Những tưởng sau khi ký kết, 11 thành viên của hiệp định thương mại nhiều trắc trở CPTPP sẽ có thể yên tâm, nhưng không, lần này thách thức lại đến từ chính Nhật Bản, đất nước được cho là thay thế vị trí lãnh đạo hiệp định của Mỹ.
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được chính thức ký kết vào ngày 8/3 vừa qua tại thủ đô Santiago, Chile. Tuy nhiên, hiệp định này đang đứng trước một dấu hỏi lớn rằng liệu khi nào hiệp định sẽ có hiệu lực?
Để TPP-11 chính thức có hiệu lực, ít nhất sáu quốc gia, hay một nửa số nước phải phê chuẩn văn bản. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm ký kết. 11 quốc gia thành viên hiện chiếm 13,5% tỷ trọng thương mại toàn cầu và là thị trường của khoảng 500 triệu người.
Tuy nhiên, hiện nay, tất cả con mắt đều hướng về Nhật Bản, nền kinh tế lớn nhất của hiệp định, với lo ngại rằng vụ bê bối gần đây của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ ảnh hưởng đến tương lai của hiệp định.
Hôm 12/3, ông Abe đã lên tiếng xin lỗi người dân sau khi Bộ Tài chính nước này cùng ngày thừa nhận đã chỉnh sửa một số giấy tờ liên quan đến thỏa thuận mua bán đất thuộc sở hữu nhà nước được cho là thiên vị người quen của vợ chồng thủ tướng.
Deborah Elms, giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại châu Á tại Singapore, nhận định rằng thỏa thuận này sẽ khó đạt được thành tựu nếu không có sự phê chuẩn của Nhật Bản.
Hai tuần lễ thẩm vấn và điều tra kỹ lưỡng vừa qua là khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất của ông Abe kể từ khi ông lên nắm quyền nhiệm kỳ thứ 2 vào năm 2012.
Xét cho cùng, hiệp định này được tái sinh từ đống tro tàn của hiệp định cũ là Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn đã bị dập tắt bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay sau khi ông nhậm chức vào tháng 1/2017.
Chiến thắng của người lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) vào tháng 9 tới sẽ có thể giúp Abe trở thành lãnh đạo lâu đời nhất của Nhật Bản, nhưng vụ bê bối này đang đe doạ điều ngược lại. Tuy nhiên, trên lý thuyết, sẽ có rất ít trở ngại để LDP phê chuẩn CPTPP.
Các nhà quan sát cho rằng, việc phê chuẩn hay không không phải là vấn đề bởi ngay cả khi ông Abe sụp đổ, những người có khả năng kế nhiệm ông như Shigeru Ishiba, Fumio Kishida và Taro Kono đều được coi là những người ủng hộ thương mại tự do. Và điều cần quan tâm hiện nay là sự chậm trễ trong quá trình phê chuẩn.
Trong khi đó, những diễn biến chính trị tại các nước TPP-11 khác cũng đang được theo dõi sát sao. Tại Malaysia, cuộc bầu cử thủ tướng sẽ diễn ra vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 đồng nghĩa với việc quốc hội mới của nước này sẽ không thể hoàn thiện đầy đủ cho đến cuối năm nay.
Trong khi đó, chiến dịch tranh cử tổng thống tại Mexico và cuộc bầu cử vào tháng 7 có thể ảnh hưởng đến lịch trình phê chuẩn TPP-11 của đất nước Trung Mỹ này.
Mặc dù không có sự tham gia của Hoa Kỳ, nhưng Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được kỳ vọng sẽ thay đổi hình thức hoạt động kinh doanh thương mại trên khắp khu vực.
Việc Hiệp định CPTPP được ký kết đã đánh dấu bước phát triển quan trọng, tạo ra cú hích lớn cho sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.