Leader talk

Đâu là động lực để các doanh nhân liên tục phải sáng tạo?

Quỳnh Như Thứ ba, 30/10/2018 - 08:10

Chính khát vọng và sứ mệnh đủ lớn mới biến thành động lực để giúp các nhà lãnh đạo không ngừng sáng tạo nhằm thúc đẩy doanh nghiệp mình đi về phía trước.

Trong bối cảnh cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay, "khác biệt và sáng tạo" dường như có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tìm lời giải cho bài toán trên, không ít doanh chủ nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa đều thú nhận rằng họ không biết phải bắt đầu từ đâu, sáng tạo cái gì - như thế nào, đâu là giới hạn của sự sáng tạo…?

Chia sẻ với các doanh nhân tại Hội thảo "Cạnh tranh bằng mô hình kinh doanh sáng tạo" do BCoaching tổ chức, nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời - một trong những tập đoàn dẫn đầu ngành nông nghiệp tại Việt Nam - cũng đã từng tự hỏi và tự mình đi tìm lời giải cho những câu hỏi trên. 

“Nếu nhìn vào các doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và cả trên thế giới sẽ thấy: tất cả họ đều có khát vọng lớn lao, không chỉ tự mang vác cuộc đời mình mà còn của nhiều người khác, họ luôn muốn làm gì đó cho xã hội, đất nước. Tôi nghĩ, đó chính là động lực lớn nhất giúp họ không ngừng sáng tạo nhằm thúc đẩy doanh nghiệp mình luôn đi về phía trước”, ông Thòn nói.

Đâu là động lực để các doanh nhân liên tục phải sáng tạo?
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời

Một trong những động lực khác theo vị Chủ tịch Lộc Trời: Hãy đặt mình vào hoàn cảnh, nếu không sáng tạo hay làm khác đi thì mình sẽ chết, nhất là với những người trẻ bắt đầu khởi sự kinh doanh. Bởi lẽ, nếu chỉ vì mục đích kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, gặp vấn đề quá khó khăn chúng ta có thể lùi bước, nhưng nếu bạn có khát vọng lớn hơn thế, bạn sẽ tìm cách vượt qua để tiếp tục sứ mệnh.

Đối với Tập đoàn Lộc Trời, hai trong những sáng tạo mà ông Thòn tâm đắc khi điều hành doanh nghiệp này chính là việc đặt tên và phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn. “Lộc Trời” là một cái tên khá sáng tạo vì nó khác biệt, giúp mọi người nghe một lần sẽ dễ nhớ và nhớ mãi. 

Mô hình cánh đồng mẫu lớn là một sự sáng tạo khác của ông và cộng sự khi những mảnh ruộng nhỏ của các hộ nông dân mang lại năng suất không cao như ý muốn cũng như rất khó khăn khi đầu tư ứng dụng công nghệ và tự động hóa.

Lúc đó, Lộc Trời đứng trước 2 lựa chọn: hoặc tìm giải pháp giải quyết vấn đề để doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng hoặc đứng yên và dần chết đi cùng những mảnh ruộng nhỏ manh mún. Nếu không đứng trước lằn ranh sinh tử đó, hẳn Lộc Trời không thể trở thành người tiên phong thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn tại Việt Nam.

Từ kinh nghiệm bản thân sau mấy chục năm lăn lộn chốn thương trường, ông Thòn đúc kết: Mỗi người hãy luôn nghĩ về sự sáng tạo mọi lúc mọi nơi, khiến tư duy bị dồn nén và một ngày nào đó nó có thể bật ra sự sáng tạo. Tuy nhiên, sáng tạo không phải là thích gì làm nấy mà phải trong khuôn khổ. 

Muốn nhân viên phát huy tính sáng tạo thì các doanh chủ không nên đặt ra quá nhiều nguyên tắc trong doanh nghiệp, nhưng để nhân viên không lạc lối, họ cần đề ra những đường hướng cụ thể, ví dụ như: sáng tạo để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp chứ không phải cho đam mê cá nhân.

Một ví dụ tiêu biểu khác cho câu chuyện "cạnh tranh bằng mô hình kinh doanh sáng tạo” có thể kể đến Doanh nghiệp xã hội TMTM (Công ty TMTM) với thương hiệu bột chùm ngây Mori được sáng lập bởi bà Phan Thị Tuyết Mai.

Cơ duyên của bà Mai đến với cây chùm ngây có thể không có gì đặc biệt nhưng cách thức bà quyết tâm đi đến mục tiêu "khi thế giới nghĩ đến cây chùm ngây sẽ nghĩ về Việt Nam đầu tiên" được đánh giá là hết sức sáng tạo.

Năm 2011, trong một lần đi từ thiện, thấy người dân ở vùng đó ăn cây chùm ngây rất nhiều, sau khi đi về, bà Mai đã tìm kiếm thông tin và cảm thấy bất ngờ vì giá trị dinh dưỡng vượt trội của chúng. Do đó, bà đã quay lại chỗ cũ để cho người dân thêm hạt giống cũng như truyền đạt kỹ thuật trồng.

