Tiêu điểm
Đánh thức mỏ vàng tỷ đô du lịch chăm sóc sức khoẻ
Việt Nam vẫn chưa có nhiều các khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khoẻ đủ tầm cỡ về quy mô, chất lượng để đón khách du lịch, nhất là lượng khách có khả năng chi trả cao.
Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong phát triển du lịch nghỉ dưỡng gắn với chăm sóc sức khoẻ, từ năm 2021, khi đại dịch Covid-19 đang bùng nổ, Tập đoàn Sun Group đã nghiên cứu và phát triển mô hình này tại dự án Onsen Quang Hanh (Quảng Ninh).
Mô hình bất động sản chăm sóc sức khỏe của Sun Group hướng đến là sử dụng nguồn khoáng nóng, tài nguyên thiên nhiên ban tặng, kết hợp yếu tố văn hóa để mang đến những trải nghiệm mới cho khách du lịch nghỉ dưỡng.
Một doanh nghiệp bất động sản khác cũng đang đầu tư rất lớn cho lĩnh vực này là Nova Group. Với dự án 1.000ha tại Phan Thiết, tất cả tiện ích tại dự án đều tập trung vào nâng cao sức khỏe cộng đồng, tạo ra điểm đến thu hút khách du lịch.
Đặc biệt, Trung tâm chăm sóc sức khỏe thẩm mỹ và nghỉ dưỡng tại dự án NovaWorld Phan Thiết đáp ứng tiêu chuẩn 5 sao, chuẩn quốc tế bao gồm các chuyên khoa thẩm mỹ, chăm sóc phục hồi sức khỏe nhằm phục vụ khách du lịch.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có bước phát triển nhất định với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Bên cạnh khu suối khoáng nóng Quang Hanh - Quảng Ninh, du lịch chăm sóc sức khỏe trên cơ sở khai thác nước khoáng, nước nóng, khoáng bùn tự nhiên, cũng đang được nhiều nhà đầu tư lớn đầu tư khai thác như Thanh Thủy (Phú Thọ) được tập đoàn YoKo của Nhật đầu tư khai thác theo mô hình Onsen của Nhật Bản, hay khu du lịch suối khoáng nóng Mỹ Lâm - Tuyên Quang cũng đang được đầu tư.
Một số khu du lịch cung cấp dịch vụ tắm bùn, spa, xông hơi có thể kể đến như khu du lịch Trăm Trứng (Khánh Hòa), khu du lịch V- resort (Hòa Bình), khu du lịch khoáng nóng Sài Gòn – Bình Châu (Vũng Tàu)…
Bên cạnh đó, các loại hình du lịch chăm sóc sức khoẻ khác như spa với quy trình trị liệu tổng hợp, giáo dục chăm sóc sức khỏe, tập thể dục, ăn uống, điều trị nằm trong các khách sạn, khu nghỉ dưỡng dù mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng cũng đóng góp thị phần lớn vào sự phát triển của toàn ngành.
Theo số liệu thông kế, Việt Nam hiện có 38.000 cơ sở lưu trú du lịch với trên 780.000 phòng, trong đó 90% cơ sở lưu trú du lịch đã đi vào hoạt động bình thường sau thời gian tạm ngừng do đại dịch Covid-19. Tổng số 561 cơ sở lưu trú du lịch hạng 4-5 sao, trong đó 180 khách sạn nghỉ dưỡng đã triển khai các hoạt động spa và các chương trình chăm sóc sức khỏe cho khách lưu trú, được nhiều khách đánh giá cao.
Khu vực thu hút sự quan tâm đầu tư và yêu thích của các thương hiệu spa và resort nước ngoài là vùng duyên hải Miền Trung và miền Nam, nơi có những bãi biển đẹp và các điểm đến du lịch nổi tiếng.
Ngoài ra, loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền cũng đang bắt đầu được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đơn cử như Khu du lịch chữa bệnh Bảo Long thuộc Tập đoàn Y Dược Bảo Long (Sơn Tây, Hà Nội) theo mô hình du lịch kết hợp khám chữa bệnh, du khách được trực tiếp tham quan vườn trồng cây thuốc quý hiếm, nơi bào chế thuốc, siêu thị thuốc chứa hàng ngàn sản phẩm Đông dược.
Bên cạnh các tour du lịch nghỉ dưỡng, khám phá, các công ty du lịch cũng bắt đầu giới thiệu sản phẩm du lịch Thiền – Yoga, có huấn luyện viên hướng dẫn tới du khách trong và ngoài nước. Theo các đơn vị tổ chức tour, đây là những nơi thiên nhiên còn hoang sơ, yên tĩnh, không khí trong lành thích hợp cho du khách tập yoga, ngồi thiền, tận hưởng các liệu pháp spa giải tỏa căng thẳng.
Chưa phát triển xứng với tiềm năng
Nhìn chung, ở Việt Nam việc khai thác tài nguyên để phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe đã đạt những thành công nhất định, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, kéo dài thời gian lưu trú cũng như tăng chi tiêu của khách du lịch.
Tuy nhiên, Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch), những thành công này chưa tương xứng với tiềm năng đặc sắc mà Việt Nam đang sở hữu.
Theo đó, các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khoẻ còn ít, chưa đa dạng, chưa có nhiều cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đủ tầm cỡ về quy mô, chất lượng để đón khách, nhất là khách du lịch có khả năng chi trả cao.
Phần lớn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chăm sóc sức khoẻ như spa và tắm nước khoáng, nước nóng tắm bùn, thiền, Yoga, làm đẹp... vẫn hạn chế về quy mô, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật; dịch vụ chỉ ở mức đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách du lịch.
