Diễn đàn kinh tế thế giới: "Việt Nam chưa sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0"

Linh Lan Thứ năm, 01/03/2018 - 14:22

Việt Nam chỉ đạt 4,9 trên thang điểm 10 về mức độ sẵn sàng với cách mạng 4.0.

Với 52 triệu người đang sử dụng Internet, đứng thứ 5 châu Á - Thái Bình Dương và 55% dân số sử dụng điện thoại thông minh, Việt Nam được cho là có một nền tảng vững chắc trong việc nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế xã hội từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Tuy nhiên, trong một báo cáo gần đây của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) mang tên "Sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai", Việt Nam nằm trong nhóm các nước chưa có sự sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mặc dù mang đến những sự đột phá không thể phủ nhận, nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho tương lai của nền sản xuất.

Các công nghệ mới như Internet of Things, trí tuệ nhân tạo, thiết bị đeo tay, blockchain và robot đang thúc đẩy sự phát triển của các kỹ thuật sản xuất mới. Theo đó, mô hình kinh doanh và các chuỗi giá trị cơ bản sẽ biến đổi hoàn toàn nền sản xuất toàn cầu.

Báo cáo của WEF đưa ra đo lường về các yếu tố và điều kiện cần thiết để chuyển đổi hệ thống sản xuất và đánh giá sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai của 100 quốc gia trên thế giới. Theo đó, chỉ một số ít quốc gia hưởng lợi và vượt trội từ sự phát triển này. 

Theo báo cáo này, hệ thống sản xuất trên toàn cầu sẽ phải biến đổi để thích ứng, đáp ứng với những thách thức trong tương lai, và các nước trên thế giới sẽ phân cực: chỉ có 25 nước sẽ hưởng lợi từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 

25 quốc gia trên chủ yếu đến từ các khu vực châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Á, sở hữu hơn 75% giá trị sản xuất toàn cầu và tiếp tục có khả năng tăng trưởng thị phần trong tương lai. 

Hơn nữa, khoảng 70% doanh thu của thị trường robot rơi vào các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Hoa Kỳ, trong đó, Đức, Nhật Bản và Hoa Kỳ chiếm vị trí thống trị trong việc sản xuất ra những robot có giá trị cao, còn hơn 90% các quốc gia ở các khu vực Mỹ La tinh, Trung Đông, Châu Phi, châu Á (trong đó có Việt Nam) được xếp vào hạng còn non kém. 

Các yếu tố về đổi mới sáng tạo công nghệ và giáo dục - chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam đều đang ở mức thấp. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 90/100 về Công nghệ và Đổi mới (Technology & Innovation); xếp thứ 92/100 về Công nghệ nền (Technology Platform); xếp thứ 77/100 về Năng lực sáng tạo; xếp hạng 70/100 về Nguồn lực con người. Tổng cộng, Việt Nam chỉ đạt 4,9 trên thang điểm 10 về mức độ sẵn sàng với cách mạng 4.0.

Tuy nhiên, trên thực tế, công nghệ 4.0 lại là vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Ai ai cũng có thể nói về cách mạng 4.0, cũng có vẻ am hiểu những thuật ngữ mới như IoT, big data, điện toán đám mây hay blockchain. Các hội thảo, bàn tròn về cách mạng 4.0 được tổ chức khắp nơi. Việt Nam dường như hiểu rất rõ tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng này. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng khẳng định tại hội thảo SMART INDUSTRY WORLD 2017, rằng: "Cách mạng công nghệ 4.0 là cơ hội để thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộc. Tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng này là yếu tố then chốt, quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".

Bên cạnh việc nhận thức được tầm quan trọng của CM 4.0, Việt Nam cũng nhận diện được những thách thức mà cuộc cách mạng này mang đến như các vấn đề về an ninh mạng, năng lượng, chuỗi giá trị và đặc biệt là nguồn nhân lực. Nhưng dường như để bắt kịp chuyến tàu này, Việt Nam cần phải bắt tay vào hành động một cách quyết liệt hơn.

'Cần ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý nhà nước để giảm tiêu cực, lợi ích nhóm'

'Cần ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý nhà nước để giảm tiêu cực, lợi ích nhóm'

Leader talk -  6 năm

Các chính sách nhà nước phải công khai minh bạch và công bằng cho tất cả các thành phần kinh tế, cần ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý nhà nước để giảm thiểu tiêu cực, lợi ích nhóm, giảm thiểu các “doanh nghiệp quan hệ”, Chủ tịch Công ty May Sơn Việt Hà Xuân Anh chia sẻ với TheLEADER.

GS.TS Nguyễn Đức Khương: ‘Công nghệ và tri thức là mấu chốt của nền kinh tế 4.0'

GS.TS Nguyễn Đức Khương: ‘Công nghệ và tri thức là mấu chốt của nền kinh tế 4.0'

Leader talk -  6 năm

Theo ông Nguyễn Đức Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, công nghệ và tri thức là điểm mấu chốt trong cuộc cách mạnh công nghệ lần thứ tư, giúp nhiều doanh nghiệp mới đạt được tốc độ phát triển nhanh trong thời gian ngắn và trở thành những người khổng lồ.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  7 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  8 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  10 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  11 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  13 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  13 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".