Tiêu điểm
Điện thoại Việt tham vọng chinh phục thị trường nước ngoài
Mobiistar, Vsmart lần lượt tiến ra thị trường nước ngoài để tìm kiếm cơ hội khi 3/4 thị phần điện thoại thông minh trong nước đã nằm trong tay các tên tuổi lớn như Samsung, OPPO và Apple
Chính thức tham gia thị trường di động Việt Nam vào tháng 12/2018, VinSmart - một thành viên thuộc Tập đoàn Vingroup đã ngay lập tức tung ra 4 mẫu smartphone tầm trung mang thương hiệu Vsmart có mức giá từ 2,5 triệu đến dưới 6 triệu đồng.
Chỉ mất 6 tháng sau, Vsmart đã nắm trong tay khoảng 2% thị phần di dộng tại Việt Nam, theo số liệu mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Gfk. Mặc dù Vsmart xếp sau một loạt các thương hiệu điện thoại Trung Quốc như: Xiaomi (3,8%), Realme (2,45%), Vivo (2,3%)... nhưng khoảng cách là không quá xa.
Đáng chú ý, vị trí của Vsmart trước đây vốn thuộc về một thương hiệu điện thoại Việt khác là Mobiistar, sau khi thị phần của thương hiệu này giảm dần từ 3% xuống 2% trong 4 tháng đầu năm 2019, theo Gfk.
Tốc độ chiếm lĩnh thị phần của điện thoại Vsmart có thể nói là đã khiến các đối thủ phải "chóng mặt". Kể từ ngày ra mắt, thương hiệu này chỉ mất 6 tháng để làm được điều mà những hãng điện thoại như Mobiistar phải mất tới 10 năm.
Và dường như, tốc độ này vẫn chưa làm hài lòng ban lãnh đạo VinSmart, khi mới đây công ty lại tiếp tục động thổ nhà máy điện thoại thứ 2 tại KCN Hòa Lạc, quy mô 15,2 ha.
Theo đó, giai đoạn 1 của nhà máy dự kiến sẽ hoàn thiện vào ngày 15/8/2019, có công suất 23 triệu máy/năm. Tháng 10/2019 giai đoạn 2 của nhà máy sẽ hoàn thành với công suất 34 triệu máy/năm. Đầu năm 2020, nhà máy sẽ đạt công suất cao nhất 125 triệu máy khi chính thức hoàn thiện.
Tạm so sánh, quy mô sản xuất điện thoại của VinSmart khi hoàn thiện bằng một phần ba so với công suất hiện nay của nhà máy Samsung đặt tại Việt Nam (khoảng 300 triệu máy) và gấp gần 10 lần nhà máy của LG đặt tại Hải Phòng (khoảng 11 triệu máy).
Với quy mô này, điện thoại Vsmart sẽ không chỉ phục vụ các khách hàng ở Việt Nam, khi mỗi năm người tiêu dùng trong nước chỉ tiêu thụ khoảng 12 triệu smartphone.
Tháng 3 vừa qua, thương hiệu Vsmart đã chính thức xuất hiện tại Tây Ban Nha. Tới tháng 5/2019, Tập đoàn Vingroup tuyên bố đưa sản phẩm của mình ra thị trường châu Á mà mở đầu là Myanmar. Dự kiến, những thị trường tiếp theo sẽ là Ấn Độ, Thái Lan, Lào và Campuchia.
Việc VinSmart "đem chuông đi đánh xứ người" khá giống với cách mà Mobiistar từng tiếp cận thị trường Ấn Độ trước đây. Ông Ngô Nguyên Kha - CEO Mobiistar từng chia sẻ, có 2 lý do khiến thương hiệu này tính đến chuyện bán điện thoại Việt tới các thị trường ngoài Việt Nam.
Thứ nhất, sức tiêu thụ smartphone ở thị trường Việt Nam đang giảm nhiệt. Tính riêng Q1/2019, doanh thu thị trường di động trong nước giảm khoảng 7%, theo Gfk. Chưa kể, sân chơi vốn đã chật chội nay có thêm nhiều tên tuổi mới tham gia, việc cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt.
