Quốc tế

Đầu tư Trung Quốc vào Mỹ ‘khó thở’ vì quy định mới

Thu Uyên Thứ năm, 11/10/2018 - 15:50

Việc Mỹ gia tăng kiểm soát đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc sẽ khiến doanh nghiệp cả hai nước phải vật lộn.

Đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không chỉ còn trong lĩnh vực thương mại. Ảnh: Invest Acad

Bộ Tài chính Mỹ mới đây cho biết chính phủ nước này từ tháng 11 tới sẽ thắt chặt quy định đối với đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp nhạy cảm như công nghệ, viễn thông cũng như bắt đầu thực thi luật hạn chế đầu tư Trung Quốc vào 27 lĩnh vực nhạy cảm.

Ủy ban về Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) sẽ xem xét việc sáp nhập và mua cổ phiếu nhằm đảm bảo những thương vụ này không gây tổn hại đến an ninh quốc gia.

Phần lớn công việc sẽ tập trung vào doanh nghiệp Trung Quốc, những doanh nghiệp có mỗi liên hệ với chính phủ, cố gắng mua các nhà sản xuất chất bán dẫn cao cấp và công ty công nghệ của Mỹ, Reuters đưa tin.

27 lĩnh vực nhạy cảm bao gồm viễn thông, chất bán dẫn, sản xuất máy bay, sản xuất nhôm, thiết bị lưu trữ máy tính, tên lửa dẫn đường và các thiết bị quân sự khác.

Trong trường hợp vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cho phép tiếp cận với những thông tin không công khai hoặc có đủ sức mạnh đề cử thành viên hội đồng quản trị hay đưa ra những quyết định quan trọng khác, việc đầu tư phải được báo cáo với Ủy ban.

Dự kiến chương trình thí điểm sẽ bắt đầu vào ngày 10/11 tới và kéo dài trong vòng 1 năm.

Giữa tháng 6, CFIUS đã được yêu cầu thiết lập danh sách các quốc gia có những doanh nghiệp thuộc diện “đặc biệt chú ý”, bao gồm cả Trung Quốc, Bloomberg đưa tin.

Bắc Kinh lâu nay đã tỏ ra quan tâm nhiều đến các doanh nghiệp hạt nhân, sản xuất bán dẫn và công nghệ của Washington. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này cũng không che đậy tham vọng trở thành quốc gia đứng đầu về công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo dựa vào nghiên cứu trong nước và thâu tóm công ty nước ngoài.

Cựu cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Rod Hunter cho rằng động thái giám sát chặt chẽ hơn đối với lĩnh vực công nghệ hiện đại sẽ tác động đến Trung Quốc mạnh hơn nhiều so với các biện pháp thuế quan đánh vào hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, AP dẫn lời.

Tuy vậy, động thái thắt chặt của Mỹ sẽ khiến cách doanh nghiệp nước này khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nguồn đầu tư từ Bắc Kinh cũng như không thể dễ dàng chia sẻ công nghệ với đối tác, khách hàng từ Trung Quốc.

Giữa tháng 3 vừa qua, thương vụ lớn nhất ngành công nghệ có trị giá 117 tỷ USD giữa hãng sản xuất chip bán dẫn của Mỹ Broadcom và đối thủ Qualcomm bị chặn đứng theo quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump với lý do liên quan đến an ninh quốc gia.

Qualcomm trong thời gian qua đã nổi lên là một trong những đối thủ mạnh nhất của Tập đoàn công nghệ Huawei đến từ Trung Quốc và theo Reuters, Washington lo sợ việc Qualcomm về tay Broadcom sẽ rộng đường cho Trung Quốc vượt lên Mỹ trong lĩnh vực liên lạc di động.

Hồi tháng 4, chính quyền ông Trump đã khiến không ít người bị bất ngờ khi thẳng tay cấm các công ty tại Mỹ bán linh kiện hoặc cung cấp dịch vụ cho ZTE tới năm 2025 do công ty này bị cho là vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm tới Iran và Triều Tiên. ZTE sau đó đã phải dừng tất cả các hoạt động của mình và đối mặt với việc sụp đổ kinh doanh.

Động thái này cho thấy sự cứng rắn trong quyết định của người đứng đầu Nhà Trắng đối với lĩnh vực công nghệ và viễn thông cũng như sử dụng lĩnh vực này để tìm kiếm nhượng bộ thương mại. 

Giấc mơ Mỹ khó thành của ZTE và Huawei

Giấc mơ Mỹ khó thành của ZTE và Huawei

Quốc tế -  6 năm

Bất chấp thỏa thuận từ chính quyền Mỹ, cánh cửa tại thị trường này của những ông lớn Trung Quốc như ZTE hay Huawei vẫn còn khép kín.

ZTE có thể thoát khỏi cửa tử nhờ 1,7 tỷ USD

ZTE có thể thoát khỏi cửa tử nhờ 1,7 tỷ USD

Quốc tế -  6 năm

ZTE có khả năng nộp phạt tới 1,7 tỷ USD cho chính quyền Donald Trump trong bối cảnh bị thắt chặt kiểm soát trước khi đưa trở lại hoạt động kinh doanh.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  11 phút

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  3 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  17 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  17 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  20 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  21 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  22 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.