Bùng nổ bất động sản du lịch biển: Thách thức đan xen cơ hội
Không chỉ bùng nổ ở những địa danh du lịch nổi tiếng, bất động sản nghỉ dưỡng còn đang len lỏi vào bất cứ những khu vực nào có bãi biển đẹp.
Quản trị hoạt động đầu tư phù hợp các quy hoạch phát triển chung, vận hành và kinh doanh hiệu quả, khai thác tối đa lợi thế theo hướng phát triển bền vững đối với các dự án bất động sản du lịch biển ở Việt Nam, là những vấn đề đang nhận được quan tâm lớn của cộng đồng cùng các cơ quan quản lý, chuyên gia và nhà đầu tư.
Hôm nay, 04/08/2018, Diễn đàn bất động sản du lịch biển Việt Nam 2018 chính thức khai mạc tại phòng hội nghị, khách sạn Daewoo Hanoi.
11h10
Bắt đầu phiên Tọa đàm bàn tròn
10h55
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản- Bộ Xây dựng: "2 năm trở lại đây, bất động sản du lịch đang nổi lên là một lĩnh vực kinh doanh mới tại Việt Nam".
Ông Khởi đánh giá, bất động sản luôn là vấn đề nóng của nền kinh tế, không chỉ lĩnh vực nhà ở mà tất cả các lĩnh vực. Việc phát triển bất động sản sẽ là cơ hội cho các thị trường khác phát triển như thị trường lao động, du lịch, tài chính… Thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững thì kinh tế đất nước cũng sẽ phát triển khởi sắc và bền vững.
Trong thời gian qua, thị trường bất động sản phát triển rất nhanh. Tính tới cuối năm 2017 có gần 4.500 dự án nhà ở tại các địa phương, đặc biệt là tại các đô thị phát triển, với khoảng 108 nghìn ha đất, tổng diện tích nhà ở theo quy hoạch hoảng 493 triệu m2.
Trong đó, bất động sản nghỉ dưỡng ngày càng có chỗ đứng riêng. Trước đây nói tới thị trường bất động sản, gần như chúng ta chỉ nói tới thị trường nhà ở là chính. Nói về giao dịch, tồn kho, nợ xấu bất động sản, chủ yếu là trong lĩnh vực nhà ở. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, vấn đề bất động sản du lịch đã nổi lên rất nhanh.
Bất động sản du lịch không chỉ phát triển ở 28 tỉnh thành có biển, mà còn rất nhiều tỉnh thành khác không có biển. Đó không chỉ mô hình kinh doanh khách sạn, mà còn nhiều loại hình kết hợp khác nữa, chẳng hạn như condotel, shophouse, resort…
Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, theo thẩm quyền được phân giao lên bộ xây dựng thẩm định, thiết kế, từ 2015 đến nay, Bộ Xây dựng đã thẩm định sơ bộ 25.000 căn condotel, officetel. Chưa kể hàng chục nghìn căn do địa phương thẩm định. Tập trung vào Hà Nội, TP.HCM, các tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang...
Nguồn cung về bất động sản du lịch, ngoài khách sạn bình thường còn nổi lên là một lĩnh vực kinh doanh rất mới tại Việt Nam, không chỉ dành cho nhà kinh doanh chuyên nghiệp mà cả các nhà đầu tư.
Quy hoạch đến năm 2020, du lịch phấn đấu thu hút 58 triệu lượt khách du lịch, nói như vậy để thấy rằng, cơ hội để tham gia vào du lịch biển đang còn là một tiềm năng.
10h45
Ông Lee Pearce, Tổng quản lý Novotel Phu Quoc Resort, đại diện Tập đoàn Accor Hotels chia sẻ về xu hướng thay đổi gần đây của thị trường du lịch toàn cầu.
Về điểm đến, đã và đang thay đổi xu thế lựa chọn lựa đến. Thay vì đến những điểm đến thành danh và thu hút nhiều du khách, ngày càng nhiều người hướng đến thị trường ngách.