Lúc đó, nữ doanh nhân này chỉ có ý định cung cấp thêm thực phẩm cho người dân chứ chưa hề nghĩ đến chuyện kinh doanh chùm ngây, cho đến khi người dân ở đó hỏi "cô nói chúng tôi trồng rồi cô có mua không?".

Chính vì câu hỏi định mệnh đó, bà Mai đã đề nghị gia đình dành 10ha ở giữa khu rừng 20ha tại Đồng Nai nhằm có vùng đệm trồng chùm ngây sạch, bỏ Công ty xuất khẩu thủy sản Tài Nguyên đã gầy dựng hơn 20 năm cho người em quản lý để toàn tâm toàn ý lo cho thương hiệu chùm ngây Mori.

Tôi đã phải chịu đựng trong 8 năm qua, nếu không có lợi nhuận từ công ty Tài Nguyên đập qua chắc giờ thương hiệu Mori đã biến mất. Quá trình bán sản phẩm Việt Nam ra nước ngoài hay giữ thị trường cực khủng khiếp”, bà Mai tiết lộ.

Ngay từ những ngày đầu, bà Mai đã xác định thị trường chủ lực của Mori là ở nước ngoài vì không muốn cạnh tranh với những người dân nghèo bà đã hỗ trợ trồng chùm ngây từ năm 2011. Bên cạnh đó, thị trường mục tiêu của công ty sẽ là những nước lạnh không thể trồng chùm ngây như châu Âu.

Về sản phẩm, TMTM chỉ sản xuất bột chùm ngây sạch có thể truy suất nguồn gốc chứ không sản xuất thành phẩm cụ thể. Ví dụ nếu muốn sản xuất bánh cookie chùm ngây công ty sẽ hợp tác với Kinh Đô, mì chùm ngây sẽ tìm tới Miliket. Với việc cộng tác cùng nhiều công ty lớn đầu ngành thực phẩm, hiện tại TMTM có 17 sản phẩm kết hợp với bột chùm ngây như trà, súp, cháo, mì, bánh trung thu, cà phê, hạt điều…

Đâu là động lực để các doanh nhân liên tục phải sáng tạo? 1
Bà Phan Thị Tuyết Mai, nhà sáng lập Công ty TMTM - thường được các đối tác nước ngoài gọi với cái tên trìu mến Miss Moriga

TMTM không chỉ bán bột chùm ngây mà bán thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ, không bán sản phẩm tốt mà bán "tác phẩm", do đó hầu hết sản phẩm của thương hiệu Mori đều có thiết kế sang chảnh nằm trong các hộp quà được thiết kế đẹp mắt theo xu hướng thị trường.

Chúng tôi định vị sản phẩm của mình nếu chỉ đẹp thôi chưa đủ, phải có giá trị xứng đáng bên trong. Khi một khách hàng nhận được món quà là sản phẩm thương hiệu Mori, họ sẽ mở ra và thấy thông điệp giới thiệu về sản phẩm chùm ngây đầy ý nghĩa được truyền tải qua quyển sách nhỏ, họ sẽ rất vui”, bà Mai chia sẻ.

Ở doanh nghiệp của mình, bà Mai luôn khuyến khích nhân viên sáng tạo vì theo quan niệm của bà: nếu có thất bại cũng không sao, dừng sản phẩm đó để thử nghiệm cái mới khác.

Nhờ suy nghĩ đó, Công ty TMTM vừa được Chính phủ Nhật Bản đặt hàng lưu niệm cho Olympic 2020, sản phẩm được chọn là chocolate.

Những thành công đó có được theo nhà sáng lập TMTM chính bởi sự sáng tạo không ngừng để hiện thực hóa khát vọng đưa Việt Nam trở thành số một thế giới về dòng thực phẩm chuyên sử dụng nguyên liệu chùm ngây.

Cô gái Việt bỏ Paris về Tây Nguyên khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ

Cô gái Việt bỏ Paris về Tây Nguyên khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ

Doanh nghiệp -  6 năm
Sau 10 năm du học và làm việc ở trời Âu, cô gái trẻ Tyna Giang với giấc mơ “tìm kiếm sự hòa hợp vĩnh hằng giữa con người và thiên nhiên” đã quyết định trở về Việt Nam làm nông nghiệp hữu cơ ở tuổi 33.
Cô gái Việt bỏ Paris về Tây Nguyên khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ

Cô gái Việt bỏ Paris về Tây Nguyên khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ

Doanh nghiệp -  6 năm
Sau 10 năm du học và làm việc ở trời Âu, cô gái trẻ Tyna Giang với giấc mơ “tìm kiếm sự hòa hợp vĩnh hằng giữa con người và thiên nhiên” đã quyết định trở về Việt Nam làm nông nghiệp hữu cơ ở tuổi 33.
Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  1 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  1 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  3 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  4 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  6 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  7 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".