Doanh nghiệp kiến nghị về quy định bất hợp lý đã tồn tại 8 năm

Hoàng Đông Thứ tư, 17/07/2024 - 12:23

Quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm được doanh nghiệp, nhà khoa học chỉ ra bất cập, được Chính phủ chỉ đạo sửa đổi theo hướng bãi bỏ nhưng Bộ Y tế vẫn có ý định giữ nguyên.

Bổ sung iod vào nước mắm là không tuân thủ quy trình sản xuất nước mắm đã được châu Âu bảo hộ.

Theo Nghị định số 09/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp bắt buộc phải bổ sung iod (i-ốt) vào muối ăn dùng trực tiếp hoặc dùng trong chế biến thực phẩm, bổ sung sắt và kẽm vào bột mì dùng trong chế biến thực phẩm.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM (FFA) cho biết, ngay sau khi quy định đó được ban hành, cộng đồng doanh nghiệp đã có nhiều kiến nghị về tính bất cập. Đến tháng 2018, Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi theo hướng bãi bỏ quy định trên.

Đầu năm 2024, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có văn bản yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi theo tinh thần chỉ đạo trước đó. Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định số 09/2016/NĐ-CP nhưng hầu như vẫn giữ nguyên các quy định bất cập.

Lý giải sự bất cập của quy định nói trên, ông Phạm Trung Thành, Trưởng ban đối ngoại Acecook Việt Nam, cho biết, doanh nghiệp đã tuân thủ quy định trong suốt tám năm qua và vấp phải nhiều vấn đề, bao gồm tiêu tốn chi phí khi một số thị trường xuất khẩu, tiêu biểu như Nhật Bản, không chấp nhận iod trong thực phẩm.

Thị trường này cũng quy định nghiêm ngặt về việc bổ sung sắt, kẽm trong thực phẩm, trong đó kẽm chỉ được bổ sung vào các sản phẩm thay thế sữa mẹ và duy trì sức khỏe theo quy định cụ thể của Nhật Bản.

Acecook phải tốn tiền để sản xuất riêng sản phẩm dùng nội địa và xuất khẩu nhưng vẫn không tránh được một số đơn vị cố tình đưa sản phẩm nội địa sang thị trường Nhật Bản để tiêu thụ, dẫn đến nguy cơ vi phạm Luật An toàn thực phẩm của nước này.

Tương tự đối với sản phẩm nước mắm, bởi theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), một số nước như Nhật Bản, Australia từ chối nhập nước mắm có sử dụng iod.

Tại một số thị trường khác, nước mắm Việt Nam bị mất sức cạnh tranh do giá cao hơn các sản phẩm nước mắm của Thái Lan không phải bổ sung iod.

Bà Hồ Thị Liên, Chủ tịch Hội sản xuất nước mắm Phú Quốc, cho biết, bản thân cá cơm dùng làm nước mắm đã có hàm lượng iod tự nhiên, nếu bổ sung thêm có thể khiến dư thừa iod, có thể biến đổi màu sắc nước mắm và không tuân thủ quy trình sản xuất nước mắm đã được châu Âu bảo hộ.

Còn theo ông Nguyễn Phúc Khoa, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kỹ nghệ súc sản (Vissan), đối với một số loại thực phẩm, đưa iod vào không có ý nghĩa bởi iod sẽ biến mất do công nghệ chế biến.

Ông Vũ Thế Thành, chuyên gia độc lập, lý giải quy định này xuất phát từ mong muốn bổ sung vi chất dinh dưỡng cho người dân, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, việc phủ bổ sung vi chất không còn phù hợp khi tại nhiều vùng, người dân đã không còn thiếu dinh dưỡng.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, nhìn nhận, dự thảo của Bộ Y tế chưa tính đến tác hại sức khỏe cho nhóm dân cư có nguy cơ bị thừa vi chất khi bổ sung đại trà, có thể sẽ bị mắc bệnh cường giáp và một số bệnh khác.

Ngoài ra, bà Hạnh cho biết, các hiệp hội doanh nghiệp chưa có thời gian kiểm tra danh sách 120 quốc gia bắt buộc sử dụng muối iod trong thực phẩm như thông tin Bộ Y tế đưa ra nhưng qua kiểm tra hai nước là Canada và Australia thì phát hiện hai nước này không hề có quy định như Bộ Y tế đưa ra.

Đưa ra ý kiến tại Hội thảo "Góp ý về chính sách tăng cường vi chất dinh dưỡng vào nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm", các hiệp hội ngành hàng đề nghị bỏ quy định bổ sung iod cho muối dùng trong chế biến thực phẩm và bỏ tăng cường sắt và kẽm vào bột mì dùng trong chế biến thực phẩm.

Chuyển đổi số là vô nghĩa nếu không cải cách thủ tục hành chính

Chuyển đổi số là vô nghĩa nếu không cải cách thủ tục hành chính

Tiêu điểm -  2 năm

Theo TS. Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB Việt Nam, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý Nhà nước sẽ không đem lại hiệu quả gì nếu thủ tục hành chính vẫn rườm rà, rắc rối và nhiều giấy phép con.

Doanh nghiệp ngóng hỗ trợ về thể chế

Doanh nghiệp ngóng hỗ trợ về thể chế

Tiêu điểm -  2 năm

Theo nhiều chuyên gia, bên cạnh các gói hỗ trợ về tài khoá, tiền tệ, chính sách quan trọng nhất đối với doanh nghiệp lúc này là hỗ trợ về thể chế. Sau dịch chính là thời điểm vàng để Chính phủ đẩy mạnh cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Doanh nghiệp ngóng cải cách thể chế trong tiến trình hồi phục

Doanh nghiệp ngóng cải cách thể chế trong tiến trình hồi phục

Leader talk -  2 năm

Rào cản về thủ tục không chỉ gây khó khăn mà còn tạo ra sự không công bằng cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc tiếp cận chính sách và làm méo mó môi trường kinh doanh.

Doanh nhân Sao Đỏ: 'Không xin tiền, chỉ xin hỗ trợ về thể chế'

Doanh nhân Sao Đỏ: 'Không xin tiền, chỉ xin hỗ trợ về thể chế'

Leader talk -  4 năm

Cải cách về thể chế, theo các doanh nhân Sao Đỏ, chính là sự hỗ trợ quan trọng và khả thi nhất dành cho cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn rất đặc biệt hiện nay.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  2 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  2 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  17 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  21 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  21 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  1 ngày

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  1 ngày

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.