Đại dịch và sức khỏe doanh nghiệp

Trần Xuân Hải – CEO của Missionizer Thứ năm, 13/02/2020 - 10:25

Bạn đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp bạn như thế nào? Liệu doanh nghiệp bạn có chống được các sự cố ngoài dự đoán như đại dịch Corona đang diễn ra?

Thường khi ốm, chúng ta mới nhớ đến bác sỹ, cần đến thuốc, và thực sự chú ý đến sức khỏe. Ít người trong chúng ta thực sự xây dựng cho mình một lộ trình có mục tiêu, có phương pháp, có kế hoạch hành động cụ thể và thực sự thực hiện mỗi ngày để mình khỏe lên.

Trận đại dịch Covid-19 đã và đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của hàng trăm triệu người. Chúng ta bàng hoàng nhận ra chúng ta yếu ớt như thế nào đối với thiên nhiên. Cá nhân cũng vậy, doanh nghiệp cũng tương tự, khi gặp những cuộc khủng hoảng, chúng ta đều tỏ ra yếu ớt và bộc lộ rõ những điểm yếu, lúng túng. 

Nhưng theo tôi, đây là cơ hội để chúng ta nhìn lại cách chúng ta sống, cách chúng ta làm việc và tìm cách nâng cấp có chiến lược, có hệ thống.

Trong đám bạn bè tôi quen, kể từ lúc có dịch, nhiều người đã bắt đầu quan tâm hơn đến sức khỏe của mình. Họ ăn nhiều rau, trái cây, và bắt đầu vận động nhiều hơn so với trước. Một số người đã chú ý thêm tới những thói quen rất nhỏ như đi bộ, rửa tay thường xuyên, ra ngoài phòng máy lạnh. Ngày ngày, mọi người trao đổi với nhau thì phần lớn các câu chuyện đều xoay quanh đại dịch: Làm sao trông con ở nhà để bố mẹ đi làm, bao giờ con quay lại học, cần làm gì để cả gia đình khỏe lên, cần làm gì để chống lại đợt sau…

Dường như vẫn còn rất hiếm người nhìn nhận góc nhìn sức khỏe doanh nghiệp trong cơn dịch. Chúng ta cần làm gì để doanh nghiệp chúng ta mạnh lên, đối phó được với những khủng hoảng, bao gồm những khủng hoảng bắt nguồn từ bên ngoài và cả từ bên trong?

Đại dịch và sức khỏe doanh nghiệp
Ông Trần Xuân Hải – CEO của Missionizer.

Trong một bài viết với tựa Các tổ chức cần gì để vượt qua đại dịch - What Organizations Need to Survive a Pandemic - của Hiệu trưởng trường Kinh doanh Harvard Nitin Nohria (đăng trên Harvard Business Review ngày 30 tháng 1), ông chia sẻ về góc nhìn cần phải xây dựng lại doanh nghiệp với tư duy quản lý mới mới phản ứng hiệu quả hơn với đại dịch. 

Ông so sánh 2 kiểu tổ chức:

Thứ nhất, Cấu trúc tầng lớp so với Mạng lưới.

Thứ hai, Lãnh đạo tập trung so với Lãnh đạo phân quyền.

Thứ ba, Kết nối chặt (phụ thuộc mạnh vào nhau) so với Kết nối lỏng (ít phụ thuộc vào nhau hơn).

Thứ tư, Lực lượng làm việc tập trung so với Lực lượng phân tán.

Thứ năm, Chuyên gia so với Những người giỏi nhiều môn chức năng (cross-trained generalists).

Thứ sáu, Điều hành với chính sách và quy trình so với dẫn dắt bởi những luật đơn giản nhưng mềm dẻo.

Ông chỉ ra rằng tổ chức kiểu thứ hai sẽ ứng phó với những tình huống khủng hoảng lớn như đại dịch tốt hơn nhiều. Điển hình của tổ chức kiểu mới là các đội nhóm biệt kích quân đội. Họ tương tác với nhau dựa trên mỗi thành viên đều có năng lực phối hợp với nhau để đảm bảo thành công. 

