Tiêu điểm
Cuộc khủng hoảng kép của ngành F&B vì đại dịch Corona
Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí... đang bị ảnh hưởng khá nặng nề do đại dịch Corona.
Các nhà hàng phụ thuộc khách tour sẽ bị ảnh hưởng mạnh, khả năng phá sản rất cao
Bà Trần Thị Xuân Quyên - Giám đốc tư vấn - đào tạo Công ty IRR , nhà sáng lập Trường quản lý khách sạn Việt Úc, đưa ra những con số vừa cập nhật về tình hình khó khăn của ngành du lịch, F&B, và tiên lượng về kịch bản “nhẹ nhàng nhất”: “Nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh nCoV gây ra.

Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí... là các lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng thiên tai, dịch bệnh. Trong khuôn khổ là người hoạt động tư vấn và đào tạo ngành khách sạn, nhà hàng, hy vọng trong 3 tháng tới đây dịch Corona sẽ được kiểm soát, ngăn chặn và chắc chắn con virus Corona sẽ phải đầu hàng với các nhà khoa học trên khắp thế giới.
Hiện công suất phòng bình quân đang ngưỡng trên dưới 30%, doanh số ngành ẩm thực bình quân giảm 60-70%, trước đó một tháng đã ảnh hưởng bởi Nghị định 100.
Đối với hệ thống khách sạn, nghỉ dưỡng, theo thông tin mới nhất, những booking từ giờ đến hết tháng 6 đã bị huỷ. Tuy nhiên đối với các hệ thống khách sạn 4 - 5 sao là các tập đoàn quốc tế lớn nên họ luôn có những kế hoạch và ngân sách dự phòng, kịch bản xấu nhất là cơ cấu lại nhân sự để cắt giảm chi phí.
Ở những khách sạn 3 sao thường là các chủ doanh nghiệp tư nhân tự quản lý điều hành, doanh số nếu chỉ bị ảnh hưởng trong 3 tháng thì không vấn đề, duy trong đó số ít doanh nghiệp thuê mướn mặt bằng để kinh doanh, nếu tình hình kinh doanh trước đó không thuận lợi thì bây giờ có thể gục ngã vì thu không đủ chi có thể dẫn đến phá sản, tuy nhiên tiên lượng cũng chỉ 2-3% .
Các dịch vụ Airbnb có khả năng sẽ tháo chạy khỏi thị trường ít nhất 70% cho nhóm kinh doanh nhỏ lẻ ôm khoảng trên dưới 20 căn, các công ty có trên 20 căn sẽ phải cắt lỗ bằng việc trả bớt nhà mất cọc.
Hệ thống kinh doanh ẩm thực có lẽ sẽ "rầm rộ" hơn. Cũng như hệ thống khách sạn, các tập đoàn ẩm thực lớn có thể thu bớt quy mô, cắt giảm nhân sự để cầm cự. Đóng cửa nhiều nhất có lẽ là các của hàng ăn uống nhỏ lẻ vì chi phi mặt bằng thường chiếm từ 25 - 30%, chưa kể năng lực tài chính và quản lý yếu thì khó mà vượt qua cơn đại dịch này.
Dự đoán trong 2 tháng tới nếu dịch Corona không thuyên giảm thì tỷ lệ thất nghiệp của ngành khách sạn nhà hàng sẽ tăng cao, giá thuê mướn mặt bằng sẽ giảm sâu. Các nhà hàng phụ thuộc khách tour sẽ bị ảnh hưởng mạnh, khả năng phá sản rất cao, như hồi dịch SARS năm 2003 hàng loạt các nhà hàng tại trung tâm phải đóng cửa. Các cơ sở dịch vụ yếu kém đương nhiên sẽ bị đào thải nhanh là điều tất yếu.
Doanh nhân Lý Quí Trung, một chuyên gia am hiểu thị trường F&B (dịch vụ nhà hàng và quầy uống) cũng đánh giá, ảnh hưởng của đại dịch viêm phổi cấp do virus Corona dù có kiểm soát tốt đến đâu đi nữa cũng sẽ là một cuộc khủng hoảng đối với không ít doanh nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt là các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh cần thu hút đám đông khách hàng như ngành F&B đang vô cùng khó khăn, các nhà hàng, quán ăn, cà phê, khách sạn, trung tâm giải trí, mua sắm thì sự ảnh hưởng có thể thấy ngay từ bề mặt.
Còn các doanh nghiệp sản xuất hay xuất khẩu thì ảnh hưởng có thể đến âm thầm hơn nhưng không kém phần khủng hoảng, khi các hợp đồng cũ thì có nguy cơ bị đình lại còn các hợp đồng mới thì vơi dần do sức mua trong và ngoài nước giảm sút.
Doanh nghiệp nào dựa vào thị trường Trung Quốc hay sử dụng nguyên vật liệu từ quốc gia này trong chuỗi cung ứng của mình thì sẽ không khỏi lao đao.
