Tiêu điểm
Địa bàn cấp độ dịch 1, 2 sẽ cho học sinh trở lại trường
Bộ Giáo dục và đào tạo đề nghị các địa phương tổ chức cho học sinh trở lại trường tại địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1, 2.
Trong công văn vừa gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp, Bộ Giáo dục và đào tạo đề nghị các địa phương cần rà soát ngay các điều kiện để tổ chức cho học sinh tới lớp học trực tiếp; ưu tiên tiêm đủ liều vaccine cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên phục vụ.
Đối với các trường học đang được trưng dụng làm nơi cách ly tập trung, phục vụ công tác phòng, chống dịch… bộ yêu cầu cần nhanh chóng sửa chữa, hoàn thiện, khử khuẩn và bổ sung cơ sở vật chất theo yêu cầu an toàn trường học trong tình hình mới để sẵn sàng đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Các địa phương cần căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp phường, xã, quận, huyện, cấp tỉnh, thành phố để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp, theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch thì cho học sinh trở lại trường.
Trong đó, các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và 2 (nguy cơ thấp và trung bình) tổ chức dạy học trực tiếp, đồng thời củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao) tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến, trên truyền hình.
Theo đó, căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp; với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.
Các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao) cần căn cứ vào thực tế để tổ chức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học. Với cấp học mầm non, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo hình thức phù hợp.
Các trường đại học, cao đẳng sư phạm ở vùng dịch cấp độ 1 và 2 có thể tổ chức đào tạo trực tiếp nếu bảo đảm các quy định an toàn. Trường ở khu vực cấp độ 3 và 4 tiếp tục dạy học trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp và trực tuyến tùy theo phương án cụ thể được UBND cấp tỉnh chấp thuận.
Đến nay, chỉ hơn 20 tỉnh, thành cho học sinh đi học trực tiếp, khoảng 30 địa phương cho toàn bộ học sinh học online hoặc qua truyền hình, số còn lại kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến.
Hiện, 40 tỉnh, thành đã công bố cấp độ thích ứng an toàn phòng, chống Covid-19. Trong đó, 19 nơi đạt cấp độ 1 về dịch bệnh, 21 nơi cấp độ 2. Ở mỗi tỉnh, thành lại có các cấp độ khác nhau tùy từng khu vực.
Các địa phương thực hiện 'thích ứng an toàn': mỗi nơi mỗi kiểu
Chương trình 'Sóng và máy tính cho em' đã huy động được gần 109 tỷ đồng
Chương trình “Máy tính cho em” trên toàn quốc huy động được gần 109 tỷ đồng cùng hàng chục nghìn thiết bị học tập trực tuyến cho các em học sinh.
Triết lý về giáo dục sáng tạo
Với những trăn trở với về một triết lý giáo dục tiến bộ trong kỷ nguyên mới, các chuyên gia về giáo dục thống nhất quan điểm cho rằng, giáo dục sáng tạo là xu hướng tất yếu của hiện tại và tương lai.
Xóa bỏ nguy cơ bất bình đẳng trong giáo dục giữa đại dịch
Sự bất bình đẳng trong giáo dục có nguy cơ bùng phát thành một vấn đề lớn khi hiện có 1,5 triệu học sinh không thể tham gia lớp học trực tuyến do thiếu các thiết bị.
Kinh nghiệm giáo dục tại nhà kỹ thuật số ở Đức
Khi các quốc gia trên thế giới đang trải qua một số làn sóng lây nhiễm, bài viết này nhằm chia sẻ những kinh nghiệm và hiểu biết về giảng dạy tại nhà theo kỹ thuật số.
Quảng Ninh khởi động mùa du lịch hè với tín hiệu bội thu
Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đã mang lại bức tranh tươi sáng cho du lịch Quảng Ninh khi lượng khách đến các điểm tham quan tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái.
GDP Việt Nam 2025 hướng tới 500 tỷ USD, tăng trưởng trên 8%
Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, đưa quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.
Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân
Nghị quyết số 68 xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đặt mục tiêu có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045.
Rủi ro thuế quan đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào đà suy giảm
Không chỉ số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm đáng kể, ngành sản xuất Việt Nam còn chứng kiến niềm tin kinh doanh rơi về một trong những mức thấp nhất lịch sử.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Giá vàng hôm nay 6/5: Xoá lỗ tuần trước chỉ trong một ngày
Giá vàng ngày 6/5 tăng 3,5 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
FPT tăng tốc thâm nhập thị trường châu Âu
Trong 5 năm gần nhất, FPT đã liên tiếp thực hiện các thương vụ M&A tại nhiều khu vực với mục tiêu ghi danh vào nhóm các tập đoàn công nghệ hàng đầu.
Căn hộ hạng sang đưa Đất Xanh trở lại đường đua bất động sản 2025
The Privé – dự án căn hộ hạng sang quy mô hơn 3.000 căn – là “át chủ bài” giúp Đất Xanh Group tăng mạnh doanh thu và lợi nhuận trong những năm tới.
TTC AgriS lãi 215 tỷ đồng quý III, mở rộng nông nghiệp công nghệ cao
TTC AgriS đã hoàn thành 86% mục tiêu lợi nhuận trước thuế sau ba quý, đồng thời đề ra mục tiêu tiếp tục mở rộng nông nghiệp công nghệ cao.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
VPBank nhận khoản vay hợp vốn nước ngoài 1 tỷ USD hỗ trợ tài chính bền vững
Thương vụ của VPBank không chỉ ghi nhận là khoản vay hợp vốn nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay về mặt quy mô, mà đồng thời còn là một khoản vay quốc tế lớn nhất hỗ trợ cho mục tiêu thúc đẩy tài chính bền vững mà một ngân hàng Việt Nam từng triển khai.