Dù có chuyện gì xảy ra, bao nhiêu thành viên không thể tham gia tiếp, nhiệm vụ vẫn cần hoàn thành. Tại chiến trận, người lính sẽ tự biết cần phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ mà không cần gọi điện về hỏi tổng hành dinh.

Là một người ủng hộ nhiệt thành với hệ tư tưởng quản lý, kinh doanh kiểu mới, tôi hoàn toàn ủng hộ ông Nohria. Doanh nghiệp của chúng ta cần có “sức khỏe” mạnh mẽ hơn. Chúng ta cần “tập luyện” để đạt được điều đó, bắt đầu từ những tầng quản lý cao nhất.

Bạn đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp bạn như thế nào? Liệu doanh nghiệp bạn có chống được các sự cố ngoài dự đoán như đại dịch đang diễn ra?

Dựa trên các ý của ông Nohria, tôi xin đặt vài câu hỏi để bạn đánh giá lại doanh nghiệp của mình.

Khi gặp tình huống, một nhân viên hay cấp quản lý phải thông qua bao nhiêu tầng/bước để có một quyết định hành động? Gặp sự cố, chúng ta mất bao lâu để ra được quyết định đúng?

Nếu cắt bỏ 10-20 thậm chí 30% các vị trí, liệu các đội nhóm có hoàn thành được các mục tiêu được giao, người này bao luôn được nhiệm vụ của người khác, thậm chí trong hoàn cảnh nguồn lực hạn chế hơn?

Các hoạt động của doanh nghiệp đều được định hình và được tôn trọng bằng những mục đích và nguyên tắc mạnh mẽ cao đẹp hơn là những quy trình và chính sách cứng nhắc từ đời nào mà thực tế rất hiếm người theo?

Nếu tổng hành dinh “gặp sự cố” các nơi khác vẫn có thể tự hoạt động dựa trên những mục đích, nhiệm vụ mà mọi người tin tưởng và hết lòng làm theo?

Mọi thành viên đều có năng lực rộng và liên tục rèn luyện, học tập để mở rộng năng lực của mình chuẩn bị cho những nhiệm vụ khó khăn hơn, bất ngờ hơn, phức tạp hơn?

Để nâng tầm sức khỏe doanh nghiệp của mình bạn bạn cần nâng tầm, sức mạnh, năng lực của từng thành viên. Bạn xây dựng sự kết nối giữa niềm tin, mục tiêu, năng lực, cách làm của từng cá nhân hướng tới niềm tin, mục tiêu, năng lực của tổ chức như thế nào?

Họ có thật sự tin vào những điều công ty hướng tới?

Họ có thực sự máu lửa thực hiện những mục tiêu?

Họ có giỏi lên, mạnh mẽ lên mỗi ngày?

9 đề xuất cấp bách của doanh nghiệp với Thủ tướng trong tâm dịch Corona

9 đề xuất cấp bách của doanh nghiệp với Thủ tướng trong tâm dịch Corona

Leader talk -  5 năm
Ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ ASEAN, Phó chủ tịch tập đoàn TTC cho biết, tình hình chung là nếu diễn biến dịch Corona kéo dài sang tháng 3/2020 và lưu lượng hàng hóa lưu thông qua đường bộ không tăng thì nhiều khả năng các doanh nghiệp phải đóng cửa.
9 đề xuất cấp bách của doanh nghiệp với Thủ tướng trong tâm dịch Corona

9 đề xuất cấp bách của doanh nghiệp với Thủ tướng trong tâm dịch Corona

Leader talk -  5 năm
Ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ ASEAN, Phó chủ tịch tập đoàn TTC cho biết, tình hình chung là nếu diễn biến dịch Corona kéo dài sang tháng 3/2020 và lưu lượng hàng hóa lưu thông qua đường bộ không tăng thì nhiều khả năng các doanh nghiệp phải đóng cửa.
Doanh nghiệp phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất đối với dịch Corona

Doanh nghiệp phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất đối với dịch Corona

Leader talk -  5 năm

Khủng hoảng kỳ này do dịch Corona có thể sẽ có ảnh hưởng xấu lớn hơn cả khủng hoảng tài chính toàn cầu 10 năm trước xuất phát từ Mỹ.