Doanh nghiệp nên lập ngay "Uỷ ban chống khủng hoảng"
Chia sẻ về bài học phòng chống khủng hoảng, ông Lý Quí Trung cho biết, tồn tại và trụ vững trong một tình hình khó khăn như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp lớn nhỏ của Việt Nam cần có một sách lược đối phó bài bản về quản trị khủng hoảng. Đây là một “kỹ năng” quan trọng của một doanh nghiệp mà ít ban lãnh đạo nào nghĩ là đến ngày mình cũng phải cần đến, nên khi nó đến thì không tránh khỏi bối rối.
Một trong những hạng mục quan trọng trong công tác quản trị khủng hoảng là nội dung và cách thức doanh nghiệp truyền thông và đối thoại với cả bên ngoài lẫn bên trong.

Một động tác phổ biến mà nhiều doanh nghiệp bài bản trên thế giới thường làm là họ cho thành lập ngay một uỷ ban hay một nhóm chuyên trách đứng ra điều hành và chỉ đạo toàn bộ các vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng.
Trong đó công tác nhận diện, đánh giá, đo lường những thách thức mà doanh nghiệp sẽ gặp phải để đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời là quan trọng nhất.
Giảm thiểu tối đa những tổn thất trong giai đoạn khủng hoảng là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp lúc này. Còn nếu biết cách vận dụng những thách thức để biến thành cơ hội thì quá là xuất sắc. Tất cả đều phải cần đến sự uyển chuyển, sáng tạo và một chiến lược chủ động rõ ràng ngay từ ban đầu.
Nhấn mạnh đến vai trò của các hiệp hội để phối hợp cùng nhau nâng cao chất lượng dịch vụ, bà Trần Thị Xuân Quyên cho rằng, các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp và doanh nghiệp nên phối hợp để cùng nhau tuyên truyền xây dựng hình ảnh doanh nghiệp bằng các chất lượng dịch vụ được nâng cao, tăng cường quảng bá...
Đây cũng có thể nói là thời gian "vàng" để các tổ chức nghề nghiệp phối hợp, hỗ trợ cho doanh nghiệp các chương trình đào tạo từ cơ bản đến nâng cao nhằm nâng cao tay nghề và kỹ năng quản lý. Giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tái cơ cấu, xây dựng lại các quy trình nhằm phục vụ tốt hơn khi dịch bệnh qua đi.
"Đương nhiên tôi và toàn thể nhân loại trên thế giới không muốn đại dịch này kéo dài. Với tinh thần lạc quan tôi nghĩ rằng dịch bệnh sẽ được khống chế trong vòng 2-3 tháng tới, tuy vậy do bị khủng hoảng kinh tế nên mọi chi tiêu sẽ thắt chặt. Hy vọng sẽ vào tầm giữa quý 3 sẽ tăng nhẹ và vào quý 4 thì sẽ khởi sắc trở lại", bà Quyên hy vọng.
Doanh nghiệp trước 'cơn bão' nCoV
9 đề xuất cấp bách của doanh nghiệp với Thủ tướng trong tâm dịch Corona
Ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ ASEAN, Phó chủ tịch tập đoàn TTC cho biết, tình hình chung là nếu diễn biến dịch Corona kéo dài sang tháng 3/2020 và lưu lượng hàng hóa lưu thông qua đường bộ không tăng thì nhiều khả năng các doanh nghiệp phải đóng cửa.
Nỗi lo của ngành dệt may, da giày trong tâm dịch Corona
Dịch Corona bùng phát trên phạm vi toàn cầu đang khiến ngành da giày, dệt may gặp vô vàn khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất, hàng hóa tiêu thụ chậm hoặc không tiêu thụ được.
'Dịch Corona cũng là cơ hội để tái cấu trúc lại nền kinh tế'
Dịch Corona chắc chắn ảnh hưởng rất xấu đến nền kinh tế của Việt Nam vì chúng ta phụ thuộc rất nhiều từ Trung Quốc, từ các nguyên vật liệu đến các sản phẩm dân dụng, công nghiệp, ông Lâm Bình Bảo - Nhà sáng lập B Coaching nhìn nhận.
Đại dịch Corona kéo dài: Kịch bản nhẹ nhất là hàng loạt doanh nghiệp sẽ phá sản
Nếu tình trạng dịch bệnh này kéo dài thêm thời gian thì kịch bản nhẹ nhất là hàng loạt doanh nghiệp sẽ phá sản, thị trường sẽ lũng đoạn.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
10 kỷ lục tiêu biểu của Ý và cơ hội cho doanh nghiệp Việt
"Italy in 10 Selfies - 10 kỷ lục tiêu biểu của kinh tế Ý" không chỉ là một tài liệu tự báo cáo mà còn là cầu nối hợp tác doanh nghiệp Việt - Ý.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.