Thứ hai, các thị trường di động ngoài Việt Nam khá hấp dẫn về mặt số liệu, dư địa cho các sản phẩm tầm trung còn khá nhiều. Ông Kha cho rằng, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể trụ vững ở nước ngoài, nếu giải được bài toán sản phẩm tốt, giá cả phải chăng.
Thời gian qua, Mobiistar tập trung khá nhiều cho thị trường Ấn Độ. Tuy nhiên, ông Ngô Nguyên Kha khẳng định, Mobiistar sẽ không bỏ rơi sân nhà Việt Nam. Công ty hiện này vẫn đang kinh doanh 2 dòng sản phẩm chính là loạt feature phone có mức giá dưới 500.000 ngàn đồng, và dòng smartphone giá rẻ trong tầm giá 3 triệu đồng
Tất nhiên, việc dồn sức cho thị trường Ấn Độ đã khiến Mobiistar hao hụt thị phần nắm giữ trong nước. Điều này giải thích tại sao, vị trí của Mobiistar trên bảng xếp hạng được hoán đổi với thương hiệu Vsmart.
Trong khi đó, Asanzo - một nhà sản xuất TV của Việt Nam cũng chi 200 tỷ đồng để chinh phục thị trường điện thoại giá rẻ. Trong 2 năm, công ty trình làng 5 mẫu smartphone, lần gần đây nhất là 1 mẫu smartphone có giá 1,8 triệu đồng vào tháng 1/2019.
Năm 2017, Asanzo công bố sản xuất tổng cộng 12.000 chiếc smartphone và lên kế hoạch sản xuất khoảng 600.000 chiếc trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các mẫu điện thoại của Asanzo đều đã ngừng kinh doanh, hoặc rất khó để tìm được địa chỉ mua hàng.
Trước đó, Asanzo từng tính đến chuyện gọi vốn 500 tỷ đồng để nâng cao năng suất. Thế nhưng, kế hoạch mở rộng mảng smartphone của công ty vẫn chưa có kết quả. Nhiều khả năng, Asanzo sẽ phải tiếp tục chờ thời, nhất là khi thị trường di động trong nước không còn thuận lợi như trước.
Một tên tuổi khác là BKAV với 3 thế hệ điện thoại Bphone đã được ra mắt. Đến nay, số lượng máy Bphone được BKAV bán ra vẫn luôn là ẩn số. Cộng thêm với việc một số nhà bán lẻ vừa dừng bán Bphone 3 từ tháng này, cũng rất khó để kì vọng BKAV tạo nên một cú hích trên thị trường di động Việt Nam.
Báo Ấn Độ: Điện thoại Mobiistar đã được bán cho đúng người, đúng thời điểm
Bỏ xa Apple, Huawei thành á quân trên thị trường điện thoại thông minh
Huawei đã có cú bứt phá đáng kể trong quý I, đánh bại Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh đứng thứ hai thế giới về thị phần.
LG chuyển sản xuất điện thoại thông minh từ Hàn Quốc sang Việt Nam
LG Electronics có kế hoạch dừng dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh tại Hàn Quốc, chuyển sang Việt Nam trong nỗ lực cắt giảm chi phí hoạt động kinh doanh.
CEO Mobiistar và chiến lược đưa điện thoại Việt 'đi thật xa để trở về'
Ông Ngô Nguyên Kha - CEO Mobiistar khẳng định 2018 là một năm đáng nhớ, khi thương hiệu điện thoại Việt Nam này tiến quân sang Ấn Độ, nhưng đi cùng với đó là những khó khăn.
Điều gì khiến OPPO Việt Nam bán điện thoại đắt ngang Samsung, Apple?
Vốn làm chủ phân khúc điện thoại 7-10 triệu đồng, nhưng mới đây OPPO đã bán ra chiếc Find X có mức giá lên tới 21 triệu, sánh nganh với nhiều dòng sản phẩm danh tiếng hiện có trên thị trường.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực