Thủ tướng yêu cầu không phòng chống dịch cứng nhắc, cực đoan

Nhật Hạ Chủ nhật, 06/06/2021 - 08:31

Một số nơi đã áp dụng những biện pháp cứng nhắc, có mức cực đoan gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc nhở.

Kiểm soát nguồn lây bệnh nhưng không "ngăn sông cấm chợ".

Theo công điện hôm nay về áp dụng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu kép, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ một số địa phương áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để chống dịch Covid-19. Các địa phương khác cũng áp dụng các biện pháp kiểm soát người về từ vùng dịch.

Tuy nhiên, một số nơi đã áp dụng những biện pháp cứng nhắc, có mức cực đoan gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND cấp tỉnh trao đổi, thống nhất với các địa phương có liên quan để thống nhất áp dụng biện pháp quản lý hoạt động vận tải (kể cả vận chuyển hành khách, công nhân, hàng hóa, nguyên liệu sản xuất...). Từ đó bảo đảm kiểm soát nguồn lây bệnh nhưng không "ngăn sông cấm chợ", không gây ách tắc, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh; cách ly y tế đúng quy định với người đến từ vùng dịch.

Các địa phương yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với tất cả người tham gia vận tải hàng hoá; vận chuyển vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch; sản xuất kinh doanh; người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; xử phạt người không khai báo, khai báo không trung thực.

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Công thương được giao rà soát các phương tiện đi, đến từ nơi có dịch, chấn chỉnh kịp thời việc áp dụng các biện pháp quá mức cần thiết gây ách tắc hoạt động vận tải, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh.

Bộ Công thương chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, tiêu thụ, cung ứng hàng hoá giữa địa phương có dịch và các địa phương khác.

Bộ Y tế rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh việc một số địa phương áp dụng biện pháp cách ly y tế không đúng quy định đối với người đến từ vùng đang có dịch.

Trước đó, ngày 4/6, UBND Đồng Nai đã có văn bản yêu cầu người về, đến từ TP.HCM phải cách ly y tế tại nhà hoặc cách ly tập trung 21 ngày (trừ các đối tượng phải áp dụng biện pháp cách ly khác theo hướng dẫn của ngành y tế).

Theo đó, những người này phải lấy mẫu xét nghiệm 2 lần vào ngày cách ly thứ 7 và 14, tự trả chi phí. Những người không khai báo và chấp hành sẽ bị xử lý.

Đồng thời, tạm dừng các hoạt động vận chuyển hành khách từ Đồng Nai đi TP.HCM và chiều ngược lại. Trong thời gian này yêu cầu cán bộ công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh không đến TP.HCM, trừ trường hợp đặc biệt phải được thủ trưởng cơ quan đồng ý bằng văn bản.

Văn bản này đưa ra trước tình hình Covid-19 tại TP.HCM rất phức tạp với nhiều chuỗi lây nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh, nhất là chuỗi liên quan điểm nhóm Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng. 

Trong 2 tuần qua, Đồng Nai đã có 3 trường hợp F0 là người lao động có hộ khẩu ở TP.HCM đã làm việc, đi lại, tiếp xúc với nhiều người trên địa bàn. Từ đó, phát sinh 111 trường hợp F1 và 5.600 trường hợp F2 liên quan đến các ca bệnh trên đang cách ly tại Đồng Nai.

Tỉnh này đã lập 20 chốt kiểm dịch trên bộ và 2 chốt đường thủy. Đồng thời cấm xe khách, xe dịch vụ, taxi đến TP.HCM.

Sau đó một ngày, 5/6, UBND tỉnh Đồng Nai đã điều chỉnh quy định, cho phép người dân được qua lại giữa hai địa phương.

Theo đó, quy định mới cho phép các chuyên gia, công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp đi xe đưa đón được phép qua lại bình thường, song phải đăng ký biển số xe với công an; phải lập danh sách, điểm đưa đón, đo thân nhiệt, khai báo y tế người trên xe khi qua chốt kiểm dịch.

Trong khi đó, chuyên gia, người lao động đi bằng xe cá nhân phải đo thân nhiệt, khai báo y tế tại chốt kiểm dịch. Những người không thực hiện quy định trên, UBND tỉnh yêu cầu phải cách ly y tế 21 ngày.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong ngày 5/6, Việt Nam ghi nhận thêm 254 ca nhiễm, trong đó 246 ca trong nước, chủ yếu ở Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.HCM, bao gồm 245 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa. Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay trên cả nước là 5.421 ca, ghi nhận ở 39 tỉnh thành.

Nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập các khu công nghiệp TP.HCM là rất lớn

Nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập các khu công nghiệp TP.HCM là rất lớn

Tiêu điểm -  3 năm
Ổ dịch Hội thánh truyền giáo Phục hưng tại TP.HCM đã lây 4 – 5 chu kỳ, nguy cơ mầm bệnh xâm nhập và lây nhiễm tại khu công nghiệp là rất lớn.
Nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập các khu công nghiệp TP.HCM là rất lớn

Nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập các khu công nghiệp TP.HCM là rất lớn

Tiêu điểm -  3 năm
Ổ dịch Hội thánh truyền giáo Phục hưng tại TP.HCM đã lây 4 – 5 chu kỳ, nguy cơ mầm bệnh xâm nhập và lây nhiễm tại khu công nghiệp là rất lớn.
'Vắc-xin Covid-19 đã đặt mua sẽ về Việt Nam đều từ tháng 8/2021'

'Vắc-xin Covid-19 đã đặt mua sẽ về Việt Nam đều từ tháng 8/2021'

Tiêu điểm -  3 năm

Việt Nam đã đàm phán mua được 170 triệu liều vắc-xin Covid-19 và sẽ được nhập về đều từ tháng 8/2021.

Phần lớn người lao động vẫn muốn làm việc tại văn phòng bất chấp Covid-19

Phần lớn người lao động vẫn muốn làm việc tại văn phòng bất chấp Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm

Hơn một năm trải qua đại dịch Covid-19 đã khiến người lao đông "mệt mỏi" khi làm việc tại nhà, phần lớn họ đều muốn làm việc tại văn phòng.

Nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập các khu công nghiệp TP.HCM là rất lớn

Nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập các khu công nghiệp TP.HCM là rất lớn

Tiêu điểm -  3 năm

Ổ dịch Hội thánh truyền giáo Phục hưng tại TP.HCM đã lây 4 – 5 chu kỳ, nguy cơ mầm bệnh xâm nhập và lây nhiễm tại khu công nghiệp là rất lớn.

Bằng mọi giá có vaccine nhiều nhất, nhanh nhất để tiêm cho nhân dân

Bằng mọi giá có vaccine nhiều nhất, nhanh nhất để tiêm cho nhân dân

Tiêu điểm -  3 năm

Khống chế thành công dịch bệnh COVID-19 hơn 1 năm qua nhưng Việt Nam có thể mất đi lợi thế trong mở cửa nền kinh tế nếu không có đủ vaccine tiêm cho người dân đạt tỷ lệ miễn dịch cộng đồng (khoảng 70%).

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  1 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  1 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  4 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  19 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  19 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  21 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  22 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.