Hệ quả là loại hình này của Việt Nam còn chưa được khẳng định trên bản đồ du lịch chăm sóc sức khoẻ của thế giới. Trong khi đó, trên toàn cầu, khu vực Châu Á có Trung Quốc – Nhật Bản - Ấn Độ - Thái Lan – Hàn Quốc – Mã Lai là những nước lọt vào top 20 thị trường du lịch chăm sóc sức khoẻ hàng đầu năm 2020 với doanh số lần lượt tương ứng là 19,5 tỷ USD – 19,1 tỷ USD – 7,2 tỷ USD – 4,7 tỷ USD – 4,3 tỷ USD – 3.5 tỷ USD.
Các quốc gia đi đầu về mô hình này phải kể đến Nhật Bản với hình thức tắm Onsen tạo nên thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng của Nhật Bản, tắm đá muối tại Hàn Quốc, các tour du lịch kết hợp thiền định và Yoga tại Ấn Độ, Thái Lan với các khu nghỉ dưỡng cho người về hưu…
Một điều đáng chú ý là mức chi tiêu cho du lịch chăm sóc sức khoẻ này luôn cao hơn so với du lịch thông thường, cụ thể là đối với khách du lịch quốc tế chi tiêu nhiều hơn 35% và khách du lịch nội địa chi nhiều hơn 77%. Điển hình là chi phí cho phòng của các khu du lịch nghỉ dưỡng này luôn ở mức cao từ vài trăm USD đến hàng ngàn USD một đêm, ngay cả tại Việt Nam.
Những con số trên cho thấy, lĩnh vực du lịch chăm sóc sức khoẻ rất hấp dẫn và sẽ tiếp tục phát triển, nó đóng góp đáng kể không chỉ cho kinh tế quốc gia mà còn cho đời sống xã hội phát triển chất lượng tốt hơn.
Tuy nhiên, thị trường du lịch chăm sóc sức khoẻ ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Đây là một khái niệm mới tại Việt Nam, hiện còn chưa được định nghĩa, định hướng rõ ràng, chưa có các tiêu chí – tiêu chuẩn cụ thể.
Mặt khác, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hiện đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và yếu tố pháp lý. Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, yếu tố quan trọng trong du lịch nghỉ dưỡng – chăm sóc sức khoẻ, hiện đang là đối tượng hàng đầu không được ưu tiên hỗ trợ vốn trong bối cảnh kiểm soát chặt tín dụng.
Không có sự hỗ trợ cho nguồn vốn mới, hàng bán trì trệ dẫn đến nhiều dự án dở dang hoặc hoạt động không hiệu quả làm ảnh hưởng không chỉ hiệu quả kinh tế mà còn là cơ sở vật chất – hạ tầng của ngành du lịch nghỉ dưỡng. Chính những khó khăn thách thức cơ bản và quan trọng này như là những rào cản cho sự phát triển của du lịch chăm sóc sức khoẻ.
Tại hội thảo "Đón đầu xu hướng bất động sản chăm sóc sức khỏe", chuyên gia bất động sản Nguyễn Hoàng cho rằng, để du lịch chăm sóc sức khoẻ phát triển, các cơ quan quản lý cần phải xây dựng chính sách phát triển tổng thể du lịch chăm sóc sức khoẻ đi cùng với chiến lược phát triển du lịch chung quốc gia đến 2025 và định hướng 2030.
Bên cạnh đó, cần xây dựng mạng lưới kết nối và phối hợp nhiều lĩnh vực ngành nghề chuyên môn như y tế - thể thao - văn hoá – nghệ thuật – tín ngưỡng trong tổng thể du lịch để bổ sung và gia tăng chất lượng cũng như cũng như giá trị kinh tế của du lịch chăm sóc sức khoẻ.
Thứ hai, các cơ quan quản lý cần tạo ra một cơ chế để có thêm một kênh dẫn nguồn vốn – tín dụng cho các doanh nghiệp đầu tư loại hình này. Tạo điều kiện cho bất động sản nghỉ dưỡng phát triển sẽ giúp ngành du lịch phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Đồng quan điểm, ông Tuấn cũng cho rằng, thời gian tới cần đưa du lịch chăm sóc sức khỏe thành một loại hình trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Từ đó có chính sách và quy hoạch phát triển loại hình du lịch này nhằm phục vụ cho việc nâng cao sức khỏe cho cộng đồng dân cư Việt Nam và thu hút người nước ngoài, tăng nguồn thu cho ngân sách.
Đối với bất động sản nghỉ dưỡng, các nhà đầu tư cần xem xét, nhận diện các xu hướng và sớm đưa ra những sản phẩm phù hợp, thay đổi hướng kinh doanh để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của thị trường trong giai đoạn tiếp theo.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là kênh đáng đầu tư
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là kênh đáng đầu tư
Bất động sản nghỉ dưỡng ở những vùng đất mới, giàu tiềm năng về du lịch có nhiều cơ hội tăng giá mạnh.
Lối thoát cho bất động sản nghỉ dưỡng trước áp lực dư cung
Sai lầm khi áp dụng quan điểm về bất động sản nhà ở lên phân khúc nghỉ dưỡng, dẫn đến trải nghiệm khách hàng tệ hại.
Bất động sản nghỉ dưỡng cần một danh phận rõ ràng
Gần 10 năm qua, pháp lý bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là điểm nghẽn chưa thể tháo gỡ gây kìm hãm sự phát triển mạnh mẽ của phân khúc này.
Bất động sản nghỉ dưỡng khôi phục vị thế, kỳ vọng trở lại đỉnh cao
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang cho thấy những chỉ dấu tốt nhờ vào sự phục hồi tích cực của nền kinh tế, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng ấn tượng của ngành du lịch.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.