Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tốc độ sạc sẽ là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của xe điện.
Di chuyển trên quãng đường dài, khi rơi vào tình trạng “cạn bình”, tài xế xe hơi truyền thống chỉ cần tìm một trạm xăng, bỏ vài phút để đổ đầy bình xăng, sau đó ung dung đi tiếp.
Tuy nhiên, đối với xe điện, để sạc được đầy bình, nhiều dòng xe có thể mất đến vài tiếng đồng hồ. Đây là một sự bất tiện lớn, cũng là nỗi lo của nhiều người tiêu dùng trước quyết định mua xe điện. Theo khảo sát của Deloitte Nhật Bản, khoảng 20% người tiêu dùng đang có ý định sở hữu xe điện tỏ ra rất quan tâm về thời gian sạc.
Thấu hiểu tâm lý này, các hãng xe điện đang nỗ lực “đua” sạc nhanh để biến sản phẩm của mình thành chiếc xe điện thân thiện nhất với người dùng.
Mới đây, hãng Hyundai đến từ Hàn Quốc, tại thị trường Nhật Bản đã tung ra chiếc xe điện Ioniq 5 có thể đi được 220km chỉ với 5 phút sạc nhờ bộ sạc nhanh 350kW. Mẫu xe này cũng đã được Hyundai giới thiệu tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa có bản thương mại và giá bán chính thức.
Ioniq 5 còn gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng với thông số vận hành 450km cho một lần sạc đầy, thuộc dòng xe “pin trâu” hàng đầu thế giới. Đại diện Hyundai tại Nhật Bản cho biết, công nghệ sạc giúp Ioniq 5 không thua kém gì một chiếc xe xăng.
Một mẫu xe điện thể thao đã có mặt tại thị trường Việt Nam là Taycan của Posché cũng sở hữu thông số sạc điện nổi bật. Theo công bố của hãng, chiếc Taycan có thể chạy được 100km với khoảng 4,5 phút sạc nhanh công suất 270kW.
Vào năm 2019, Tesla đã phát triển bộ sạc công suất 250kW cho mẫu Tesla Model 3, giúp xe đi được 275km sau 15 phút sạc. Có thể thấy, về mảng sạc nhanh, ông trùm ngành xe điện dường như đang hơi lép vế so với các đối thủ.
Hãng xe Việt Nam VinFast cũng tích cực nghiên cứu phát triển công nghệ sạc nhanh. Theo công bố của hãng, xe điện VinFast e34 có thể đi được 180km sau khoảng 18 phút sạc nhanh, một thông số không quá nổi bật so với những dòng xe kể trên nhưng cũng đáng để chú ý với một tay chơi mới.
Theo Nikkei Asia Review, các hãng xe điện Nhật Bản đang chậm chân trong cuộc đua sạc nhanh. Ngoài chiếc Ariya của hãng Nissan có công suất sạc 130kW và bZ4X của Toyota với công suất 150kW, các mẫu xe của Nhật Bản vẫn “trung thành” với sạc công suất chỉ từ 30 – 90kW.
Điều này tiềm ẩn nguy cơ đánh mất thị phần cho các nhà sản xuất xe Nhật Bản nhưng cũng tạo ra khoảng trống để các hãng xe mới như VinFast có thể khai thác.
Theo VinFast, tốc độ sạc điện của xe điện phụ thuộc chủ yếu vào dung lượng pin và tốc độ nguồn của trạm sạc. Trong bối cảnh các hãng xe đang nâng cao dung lượng pin để đáp ứng nhu cầu vận hành xa, thời gian sạc pin sẽ bị kéo dài nếu không thay đổi tốc độ nguồn của trạm sạc.
Một yếu tố khác giúp xe điện sạc nhanh hơn là pin thể rắn. Theo các chuyên gia, pin thể rắn có thể có dung lượng cao hơn từ 2 – 5 lần và tốc độ sạc nhanh hơn từ 6 – 10 lần so với pin thể lỏng lithium-ion, là loại pin đang được sử dụng phổ biến.
Hãng xe Việt Nam cho biết, với loại pin này, người dùng có thể đi được quãng đường 500km chỉ với 20 phút sạc. Năm 2021, VinFast đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với ProLogium để sản xuất pin thể rắn, tạo ra tiền đề cho những chiếc xe điện sạc siêu tốc phục vụ khách hàng.
Bên cạnh đó, để sạc pin nhanh, xe điện cũng cần phải thay đổi thiết kế để động cơ chịu được điện áp cao. Đây là thách thức không nhỏ đối với các nhà sản xuất xe điện.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.