Diễn đàn quản trị
Đại dịch và sức khỏe doanh nghiệp
Bạn đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp bạn như thế nào? Liệu doanh nghiệp bạn có chống được các sự cố ngoài dự đoán như đại dịch Corona đang diễn ra?
Thường khi ốm, chúng ta mới nhớ đến bác sỹ, cần đến thuốc, và thực sự chú ý đến sức khỏe. Ít người trong chúng ta thực sự xây dựng cho mình một lộ trình có mục tiêu, có phương pháp, có kế hoạch hành động cụ thể và thực sự thực hiện mỗi ngày để mình khỏe lên.
Trận đại dịch Covid-19 đã và đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của hàng trăm triệu người. Chúng ta bàng hoàng nhận ra chúng ta yếu ớt như thế nào đối với thiên nhiên. Cá nhân cũng vậy, doanh nghiệp cũng tương tự, khi gặp những cuộc khủng hoảng, chúng ta đều tỏ ra yếu ớt và bộc lộ rõ những điểm yếu, lúng túng.
Nhưng theo tôi, đây là cơ hội để chúng ta nhìn lại cách chúng ta sống, cách chúng ta làm việc và tìm cách nâng cấp có chiến lược, có hệ thống.
Trong đám bạn bè tôi quen, kể từ lúc có dịch, nhiều người đã bắt đầu quan tâm hơn đến sức khỏe của mình. Họ ăn nhiều rau, trái cây, và bắt đầu vận động nhiều hơn so với trước. Một số người đã chú ý thêm tới những thói quen rất nhỏ như đi bộ, rửa tay thường xuyên, ra ngoài phòng máy lạnh. Ngày ngày, mọi người trao đổi với nhau thì phần lớn các câu chuyện đều xoay quanh đại dịch: Làm sao trông con ở nhà để bố mẹ đi làm, bao giờ con quay lại học, cần làm gì để cả gia đình khỏe lên, cần làm gì để chống lại đợt sau…
Dường như vẫn còn rất hiếm người nhìn nhận góc nhìn sức khỏe doanh nghiệp trong cơn dịch. Chúng ta cần làm gì để doanh nghiệp chúng ta mạnh lên, đối phó được với những khủng hoảng, bao gồm những khủng hoảng bắt nguồn từ bên ngoài và cả từ bên trong?

Trong một bài viết với tựa Các tổ chức cần gì để vượt qua đại dịch - What Organizations Need to Survive a Pandemic - của Hiệu trưởng trường Kinh doanh Harvard Nitin Nohria (đăng trên Harvard Business Review ngày 30 tháng 1), ông chia sẻ về góc nhìn cần phải xây dựng lại doanh nghiệp với tư duy quản lý mới mới phản ứng hiệu quả hơn với đại dịch.
Ông so sánh 2 kiểu tổ chức:
Thứ nhất, Cấu trúc tầng lớp so với Mạng lưới.
Thứ hai, Lãnh đạo tập trung so với Lãnh đạo phân quyền.
Thứ ba, Kết nối chặt (phụ thuộc mạnh vào nhau) so với Kết nối lỏng (ít phụ thuộc vào nhau hơn).
Thứ tư, Lực lượng làm việc tập trung so với Lực lượng phân tán.
Thứ năm, Chuyên gia so với Những người giỏi nhiều môn chức năng (cross-trained generalists).
Thứ sáu, Điều hành với chính sách và quy trình so với dẫn dắt bởi những luật đơn giản nhưng mềm dẻo.
Ông chỉ ra rằng tổ chức kiểu thứ hai sẽ ứng phó với những tình huống khủng hoảng lớn như đại dịch tốt hơn nhiều. Điển hình của tổ chức kiểu mới là các đội nhóm biệt kích quân đội. Họ tương tác với nhau dựa trên mỗi thành viên đều có năng lực phối hợp với nhau để đảm bảo thành công.