76% doanh nghiệp Đức tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch Corona

76% doanh nghiệp Đức tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch Corona

Tiêu điểm -  5 năm

Các kịch bản diễn biến tiếp theo của dịch Corona đều cho thấy những tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam.

Cuộc khủng hoảng kép của ngành F&B vì đại dịch Corona

Cuộc khủng hoảng kép của ngành F&B vì đại dịch Corona

Tiêu điểm -  5 năm

Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí... đang bị ảnh hưởng khá nặng nề do đại dịch Corona.

9 đề xuất cấp bách của doanh nghiệp với Thủ tướng trong tâm dịch Corona

9 đề xuất cấp bách của doanh nghiệp với Thủ tướng trong tâm dịch Corona

Leader talk -  5 năm

Ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ ASEAN, Phó chủ tịch tập đoàn TTC cho biết, tình hình chung là nếu diễn biến dịch Corona kéo dài sang tháng 3/2020 và lưu lượng hàng hóa lưu thông qua đường bộ không tăng thì nhiều khả năng các doanh nghiệp phải đóng cửa.

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Diễn đàn quản trị -  11 giờ

ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.

Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt

Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt

Diễn đàn quản trị -  6 ngày

Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.

Doanh nghiệp đang 'ngộ nhận' cứ chi tiền mua AI, chatbot là quản trị số?

Doanh nghiệp đang 'ngộ nhận' cứ chi tiền mua AI, chatbot là quản trị số?

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Nhiều doanh nghiệp cho rằng quản trị số là triển khai AI, mua phần mềm, dùng chatbot... Thực chất, vấn đề nằm ở tư duy và năng lực quản trị.

Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ

Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ

Leader talk -  3 giờ

Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.

Địa ốc Hoàng Quân thay tổng giám đốc

Địa ốc Hoàng Quân thay tổng giám đốc

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Ông Nguyễn Long Triều vừa được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thay ông Nguyễn Thanh Phong.

Chủ xe VinFast VF 8: Mua về ai cũng khen, hàng tháng tiết kiệm 4-5 triệu đồng tiền xăng

Chủ xe VinFast VF 8: Mua về ai cũng khen, hàng tháng tiết kiệm 4-5 triệu đồng tiền xăng

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Đang sở hữu 3 chiếc Audi, anh Nguyễn Quang Huy (Đồng Nai) giữ tâm thế “thử cho biết” khi mang về chiếc VF 8. Mọi thứ thay đổi 180 độ ngay sau đó khi VF 8 trở thành kép chính còn những mẫu xe giá nhiều tỷ đồng “trùm mền”. Anh thậm chí còn tính bán bớt xe xăng, để mua thêm xe điện VinFast.

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.

PVcomBank đồng hành cùng lễ khai mạc vòng chung kết Robocon 2025

PVcomBank đồng hành cùng lễ khai mạc vòng chung kết Robocon 2025

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã khai mạc tại nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.

Vinmec lần đầu thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới

Vinmec lần đầu thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Hệ thống Y tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công ca thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm y sinh đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.

Garden Apartment: Giá trị gia tăng kép ở The Matrix One Premium

Garden Apartment: Giá trị gia tăng kép ở The Matrix One Premium

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Nếu khả năng tăng giá giúp chủ sở hữu có thêm tài sản cả khi ngủ, thì với bất động sản dòng tiền, “lãi kép” lại mang đến sức hấp dẫn khó cưỡng.

Đọc nhiều