Ví dụ như tại Barcelona, khi lượng du khách ngày càng đông, nhiều người hướng đến những địa điểm khác của Tây Ban Nha như Seville and Valencia với ít du khách hơn mà vẫn mang lại giá trị văn hóa tương tự. Điều này có thể đặt ra mục tiêu phát triển cho du lịch Việt Nam.
Du lịch ẩm thực ngày càng được quan tâm. Nhiều du khách lựa chọn du lịch và quan tâm nhiều hơn đến ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực địa phương do chính người dân thực hiện. Đây là yếu tố giúp Nhật Bản thu hút ngày càng nhiều du khách.
Ông Lee Pearce nhấn mạnh: “Nền ẩm thực độc đáo hoàn toàn có thể là thành tố thu hút nhiều khách hơn”.
Đối với hệ thống khách sạn, ngày càng nhiều khách sạn tập trung vào việc tạo ra không gian công cộng thay vì mở rộng quy mô của các phòng riêng lẻ nhằm tạo ra sự sinh hoạt chung, kết nối mọi người với nhau.
Xu thế nâng cao công nghệ cũng như du lịch đa thế hệ - một xu thế rất mới. Những năm trước, việc du lịch cá nhân chiếm thế thượng phòng nhưng hiện nay, mọi người trong một gia đình hoặc trong nhiều thế hệ sẽ cùng tham gia.
Ông Lee Pearce cho rằng, việc phát triển du lịch trong thời gian tới cần quan tâm đến vấn đề này và tạo nên lựa chọn ra khách hàng.
Du lịch có ý thức, du lịch bền vững, trong đó du khách quan tâm đến vấn đề môi trường, mua sản có tính chất hữu cơ và tham gia các tour du lịch thân thiện với sinh thái.
10h30
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp caoCBRE Việt Nam trình bày tham luận Toàn cảnh thị trường bất động sản du lịch biển Việt Nam.
Hiện tại, thị trường có tổng nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng lưu trú lớn nhất là Nha Trang. Mặc dù sinh sau đẻ muộn so với Đà Nẵng nhưng thị trường này đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và vượt xa sự tưởng tượng trong 3 năm qua. Tổng nguồn cung lưu trú tại Nha Trang là gần 25 ngàn căn; trong đó có khoảng ½ số căn đang được xây dựng, và dự kiến đến năm 2020, tất cả các dự án này sẽ được hoàn thiện.
Nha Trang cũng được dự báo là thị trường du lịch biển có nguồn cung dồi dào nhất trong 2 năm tới, tiếp sau đó là Đà Nẵng, Hạ Long và Phú Quốc. Hiện nay, Nha Trang và Đà Nẵng là hai thị trường tiên phong trong phát triển khách sạn trung và cao cấp.
Mặc dù có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, tuy nhiên so với các thị trường lân cận, 4 địa phương này vẫn còn cách khá xa. Lấy dẫn chứng từ Phuket (Thái Lan) tổng lưu trú tích luỹ hiện nay ở khoảng 98.000 căn bao gồm 80.000 phòng khách sạn 4-5 sao. Một thị trường phát triển mạnh hơn thế nữa là Pattaya (Thái Lan) với tổng lưu trú tích luỹ là 1.030 ngàn phòng.
Nhìn nhận ở góc độ tích cực, bà Dung cho rằng đây sẽ là tiềm năng rất lớn đề bất động sản du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển thị trường.
Về kết quả kinh doanh, sự tăng trưởng khách du lịch quốc tế của Việt Nam gây ấn tượng với gần 13 triệu lượt khách quốc tế trong năm ngoái. Đặc biệt, Nha trang tăng 66%; dẫn đến công suất phòng khối khách sạn 4-5 sao rất cao, ở mức trung bình khoảng 60-70%.