Dù có chuyện gì xảy ra, bao nhiêu thành viên không thể tham gia tiếp, nhiệm vụ vẫn cần hoàn thành. Tại chiến trận, người lính sẽ tự biết cần phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ mà không cần gọi điện về hỏi tổng hành dinh.
Là một người ủng hộ nhiệt thành với hệ tư tưởng quản lý, kinh doanh kiểu mới, tôi hoàn toàn ủng hộ ông Nohria. Doanh nghiệp của chúng ta cần có “sức khỏe” mạnh mẽ hơn. Chúng ta cần “tập luyện” để đạt được điều đó, bắt đầu từ những tầng quản lý cao nhất.
Bạn đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp bạn như thế nào? Liệu doanh nghiệp bạn có chống được các sự cố ngoài dự đoán như đại dịch đang diễn ra?
Dựa trên các ý của ông Nohria, tôi xin đặt vài câu hỏi để bạn đánh giá lại doanh nghiệp của mình.
Khi gặp tình huống, một nhân viên hay cấp quản lý phải thông qua bao nhiêu tầng/bước để có một quyết định hành động? Gặp sự cố, chúng ta mất bao lâu để ra được quyết định đúng?
Nếu cắt bỏ 10-20 thậm chí 30% các vị trí, liệu các đội nhóm có hoàn thành được các mục tiêu được giao, người này bao luôn được nhiệm vụ của người khác, thậm chí trong hoàn cảnh nguồn lực hạn chế hơn?
Các hoạt động của doanh nghiệp đều được định hình và được tôn trọng bằng những mục đích và nguyên tắc mạnh mẽ cao đẹp hơn là những quy trình và chính sách cứng nhắc từ đời nào mà thực tế rất hiếm người theo?
Nếu tổng hành dinh “gặp sự cố” các nơi khác vẫn có thể tự hoạt động dựa trên những mục đích, nhiệm vụ mà mọi người tin tưởng và hết lòng làm theo?
Mọi thành viên đều có năng lực rộng và liên tục rèn luyện, học tập để mở rộng năng lực của mình chuẩn bị cho những nhiệm vụ khó khăn hơn, bất ngờ hơn, phức tạp hơn?
Để nâng tầm sức khỏe doanh nghiệp của mình bạn bạn cần nâng tầm, sức mạnh, năng lực của từng thành viên. Bạn xây dựng sự kết nối giữa niềm tin, mục tiêu, năng lực, cách làm của từng cá nhân hướng tới niềm tin, mục tiêu, năng lực của tổ chức như thế nào?
Họ có thật sự tin vào những điều công ty hướng tới?
Họ có thực sự máu lửa thực hiện những mục tiêu?
Họ có giỏi lên, mạnh mẽ lên mỗi ngày?
9 đề xuất cấp bách của doanh nghiệp với Thủ tướng trong tâm dịch Corona
Doanh nghiệp phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất đối với dịch Corona
Khủng hoảng kỳ này do dịch Corona có thể sẽ có ảnh hưởng xấu lớn hơn cả khủng hoảng tài chính toàn cầu 10 năm trước xuất phát từ Mỹ.
76% doanh nghiệp Đức tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch Corona
Các kịch bản diễn biến tiếp theo của dịch Corona đều cho thấy những tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng kép của ngành F&B vì đại dịch Corona
Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí... đang bị ảnh hưởng khá nặng nề do đại dịch Corona.
9 đề xuất cấp bách của doanh nghiệp với Thủ tướng trong tâm dịch Corona
Ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ ASEAN, Phó chủ tịch tập đoàn TTC cho biết, tình hình chung là nếu diễn biến dịch Corona kéo dài sang tháng 3/2020 và lưu lượng hàng hóa lưu thông qua đường bộ không tăng thì nhiều khả năng các doanh nghiệp phải đóng cửa.
Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?
Các bệnh viện công đang đối mặt với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc trên diện rộng, bắt nguồn từ áp lực công việc và thu nhập chưa tương xứng.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.