Tiêu điểm -  5 năm

Sau khi mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử đã trở thành phản xạ của người tiêu dùng Việt Nam, thách thức của các doanh nghiệp trong ngành là gia tăng giá trị mới nhằm giữ chân khách hàng.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  3 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  3 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  3 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  4 ngày

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  1 tuần

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'

Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tiêu điểm -  3 giờ

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Phát triển bền vững -  3 giờ

Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Vàng -  3 giờ

Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.