Giá phòng các thị trường này khá tương đồng, tầm 180 USD/ đêm, trừ Nha Trang có mức giá thấp hơn do có nguồn cung quá nhiều.
Với các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng gồm căn hộ bán và khách sạn, trừ thị trường nha Trang, tỷ lệ tiêu thụ gần như 100%; Nha Trang có tới hơn 12.000 căn hộ nghỉ dưỡng dược đưa ra thị trường trong 3 năm nên tỷ lệ hấp thụ 80%-85%. Tuy nhiên đại diện CBRE đánh giá đây vẫn là một tỷ lệ hấp thụ khả quan.
Một xu hướng nổi trội để thúc đẩy tỷ lệ hấp thụ của thị trường được đại diện CBRE đưa ra là sự phát triển các dự án mang tính tích hợp; theo đó, các khu phức hợp nghỉ dưỡng có xu hướng đưa vào các hạng mục vui chơi giải trích, bán lẻ quy mô nhỏ, vừa; đặc biệt các dự án cách không quá gần khu trung tâm.
09h45
Ông Michael Piro, Giám đốc điều hành Indochina Capital Corporation, tham luận về chủ đề "Du lịch Việt Nam cất cánh mở ra cơ hội đầu tư bất động sản du lịch biển".
Sự phát triển của du lịch Việt Nam rất mạnh mẽ với 12,9 triệu du khách quốc tế trong năm 2017, tăng 29% so với năm trước, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 14% trong giai đoạn 5 năm. Khách du lịch nội địa đạt 73,2 triệu lượt trong năm 2017, tăng 18% so với năm trước với CAGR là 16% trong giai đoạn 5 năm.
So với khu vực, tỷ lệ CAGR khách quốc tế trong giai đoạn 5 năm ngang bằng với Thái Lan, nước có chỉ số cao nhất ở Đông Nam Á trong cùng giai đoạn. Trong số khách quốc tế, các thị trường lớn bao gồm Trung Quốc chiếm 30%, Hàn Quốc 15%, Nhật Bản 7%, Đài Loan, Mỹ, Malaysia và Nga là 4-5%.
Tăng trưởng vận chuyển hành khách hàng không Việt Nam cao nhất trong khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ CAGR 17,4% trong giai đoạn 5 năm cũng được xem là một động lực quan trọng;
"Trước đây, đi Đà Nẵng cuối tuần chỉ cần đặt vào sáng Thứ Sáu, nhưng nay phải đặt trước 1-2 tuần vì số lượng nhu cầu tăng lên. Đặc biệt, khách du lịch Hàn Quốc đang tăng trưởng với mức độ nhanh nhất là 56% so với năm trước, theo sau là Trung Quốc với tăng trưởng 49%", ông Michael Piro nói. "Chúng ta hay nói nhiều đến du khách quốc tế nhưng tăng trưởng nội địa lại tăng gấp 2 lần; từ 2013-2017 có sự tăng trưởng mạnh mẽ".
Ông Michael Piro cũng chỉ ra nhiều yếu tố thúc đẩy tăng trưởng du lịch. Đó là việc dành 5,7% GDP được dành cho phát triển cở sở hạ tầng trong năm 2017. Con số này đang lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, hơn cả Ấn Độ - quốc gia được đánh giá đã chú trọng tới việc cải thiện cơ sở hạ tầng.
Tại Việt Nam, Vân Đồn, Phú Quốc là 2 thị trường tiêu biểu được kết nối trực tiếp với những tuyến đường cao cấp trọng điểm của quốc gia, điều này khiến 2 khu vực này tạo nên nhiều ưu điểm trong mắt du khách, từ đó, đóng góp cho sự phát triển tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
09h15
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thuyết trình về tình hình phát triển thị trường bất động sản nói chung và bất động sản du lịch biển nói riêng tại Việt Nam – Những vấn đề đặt ra về chính sách, đầu tư và vận hành.
