Diễn đàn quản trị
Điểm chung của những doanh nghiệp được quản trị tốt nhất
Những doanh nghiệp được quản trị tốt nhất không chỉ có khả năng trụ vững trước sóng gió, nhanh chóng thích ứng với bối cảnh mới và nỗ lực phục hồi mà còn thể hiện rõ vai trò là thành viên tích cực của cộng đồng, vì sự phát triển của cộng đồng.

Theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam gần 50 năm nay, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận thấy một trong những điểm yếu lớn nhất của doanh nghiệp Việt là về hệ thống quản trị. Họ chưa thực sự hiểu hết các chuẩn mực và cách thức để đạt được các chuẩn mực trong quản trị.
Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp đang thực hiện rất tốt vấn đề này, nổi bật trong đó là các doanh nghiệp được chấm giải trong chương trình "Doanh nghiệp được quản trị tốt nhất Việt Nam". Đây là chương trình ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp tư nhân thông qua việc đánh giá thành công và thành tựu trên phương diện vận hành tổ chức.
Theo bà Lan, doanh nghiệp tư nhân ở bất cứ quốc gia nào cũng giữ vai trò là động lực quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Tất nhiên các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI cũng có những đóng góp lớn, nhưng đóng góp lớn trên tất cả các mảng lại chính là khu vực tư nhân.
Có những doanh nghiệp tư nhân dù quy mô tương đối nhỏ nhưng vẫn có thể làm được những việc tốt, làm được những việc rất táo bạo mà chưa chắc các doanh nghiệp lớn của những khu vực khác đã có thể đạt được một chuẩn mực quản trị như họ. Đây là điều càng khiến vị chuyên gia này tăng niềm tin ở khu vực tư nhân của Việt Nam.
So sánh các doanh nghiệp trên thị trường, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, có những thứ rất trừu tượng mà đôi khi rất khó để so sánh được nhưng lại là yếu tố mang tính động lực để doanh nghiệp tạo ra thành công và duy trì thành công, nổi bật trong đó là khía cạnh về quản trị.
“Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải rất năng động trước những yếu tố rất bất định như Covid-19, và còn rất nhiều yếu tố bất định khác trong hoạt động kinh doanh cũng như xu hướng kinh doanh”, ông Hiếu nói.
Đáng chú ý, bà Lan cho biết, các doanh nghiệp được chấm giải trong chương trình "Doanh nghiệp được quản trị tốt nhất Việt Nam" đã thể hiện rất rõ sự nhận thức về tầm quan trọng của sự tín nhiệm và đã dùng nhiều công cụ khác nhau để xây dựng uy tín càng ngày càng tốt hơn.
Vấn đề hàng đầu mà các doanh nghiệp thành công quan tâm đến để từ uy tín mà xây dựng thành thương hiệu cho riêng mình chính là tầm nhìn về chiến lược, từ đó phát triển các mảng liên quan như đổi mới sáng tạo, sự đề cao văn hóa doanh nghiệp, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng. Tất cả đi kèm theo những chiến thuật, cách làm và giải pháp cụ thể. Đồng thời, họ cũng xây dựng cả một đội ngũ đồng lòng với tầm nhìn chiến lược chung và cùng nhau thực hiện.
“Các doanh nghiệp hãy xây dựng uy tín của mình thật tốt từ trong nội bộ, đối với các đối tác, cũng như cả cộng đồng liên quan, tạo thành một văn hóa của doanh nghiệp. Từ đấy, thương hiệu sẽ được nâng cao”, bà Lan nói.
Ông Hiếu cũng cho rằng, việc xây dựng một đội ngũ doanh nghiệp có năng lực quản trị tốt, có năng lực cạnh tranh tốt sẽ giúp nâng cao khả năng hấp thụ các chính sách, nguồn lực. Chính phủ đã, đang và sẽ có nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó và hồi phục trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cả trong ngắn và dài hạn. Các chính sách, nhờ vậy, cũng trở nên hiệu quả hơn.
TS. Nguyễn Thu Hiền, Giám đốc chương trình MSM khoa Quản lý công nghiệp, trường đại học Bách khoa TP. HCM còn chỉ ra, các doanh nghiệp tham gia chương trình Doanh nghiệp được quản trị tốt nhất còn thể hiện sự khác biệt ở tư duy đổi mới sáng tạo và sự đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D).
Họ luôn luôn đặt R&D lên làm trọng tâm để cho họ đưa vào những ý tưởng sáng tạo mới, để từ đó giúp đổi mới sản phẩm và đổi mới được cả quá trình vận hành và phát triển doanh nghiệp, thông qua đó, nâng cao được năng lực cạnh tranh.
“Tinh thần đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp đã được doanh nghiệp nâng lên và đưa lên trong tầm nhìn, trong sứ mệnh mà họ đề ra cho quá trình phát triển. Tôi cho rằng đó là nhận thức rất mới mẻ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và họ đã làm được thành công, tạo ra được sự khác biệt của họ so với những doanh nghiệp khác”, bà Hiền nói.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, sự thành công của doanh nghiệp ngày nay không chỉ phụ thuộc vào năng lực tự thân của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự tương tác với cộng đồng và với các bên hữu quan. Việc xây dựng các sáng kiến cộng đồng và đưa các sáng kiến cộng đồng đó vào bức tranh phát triển của doanh nghiệp sẽ đòi hỏi doanh nghiệp định vị mình như một thành phần của cộng đồng.
“Chúng tôi nhìn thấy những doanh nghiệp có thế mạnh về nghiên cứu phát triển trong nông nghiệp, họ mạnh dạn đầu tư và phát triển xây dựng thành công chuỗi giá trị khép kín, từ đó đem lại lợi ích cho khách hàng, cho cộng đồng, nhưng đồng thời mang lại cơ hội phát triển cho người nông dân. Đó là một câu chuyện của việc họ định vị họ như là một thành phần của cộng đồng để họ xây dựng lên các giá trị và sáng kiến để phục vụ chính cộng đồng đó”, bà Hiền nói.
Bí quyết kinh doanh liêm chính và quản trị hiệu quả thời khủng hoảng
Phát triển mạng lưới thành viên hội đồng quản trị xuyên quốc gia
Việc thực hiện sáng kiến xây dựng mạng lưới Viện Thành viên hội đồng quản trị trong khu vực ASEAN là bước đi tiên phong của Viện Thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD) nhằm thúc đẩy việc thực thi các chuẩn mực và thông lệ quản trị công ty tốt tại các nước trong khu vực, mở rộng cơ hội hành nghề thành viên HĐQT xuyên quốc gia.
Xu hướng áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự
Trong bối cảnh Covid-19, công nghệ sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong quản trị nhân sự, giúp nối liền khoảng cách trong doanh nghiệp khi làm việc từ xa.
Nhân viên cũng cần được đào tạo về quản trị
Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Minh, Chủ tịch hội đồng tư vấn Viện Quản trị tinh gọn GKM, bên cạnh năng lực nghề nghiệp, năng lực quản trị cũng là yếu tố quan trọng cần được cải thiện cho mọi cấp độ nhân sự, từ lãnh đạo cho tới quản lý và đội ngũ công nhân viên.
Những bài học quản trị đắt giá của một cá mập Shark Tank Mỹ đời đầu
“Tôi đã mắc sai lầm khi còn là một doanh nhân trẻ. Cái tôi của tôi quá lớn, tôi đã nghĩ mình bất khả chiến bại”.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.