"Mô hình condotel chờ Nhà nước hoàn thiện quy định, hướng dẫn", Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đánh giá, không có mô hình huy động vốn như condotel thì Việt Nam không thể có các công trình nghỉ dưỡng lớn như thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư đều đang chờ Chính phủ ban hành những quy định, hướng dẫn cụ thể hơn để được đảm bảo quyền lợi khi tham gia vào mô hình này.
Theo ông Hà, với lợi thế bờ biển dài, an ninh tốt, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam rất thuận lợi để phát triển. Nhiều dự án cao cấp được xây dựng dọc theo đất nước, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.
Trong đó, ‘time share’, mà điển hình là mô hình condotel đã hút đầu tư mạnh trong thời gian qua, giúp tạo ra những khu du lịch, nghĩ dưỡng cao cấp, đồng bộ tại các thành phố biển nổi tiếng như Đà Nẵng, Nha Trang hay Phú Quốc.
Ước tính năm 2017, có 12.500 sản phẩm bất động sản du lịch như condotel, biệt thự nghỉ dưỡng tiến hành giao dịch. Sang năm 2018, các giao dịch tập trung sang các điểm sáng như Quy Nhơn, Quảng Bình, Vân Đồn, Bắc Vân Phong…
08h45
TS. Hàn Mạnh Tiến – Chủ tịch Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, thay mặt Ban tổ chức phát biểu khai mạc Diễn đàn.
TS. Hàn Mạnh Tiến đặt vấn đề: Làm thế nào để quản lý, khai thác vận hành dự án bất động sản du lịch một cách có hiệu quả, giúp mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư; Nâng cao chất lượng và đa dạng dịch vụ chất lượng cao của các sản phẩm bất động sản du lịch biển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của du khách…
Ở tầm vĩ mô là các vấn đề về vai trò, tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với tăng trưởng kinh tế, chiến lược phát triển du lịch của từng địa phương; cùng với đó là việc quy hoạch các vùng phát triển bất động sản du lịch và định hướng thu hút đầu tư, đã và đang được đặt ra để giải quyết.
Để có cái nhìn rõ hơn về thực trạng cũng như những cơ hội đầu tư trên thị trường bất động sản du lịch biển, góp phần có ý nghĩa vào quá trình quy hoạch, đầu tư, quản lý, khai thác hiệu quả và phát triển bền vững các dự án bất động sản du lịch biển nói riêng và lĩnh vực bất động sản du lịch nói chung, báo TheLEADER, cơ quan báo chí của Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức Diễn đàn bất động sản du lịch biển Việt Nam 2018 với chủ đề: “Quản trị đầu tư và kinh doanh hiệu quả”.
Không chỉ bùng nổ ở những địa danh du lịch nổi tiếng, bất động sản nghỉ dưỡng còn đang len lỏi vào bất cứ những khu vực nào có bãi biển đẹp.
Tăng trưởng du lịch biển đang mở ra cơ hội đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng.
Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan lần thứ 11 trong Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam vào ngày 11/12/2024.
GSM công bố chính sách đặc biệt cho các tài xế tham gia Xanh SM Platform gồm sở hữu ngay xe VinFast để tự vận doanh chỉ với 46 triệu đồng và nhận chia sẻ doanh số lên tới 85% từ hệ thống.
TTC AgriS dự kiến tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường vào cuối tháng 1/2025 tại trụ sở ở Tây Ninh.
Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) dịp cuối năm, SeABank triển khai những chính sách cụ thể như gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt.
Parc Hà Nội là dự án văn phòng cho thuê đầu tiên của Indochina Kajima trong kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam.
Các điều kiện bổ sung là để đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành, hạn chế các rủi ro cho công chúng đầu tư...
Với gần 20 nghìn tỷ đồng vốn điều lệ, TCBS đã trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất ngành; và vẫn đang muốn tăng vốn tiếp.